Tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào luật sư, em muốn nhờ luật sư giải đáp giúp em như sau: Công ty em là công ty TNHH hoạt động lĩnh vực thương mại. Hiện tại có hai người nước ngoài làm quản lý, hai người này cùng đầu tư vào công ty. Hiện tại công ty đang thuê 1 nhà dân làm văn phòng công ty và hai ông ở luôn tại đó. Câu hỏi 1, công ty em hiện tại mới trả lương cho 1 ông Giám đốc,

còn ông kia chưa có có ảnh hưởng gì không? Câu hỏi 2, ông giám đốc đang có mức lương như sau: Cơ bản: 45.600.000; Trang phục: 400.000; Điện thoại: 4.000.000; Tiền thuê nhà cả công ty là 17.000.000. Vậy mức tiền thuê nhà chịu thuế em lấy là 10.000.000 trên phần diện tích ông ý ở. Vậy em làm như vậy đúng hay sai: Em tính mức TNCN ông ý phải nộp là: 6,532,500 ?

Luật sư giúp đỡ em trả lời với ạ. Em cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của

>> 

Tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài ?

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

2. :

Ở đây chúng tôi sẽ đặt Ông Giám đốc 1 là A – là người có thu nhập, có tính  thuế, ông Giám đốc 2 là B – là người không có thu nhập, không tính thuế.

Câu hỏi 1: 

Nếu trong hợp đồng công ty bạn ký với Giám đốc B có quy định về vấn đề trả lương thì bên bạn phải thực hiện đúng theo hợp đồng. Nếu bên bạn không thực hiện thì có thể bên bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 10 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, cụ thể:

“…3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với , trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên…”

Câu hỏi 2:

Bạn không nói rõ ông Giám đốc A này là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú do vậy chúng tôi chưa thể trao đổi chính xác với bạn được.

– Nếu ông Giám đốc A là cá nhân không cư trú, theo quy định của Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì của người đó được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công X 20%.

– Nếu ông Giám đốc A là cá nhân cư trú, theo quy định của Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân của người đó được xác định theo biểu lũy tiến từng phần.

Theo quy định của Tiết đ.4 Điểm d Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khoản điện thoại, trang phục của người lao động cao hơn mức quy định hiện hành mới là khoản thu nhập chịu thuế, cụ thể:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:..”

Mà Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định phần chi trang phục cho người lao động không được vượt quá 05 triệu đồng/người/năm, cụ thể:

“…2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính…”

Do đó, có thể xác nhận phần chi trang phục của công ty bạn cho giám đốc 400.000 là thu nhập không chịu thuế.

Phụ cấp điện thoại nếu bên bạn có quy định là 4.000.000 thì toàn bộ phần chi điện thoại không được tính vào thu nhập chịu thuế, cụ thể Công văn 1166/TCT-TNCN quy định:

“- Về Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: Trường hợp Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì lương cơ bản của ông Giám đốc A là: 45.600.000 đồng; Trang phục: 400.000 đồng; Điện thoại: 4.000.000 đồng; Tiền thuê nhà cả công ty là 17.000.000 đồng.

=> Tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 45.600.000 đồng 

Tiền thuê nhà = 15% x 45.600.000 = 6.840.000 đồng

Số tiền thuê nhà công ty trả thay tính vào thu nhập chịu thuế là: 6.840.000 đồng

Số tiền thuê nhà công ty trả thay không tính vào thu nhập chịu thuế là: 17.000.000 – 6.840.000 = 10.160.000 đồng

=> Tổng thu nhập chịu thuế ( bao gồm tiền thuê nhà) = 45.600.000 + 6.840.000 = 52.440.000 đồng

3. Bài viết tham khảo thêm:
>>

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài ?​ . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *