Xe chở cán bộ nhân viên có phải gắn phù hiệu không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư, xe của tôi là xe 16 chỗ dùng để chở cán bộ, nhân viên công ty từ chỗ ở đến nơi làm việc. Xe của tôi không phải xe ô tô kinh doanh vận tải nên tôi không gắn phù hiệu xe. Tôi bị CSGT bắt và phạt về lỗi không có phù hiệu xe. CSGT xử phạt tôi như vậy là đúng hay sai?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

– Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Xe chở cán bộ nhân viên có phải dán phù hiệu không

Như bạn đã trao đổi, xe ô tô của bạn sử dụng vào mục đích chở cán bộ, nhân viên công ty từ nơi ở đến nơi làm việc; căn cứ theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì xe của bạn là xe hoạt động vận tải người nội bộ. Cụ thể:

Mặt khác, điều 48 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ như sau:

Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.

2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.

Như vậy, theo quy định tại Thông tư trên, xe của bạn là xe ô tô vận tải người nội bộ cho nên phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ”, phù hiệu “XE NỘI BỘ” có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện. Trường hợp xe dùng để chở cán bộ nhân viên của bạn dưới 09 chỗ ngồi thì mới không cần có phù hiệu xe. Vì vậy, cảnh sát giao thông xử phạt bạn với lỗi không có phù hiệu xe là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật. Với lỗi này, bạn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng theo điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2.2. Thủ tục cấp phù hiệu “XE NỘI BỘ”

Theo Khoản 6 Điều 55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, bạn cần nộp 01 hồ sơ đến Sở giao thông vận tải nơi Côngty đăt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để xin cấp phù hiệu “XE NỘI BỘ:. Hồ sơ gồm có:

– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu;

Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Sau khi bạn nộp hồ sơ, Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

+ Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đúng hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *