Thủ tục đăng ký kinh doanh và các khoản thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật mới nhất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư. em muốn mở cửa hàng kinh doanh nhôm và phụ kiện nhôm theo hình thức doanh nghiệp tư nhân mà không biết phải làm thế nào nhờ luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh và phải đóng những loại thuế gì,Xin cảm ơn luật sư nhiều.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Nội dung tư vấn:

Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: 

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ , thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Thủ tục đăng ký kinh doanh: 

 Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:

             + Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

              + Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Chủ doanh nghiệp/Giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

* Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh

   + Thời gian từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần: Sáng từ 7 giờ 30 phút  đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Thứ Bảy: Sáng từ 7 giờ 30 phút  đến 11 giờ 30 phút.

   + Lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.

* Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. 

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 

* Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ  hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện.

 => Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh, Mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế sau: 

1. Thuế môn bài: 

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải cho nhà nước. Cụ thể mức thuế sẽ căn cứ theo số vốn doanh nghiệp đăng ký:

BẬC THUẾ MÔN BÀI

VỐN CÔNG TY ĐĂNG KÝ

TIỀN THUẾ MÔN BÀI DOANH NGHIỆP NỘP CHO CẢ NĂM

1

Trên 10 tỷ

3.000.000

2

Dưới 10 tỷ

2.000.000

3

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh,..

1.000.000

2. Thuế giá trị gia tăng ( Thuế GTGT):

Thuế Giá trị gia tăng là loại thuế: tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Tùy từng đối tượng ngành, nghề mức có sự khác nhau. Căn cứ Luật thuế Giá Trị Gia Tăng 2008: Mức thuế xuất có thể là: 0%, 5% hoặc 10%.

Có 2 loại phương pháp tính thuế:

  • Phương pháp tính thuế trực tiếp:Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó 
  • Phương pháp tính thuế khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiêp (Thuế TNDN) là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản . Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp Thuế TNDN.

Thuế TNDN phải nộp =  Doanh thu * Thuế suất

Thuế suất: Căn cứ theo ngành, nghề, loại hình doanh nghiệp hoặc mục đích kinh doanh, dự án,… thường là 20 – 25% doanh thu, tuy nhiên có những doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì mức thuế đó có thể thấp hơn. (ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng 10%).

4. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN):

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Bậc thuế TNCN

Thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

60 trở xuống

5 trở xuống

5

2

Trên 60 -> 120

Trên 5 ->  10

10

3

Trên 120 ->  216

Trên 10 ->  18

15

4

Trên 216 ->  384

Trên 18 -> 32

20

5

Trên 384 ->  624

Trên 32 -> 52

25

6

Trên 624 ->  960

Trên 52 ->  80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Tuy nhiên cá nhân sẽ được giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *