Nhờ tư vấn hoạt động kinh doanh cung ứng người giúp việc ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào quý luật sư,
Lời đầu tiên cho phép tôi gởi đến quý luật sư lời chúc sức khỏe và thành công. Tôi có một câu hỏi nhờ quý luật sư tư vấn giúp, Công ty tôi hoạt động kinh doanh cung ứng người giúp việc, nên trước khi cho nhân viên đến nhận việc tại tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Công ty chúng tôi phải tổ chức lớp đào tạo, vậy công ty chúng tôi có quyền cấp chứng chỉ cho học viên không? Có cần phải xin phép cơ quan chức năng không? Nếu có thì xin phép tại cơ quan nào và thủ tục ra sao? Chúng tôi rất mong đươc sư tư vấn quý luật sư. Chúng tôi xin chân thành cám ơn!

Chúc quý luật sư thành công!

Người hỏi: LNT Công ty

Câu hỏi được biên tập từ  của Công ty Xin giấy phép

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Việc cấp chứng chỉ đòa tạo học viên

Hoạt động cung ứng dịch vụ người giúp việc của công ty bạn là một hoạt động giới thiệu việc làm thuộc sự điều chỉnh của nghị định 19/2005/NĐ-CP. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 Điều 7 thì công ty bạn sẽ có  nhiệm vụ tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật. Nên chính vì vậy, khi tổ chức dạy nghề thì công ty bạn có quyền cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho học viên sau khi học viên kết thúc khóa học

2. Trình tự,  thủ tục cấp chứng chỉ nghề cho học viên( theo quy định tại nghị định 31/2015/NĐ-CP)

Điều 3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

a) Có cơ sở vật chất (phòng chuyên môn, kỹ thuật và nhà, xưởng, mặt bằng) và trang thiết bị (phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ tác nghiệp và phương tiện đo kiểm) theo danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành, bảo đảm tương ứng với số lượng người tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là người tham dự) trong một đợt kiểm tra kiến thức chuyên môn, kỹ thuật (sau đây viết tắt là kiểm tra kiến thức) hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là kiểm tra thực hành) ở một bậc trình độ kỹ năng của mỗi nghề thực hiện trong cùng một thời điểm;

b) Có hệ thống thiết bị quan sát, giám sát bằng hình ảnh, âm thanh được kết nối với mạng Internet, bảo đảm cho việc quan sát, theo dõi, giám sát được tất cả các hoạt động diễn ra trong quá trình thực hiện việc kiểm tra kiến thức và kiểm tra thực hành công việc và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của người tham dự;

c) Có trang thông tin điện tử riêng bảo đảm cho người lao động có thể đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trực tuyến.

2. Về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:

Đối với mỗi bậc trình độ kỹ năng của một nghề, có ít nhất là 03 (ba) người được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Nghị định này cấp thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên), trong đó có ít nhất 01 (một) người làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.

Điều 4. Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

1. Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận) phải ghi cụ thể tên nghề và các bậc trình độ kỹ năng của từng nghề được thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mẫu giấy chứng nhận và mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.

Điều 5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp đổi, bổ sung, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.

Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức có kèm bản sao quyết định thành lập tổ chức đó do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.

2. Trình tự, thủ tục:

a) Tổ chức có nhu cầu cấp giấy chứng nhận gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận

1. Trường hợp tổ chức đánh giá kỹ năng nghề có đề nghị thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc khi thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở chính, thay đổi tên gọi thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đã cấp đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

b) Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng;

c) Giấy chứng nhận đã được cấp.

2. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận hoặc giấy chứng nhận bị hư, hỏng do rách, nát thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;

b) Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận đã được cấp bị mất.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 8. Tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận

1. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề bị tạm đình chỉ hoạt động đến 06 (sáu) tháng trong các trường hợp sau đây:

a) Tại thời điểm ngay trước khi thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, không còn đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này;

b) Làm mất kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành của người tham dự hoặc không lưu giữ các kết quả này theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

2. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề bị thu hồi giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:

a) Giả mạo nội dung trong hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận;

b) Có các hành vi can thiệp làm sai lệch kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành của người tham dự;

c) Giả mạo kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả kiểm tra thực hành cho người không tham dự hoặc đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người không tham dự;

d) Không triển khai hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận;

đ) Quá thời hạn tạm đình chỉ hoạt động không tiến hành các biện pháp khắc phục hoặc khắc phục chưa đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

e) Do sáp nhập, hợp nhất với tổ chức khác; bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận biết hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải quyết định tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 9. Thông báo hoạt động cấp giấy chứng nhận

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày cấp, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan các thông tin về các tổ chức đánh giá kỹ năng đã được cấp, cấp lại hoặc bị tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

1. Quyền của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:

a) Được tổ chức cho thi thử các bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành đã được sử dụng tại các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia trước đó theo yêu cầu của người lao động;

b) Được liên kết với các tổ chức khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người tham dự;

c) Được thu tiền thuê dụng cụ, thiết bị và tiền mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu cung cấp cho người tham dự sử dụng khi thực hiện bài thi với mức giá cả theo cơ chế thị trường;

d) Được tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề:

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng; cung cấp thông tin về hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử riêng của tổ chức và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp;

b) Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của người lao động;

c) Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu tương ứng với số lượng người tham dự tại mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng;

d) Thành lập các ban giám khảo và tạo điều kiện cho ban giám khảo, tổ giám sát thực hiện nhiệm vụ;

đ) Bảo đảm an toàn và phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

e) Cung cấp dụng cụ, thiết bị được sử dụng khi thực hiện các bài kiểm tra cho người tham dự có nhu cầu mượn hoặc thuê và công khai mức giá thuê các dụng cụ, thiết bị đó;

g) Chuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp giao chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định này cấp cho người tham dự đạt yêu cầu; lưu giữ hồ sơ tham dự và kết quả đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

h) Chấp hành và thực hiện việc báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng và hằng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật Minh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *