Bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc như thế nào theo pháp luật dân sự hiện hành

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư. Mong luật sư giúp em với ạ. Mấy tháng trước có người đưa một số tiền mỗi tháng là 10. 000. 000 đồng nhờ em đóng hộ tiền gốc lãi vay của ngân hàng, tổng số tiền người đó đưa để nhờ em là 50. 000. 000 đồng trong 05 tháng.

Tuy nhiên do em bị phát sinh một số việc, vì vậy khi túng quẫn em đã dùng số tiền đó để giải quyết việc của bản thân. Em dự định khi xử lý xong việc của bản thân sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền nêu trên. Tuy nhiên do người kia tiếp tục phát sinh việc vay ngân hàng lên đã phát hiện ra sự việc của em. Họ đã đến nói chuyện và hỏi nguyên nhân tại sao. Em cũng đã trình bày sự việc này là do em phát sinh một số việc lên mới thành ra như vậy. Ngay trong ngày hôm đó em đã hoàn trả đầy đủ số tiền nêu trên cho chị đó. Tuy nhiên do lỗi của em lên chị đó không thể tiếp tục vay ngân hàng được nữa, vì vậy chị đó bắt em đền bù 170. 000. 000 đồng. Nếu không đền bù thì sẽ mang việc này ra pháp luật cũng như cơ quan làm việc của em. Em xin phép hỏi luật sư một số vấn đề sau, mong luật sư giải đáp giùm em:+ thứ nhất: việc em đã gây ra như vậy nếu ra pháp luật thì sẽ bị tội gì và bị phạt ra sao ạ. + thứ hai: em đã hoàn trả lại đầy đủ toàn bộ số tiền chị đó gửi cho em. Tuy nhiên chị đó bắt em phải đền bù số tiền 170. 000. 000 đồng là có đúng với pháp luật không ạ. Và nó có được coi là hành vi đe doạ tống tiền không ạ. Vì thực sự số tiền 170. 000. 000 đồng là quá lớn đối với em, em không biết lấy ở đâu ra ạ. Mà nếu không đưa cho chị đó thì em rất sợ ảnh hưởng đến công việc cũng như gia đình. Mong luật sư sớm phản hồi để em có được hướng xử lý tốt hơn ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi : Trần Quang Thái

Luật sư trả lời:Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn pháp luật của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan Luật sư xin được trả lời bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Việc bạn và chị kia giao kết để bạn cầm tiền thực hiện trả tiền ngân hàng thay chị ta là một thỏa thuận dân sự. Khi bạn đồng ý thực hiện giao kết này là bạn phải có nghĩa vụ thực hiện đúng như giao kết. Trường hợp bạn đã thực hiện không đúng như thỏa thuận ban đầu thì bạn phải chịu trách nhiệm đối với việc làm không đúng thỏa thuận của mình. Và bạn cũng đã hoàn trả lại toàn bộ số tiền này cho chị ta nên giữa bạn và chị ta không có bất cứ một nghĩa vụ nào nữa.

Thứ hai: Trường hợp chị ta yêu cầu bạn bồi thường số tiền 170.000.000 đồng vì do bạn mà chị ta không thể tiếp tục vay vốn ngân hàng thì bạn có thể xem xét thực tế trong câu chuyện này là như thế nào. Vì đây là quan hệ dân sự mà chưa có thiệt hại cụ thể sảy ra nên không phải bồi thường gì cả, còn chị ta bảo tại do bạn mà chị ta không vay được tiền của ngân hàng nữa thì không phải do lỗi cố ý trực tiếp của bạn, tức là bạn không phải là người cố ý gây khó khăn, cản trở việc vay ngân hàng của chị ta mà chỉ là do sự việc vô ý. Vậy nên chị ta yêu cầu bạn bồi thường là vô lý, nếu có bất cứ sự xô xát nào bạn có quyền phản kháng và trình báo với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 bồi thường dân sự cần phải có nguyên tắc làm cơ sở bồi thường.

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

>&gt Xem thêm: 

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *