Tư vấn quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, nhằm điều tiết thu nhập của các DN. Luật thuế TNDN dự kiến sẽ tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2008, Xin giới thiệu ý kiến của DN về vấn đề này.

Đòi hỏi quan trọng nhất đối với chính sách thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng là sự ổn định. Bởi lẽ, chính sách thuế có liên quan mật thiết đến việc xác định chiến lược trong đầu tư, kinh doanh của các DN. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chính sách thuế TNDN của nước ta không đạt được yêu cầu đó là vì các đối tượng cần được ưu đãi, miễn, giảm thuế sẽ thay đổi qua các năm. Theo dự thảo Luật thuế TNDN sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới, việc miễn thuế, giảm thuế vẫn được thực hiện với phạm vi khá rộng.

Điều 14 của dự thảo quy định: “DN mới thành lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; DN mới thành lập hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo. 2. DN mới thành lập hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, KCN do Chính phủ quyết định thành lập được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.”

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:   0899456055

 

Ngoài ra, Điều 16 của Dự thảo Luật quy định việc miễn thuế, giảm thuế cho hàng loạt đối tượng như sau:

“1. Miễn thuế thu nhập DN đối với thu nhập của cơ sở kinh doanh như sau:

a) Phần thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam; b) Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp; c) Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật; d) Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội; đ) Thu nhập của hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập thấp theo quy định của Chính phủ.

2. Miễn thuế thu nhập DN cho nhà đầu tư góp vốn bằng bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.

3. Giảm thuế thu nhập DN cho DN hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của Chính phủ.

4. Giảm thuế thu nhập DN cho DN sử dụng nhiều lao động, lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ; miễn thuế thu nhập DN đối với phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số”.

Với quan điểm của một DN, chúng tôi cho rằng khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các đối tượng trên là cần thiết. Song không nên đặt lên “vai” chính sách thuế nhiệm vụ này. Cần mạnh dạn xóa bỏ việc miễn thuếë, chỉ giữ lại các ưu đãi trong một thời gian nhất định. Kiến nghị trên xuất phát từ những lý do sau đây:

Một là, chính sách thuế là chính sách kinh tế. Nếu áp đặt vào chính sách kinh tế quan trọng này quá nhiều mục tiêu xã hội tất yếu sẽ làm mất ý nghĩa là một công cụ quản lý của một chính sách kinh tế. Những mục tiêu xã hội cần giải quyết nhằm bảo đảm tính ưu việt của chế độ ta cần được giải quyết thông qua những chính sách khác.

Hai là, miễn thuế, giảm thuế dù ở mức độ khác nhau đều làm ảnh hưởng đến sự công bằng trong cạnh tranh trên thương trường. Đó là điều không nên để xảy ra từ một chính sách kinh tế của nhà nước trong kinh tế thị trường;

Ba là, việc miễn thuế, giảm thuế, vô hình trung, tạo ra một tâm lý chạy, xin và làm lu mờ ý thức về nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước của các cơ sở kinh doanh.

Bốn là, việc miễn thuế, giảm thuế tất yếu sẽ dẫn đến những khó khăn, phức tạp hơn cho công tác quản lý thuế. Đó là “mảnh đất màu mỡ” có thể phát sinh các hành vi tiêu cực cả đối với các DN và cán bộ, công chức thuế.

Năm là, miễn thuế, giảm thuế là nhân tố đặc biệt quan trọng làm suy yếu công tác kế toán DN. Thực tiễn cho thấy, với những DN đang trong thời gian được miễn thuế, giảm thuế, công tác kế toán DN đã không được quan tâm và do đó, tính minh bạch không được bảo đảm.

Những phân tích trên cho thấy, nếu tiếp tục duy trì việc miễn thuế, giảm thuế TNDN sẽ là “lợi bất cập hại” trong quản lý nền kinh tế quốc dân.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận thuế – Minh Khuê  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *