Đăng ký khai sinh quá hạn phải thực hiện như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đăng ký khai sinh muộn luôn là vấn đề được quan tâm bởi các cha, mẹ, người thân thích của trẻ mới sinh vì nhiều lý do khác nhau nên chậm trễ trong quá trình đi đăng ký khai sinh. Và thủ tục đăng ký khai sinh đôi khi lại gây nhiều trở ngại đối với bố mẹ.

tư vấn và giải đáp các vướng mắc pháp lý có liên quan đến việc đăng ký khai sinh quá hạn thông qua một số vấn đề sau:

1. Trình tự thực hiện Đăng ký khai sinh quá hạn

Khi trẻ em sinh ra mà không được đăng ký khai sinh theo đúng thời gian quy định thì phải thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn.

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh điền tờ khai (hoặc tự viết theo mẫu); chuẩn bị hồ sơ; nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định thì viết phiếu hẹn trả kết quả cho công dân.

+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu, không hợp lệ cần bổ sung thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm viết giấy hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp việc thực hiện thuộc thẩm quyền của cơ quan khác, cán bộ một cửa hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận một cửa chuyển hồ sơ tới bộ phận chuyên môn xử lý theo quy định.

Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa, bộ phận chuyên môn xử lý, trả kết quả theo đúng thời gian quy định.

Trường hợp cần xác minh hoặc cần bổ sung hồ sơ, bộ phận chuyên môn thông tin tới bộ phận một cửa để kịp thời thông báo cho công dân hoặc hẹn lại thời gian trả kết quả (nếu cần).

Bước 5: Sau khi nhận kết quả từ bộ phận chuyên môn, bộ phận vào sổ và trả kết quả cho công dân theo phiếu hẹn.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

2.1. Đối với trẻ sơ sinh

Giấy tờ phải nộp:

– Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu).

– Giấy chứng sinh.

+ Trường hợp trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.

+ Trường hợp trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, không có người làm chứng thì người đi khai sinh làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật.

– Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ).

– Hoặc Giấy khai sinh; giấy chứng nhận kết hôn (trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) của người yêu cầu đăng ký hộ tịch;

– Trong trường hợp, hai vợ chồng chưa thì người cha có thể làm xác nhận quan hệ cha – con để đăng ký khai sinh. Người cha cần cung cấp các giấy tờ và tài liệu chứng minh quan hệ cha con với người được nhận làm con như: Kết quả xét nghiệm ADN, hình ảnh, thư từ, giấy cam đoan của cha và mẹ về việc đây là con chung của hai người, văn bản xác nhận của người thân thích trong gia đình của cha/ mẹ của trẻ.

Giấy tờ phải xuất trình:

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch của người mẹ hoặc người cha và người được ủy quyền (nếu trong trường hợp ủy quyền).

– Sổ hộ khẩu; của người mẹ (hoặc người cha).

– Giấy chứng nhận kết hôn của bố và mẹ trẻ em được đăng ký khai sinh.

2.2. Đối với người đã thành niên/trẻ em đã lớn không còn giấy chứng sinh

Giấy tờ phải nộp:

– Tờ khai đăng ký khai sinh;

– Giấy chứng sinh được thay thế bằng các giấy tờ cá nhân như: Chứng minh nhân dân/ Hộ khẩu/Học bạ/Bằng tốt nghiệp/Lý lịch cán bộ/ Lý lịch đảng mà trong đó các giấy tờ có sự thống nhất về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh..

Chú ý:

+ Trường hợp cá nhân không có các giấy tờ nêu trên, có thể cho công dân viết cam đoan về lời khai đồng thời có trách nhiệm về cam đoan của bản thân mình.

+ Các giấy tờ nêu trên công dân có thể nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản có chứng thực.

– Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác, phải bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định pháp luật).

– Hoặc Giấy khai sinh; giấy chứng nhận kết hôn (trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) của người yêu cầu đăng ký hộ tịch

Giấy tờ phải xuất trình:

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch (của người được ủy quyền – nếu trong trường hợp ủy quyền).

– Giấy chứng nhận kết hôn của bố và mẹ (nếu có).

Số lượng: 01 bộ

3. Cách thức thực hiện

Cách 1: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú.

Cách 2: Trường hợp người có yêu cầu không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch nộp hồ sơ thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay.

Chú ý:

– Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ;

– Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ.

4. Xử phạt đối với hành vi đăng ký khai sinh muộn

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 của thì trẻ em sinh ra, trong thời hạn 60 ngày, cha, mẹ, người thân thích của trẻ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Trong trường hợp không đăng ký khai sinh đúng hạn, căn cứ khoản 1 Điều 27 quy định trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt hành chính với mức phạt là Cảnh cáo.

Để được giải đáp các vướng mắc pháp lý quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *