Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được điều khiển giao thông không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quy định của pháp luật hiện nay có cho phép hai bên trong vụ tai nạn giao thông tự hòa giải không ? Người lái xe bị tước hoặc giữ giấy phép lái xe thì có được điều kiển phương tiện nữa không ? và một số vướng mắc của người dân sẽ được tư vấn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không ?

Chào luật sư, tôi có vấn đề sau mong luật sư tư vấn. Ngày 17/07 tôi điều khiển xe tải vận chuyển hàng hóa thì bị phạm luật giao thông và bị giữ lại giấy phép lái xe và có giấy hẹn để xử lí vi phạm. Ngày 18/07 tôi lại bị bắt vì chở hàng vượt chiều cao và không có giấy phép lái xe. Theo tôi được biết nếu trong thời gian chờ xử lí thì giấy hẹn ngày 17/07 của tôi có thể thay cho giấy phép lái xe. vậy công an GT có quyền phạt tôi về tội điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe không ?

Cảm ơn!

>>

Trả lời:

Khoản 2 Điều 75 xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt có quy định:

“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển phương tiện giao thông được điều khiển phương tiện khi không có Giấy phép lái xe là trong trường hợp Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trong thời hạn chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trường hợp của bạn, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe của bạn quy định là bao nhiêu ngày sẽ được trả lại thì trong thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe bạn vẫn có thể điều khiển phương tiện giao thông vì giấy hẹn giải quyết hành vi vi phạm hành chính của bạn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị thu hồi. Tuy nhiên, nếu sau thời hạn đó mà bạn vẫn chưa đến cơ quan chức năng để giải quyết hành vi vi phạm của mình mà bạn vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt hành vi của mình đó là điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận 0899456055 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

2. Trách nhiệm bồi thường của người đã thành niên khi xảy ra tại nạn giao thông ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Người trên 18 tuổi không có tài sản khi vi phạm luật giao thông bị chết thì có phải bồi thường cho người bị thiệt hại không?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.N

>> Luật sư tư vấn pháp luật về bồi thường thiệt hại, gọi:

Trả lời:

Điều 586 quy định về năng lực chịu của cá nhân:

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Điều 637 BLDS 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Theo quy định của pháp luật thì người trên 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu chết thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Như vậy, trong trường hợp này, người chết không tài sản để chia nên những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật cũng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Do đó, họ không có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trân trọng ./.

>&gt Xem thêm: 

3. Hai bên có quyền tự hòa giải khi bị tai nạn giao thông ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi bị tai nạn giao thông, hai bên đồng ý hòa giải dân sự thì có bị CSGT xử phạt vi phạm gì không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư . Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

Người gửi: Ninh

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Khoản 1 điều 585 quy định:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại.

Điều 4 quy định:

“Điều 4. Nguyên tắc hoạt động

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.”

Như vậy, về nguyên tắc, bất cứ người nào tham gia giao thông và vi phạm các quy định về giao thông đường bộ đều bị xử lý.

Trong trường hợp này, mặc dù bạn và bên kia có đồng ý hòa giải nhưng vẫn bị xử phạt.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

4. Mức bồi thường khi bị va chạm giao thông ?

Chào Luật sư Xin giấy phép, em có câu hỏi mong được tư vấn như sau: Hôm qua em điều khiển xe máy từ trên cầu xuống bị 1 ô tô 4 chỗ ép vào khiến em bị kéo lê 19m, sau đó ô tô bỏ chạy và bị người dân truy đuổi bắt được đưa về trạm CSGT. Lái xe ô tô khi đó đang trong tình trạng say rượu nặng.

Em bị thương nặng ở 2 tay và chân trái, hông bị đau ko cử động được, xe bị hỏng nặng. Em muốn hỏi:

1. Em được bồi thường về người và tài sản như thế nào?

2. Những ngày em nằm bệnh viện không đi làm nuôi con được thì có được bên gây tai nạn chi trả khoản tiền đó không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tin vấn như sau:

Thứ nhất, về tài sản

Điều 589 quy định về bồi thường tài sản bị xâm hại như sau:

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Theo đó bạn sẽ được bồi thường về việc chiếc xe bị hỏng, mức bồi thường này có thể do hai bên thỏa thuận dựa trên cơ sở chi phí sửa chữa chiếc xe.

Thứ hai, xử lý việc thiệt hại về người

Điều 590 quy định về chi phí bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Về cách tính chi phí bồi thường trong trường sức khỏe bị xâm hại được quy định cụ thể tại như sau:

“1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 609 BLDS

b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu.

Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

– Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Bạn căn cứ vào quy định trên tính mức bồi thường cụ thể trong trường của mình tùy thuộc chi phí khám chữa bệnh và thu nhập thực tế của bạn.

Thứ ba, về câu hỏi những ngày em nằm bệnh viện không đi làm nuôi con được thì có được bên gây tai nạn chi trả khoản tiền đó không, thì khoản tiền này chính là chi phí bồi thường đối với thu nhập thực tế bị mất của bạn theo quy định ở trên.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

>&gt Xem thêm: 

5. Tư vấn về quy định của luật giao thông đường bộ ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một thắc mắc về Điều 13, Luật giao thông đường bộ mong các luật sư giải đáp như sau:

1. Điều 13, mục 2 áp dụng chỉ cho đường một chiều hay là một chiều đi. Có áp dụng cho 1 chiều đi của đường đôi không?

2. Ví dụ cụ thể là quốc lộ 20 mới, là đường đôi, Có vạch liền 10cm ở giữa, mỗi chiều có 2 làn phân cách bằng vạch liền 20cm (vạch 1.2 QCVN41). Công an phạt xe máy đi lấn làn bên trái có đúng không. Đường này không có biển 412, có vạch liền 20cm phân cách xe có động cơ và không động cơ, vậy đúng ra xe máy phải đi làn bên trái đúng không ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.X.H

>>

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1/ Về quy định tại Điều 13, :

Khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ có nêu như sau:

“Điều 13. Sử dụng làn đường

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái”.

Như vậy, quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 là áp dụng cho “đường một chiều”. Khái niệm đường một chiều được quy định tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41/2012/BGTVT thì “Đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều”.

Quy định về đường đôi được quy định tại Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41/2012/BGTVT như sau: “Đường đôi là đường chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng những giải phân cách hoặc vạch dọc dọc liền”. Như vậy đường đôi thuộc loại đường được áp dụng tại khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ:

“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn”.

2/ Về việc cảnh sát giao thông xử phạt có đúng không?

Theo quy định tại mục H.2 và H.3 Phụ lục H của QCVN 41:2012/BGTVT, ý nghĩa sử dụng các vạch tín hiệu giao thông nằm ngang trên đường có tốc độ từ 60 km/h trở xuống như sau

− Vạch liền nét màu trắng, rộng 10 cm kẻ trên đường có cường độ giao thông lớn hơn 1.000 xe/ngày đêm: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.

− Vạch liền nét màu trắng, rộng 20 cm: Xác định mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ hoặc lề đường trên các trục đường, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết.

Vạch liền nét trắng rộng 20 cm như bạn nêu trên là để xác định mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ. Nếu không có biển 412 (biển dùng để cho biết làn đường dành riêng cho từng loại xe và các xe phải đi) thì về nguyên tắc, theo khoản 3 Điều 13 Luật giao thông đường bộ: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”. Như vậy xe cơ giới chạy với tốc độ cao đi làn đường bên trái, xe thô sơ đi với tốc độ thấp hơn thì đi làn đường phía trong bên phải. Xe của bạn là xe mô tô, tức là xe cơ giới nên sẽ đi trong làn đường phía bên trái. Việc công an xử phạt vi phạm với lỗi đi lấn làn đường như vậy là sai.

Ý kiến bổ sung:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ : QCVN:41-2012/BGTVT ban hành theo :

Trước tiên để trả lời câu hỏi của bạn thì cần làm rõ các khái niệm : đường một chiều, đường đôi

Theo quy chuẩn kỹ tuật quốc gia về báo hiệu đượng bộ các mục 4.13 và 4.15 nêu rõ :

4.13. đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều

4.15. đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền

Thứ nhất : Điều 13 mục 2 áp dụng cho loại đường nào ?

quy định tại Điều 13 mục 2 như sau :

Điều 13. Sử dụng làn đường

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Như vậy ở khoản 2 điều 13 luật giao thông 2008 chỉ áp dụng cho đường một chiều

Thứ 2 : xe máy đi trên làn bên trái trên đường một chiều đúng hay sai ?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định :

Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Như vậy trong trường hợp đường đôi không có biển báo hiệu làn đường thì các phương tiện có thể đi vào bất kì làn đường nào. nhưng chỉ được phép đi trong một làn đường và chuyển làn ở những nơi cho phép.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật MInh Khuê

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *