Hướng dẫn xin phép xuất khẩu lao động và điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Có lẽ, trong những năm gần đây khi nhắc tới “xuất khẩu lao động” hay “làm việc ở nước ngoài” chúng ta sẽ ngay lập tức liên tưởng tới một mức thu nhập lớn hay hưởng thụ cuộc sống nơi “đất khách quê người”. Chính vì tư tưởng đó mà nhiều cá nhân, tổ chức đã lập nên những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, cũng nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng lòng tin của những người lao động mà có những lợi nhuận bất chính cho bản thân mình.

Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Nội dung phân tích:

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm viejc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này. 

Điều kiện thành lập: Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Và phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng (Căn cứ theo điều 3 Nghị định 126/2007/NĐ-CP). Phải được cơ quan có thẩm quyền là Bộ Lao động – thương binh và Xã hội cấp phép cho hoạt động kinh doanh.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoàiNhững loại hình doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức nên thành lập để kinh doanh dịch vụ có điều kiện này bao gồm: Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) một thành viên, công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) hai thành viên và công ty cổ phần (Hướng dẫn thủ tục cần chuẩn bị quy định tại điều 22, 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

Sau khi nhận được giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh (thành phố) cấp thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để được cấp phép hoạt động, bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về kinh doanh như:

+/ Vốn pháp định: 5 tỷ

+/ Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Nội dung đề án được hướng dẫn tại điều 4 Nghị định 126/2007/NĐ-CP)

+/ Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+/ Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người làm việc ở ngoài phải có trình độ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

Thời hạn làm việc: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Lao động – Thương binh và xã hội sẽ trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Mức lệ phí cấp phép: 5 triệu đồng (Lưu ý: Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp phép tại ngày nhận giấy phép), quy định tại khoản 1 điều 7 của nghị định 126/2007/NĐ-CP.

Nghiêm cấm các hành vi sau đây của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

5. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

6. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

7. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

8. Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

9. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

10. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.

11. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mọi vướng mắc pháp lý về thành lập công ty xuất khẩu lao động hoặc xin giấy phép con kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động… Hãy gọi ngay: (nhấn máy lẻ phím 7) để được đội ngũ .

Trân trọng./.

Chuyên viên: Tô Bảo Long – Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *