Nông hóa phẩm là gì ? Thực tế hiện nay nông hóa phẩm có được bảo hộ hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Cho em hỏi về khái niệm nông hóa phẩm ạ. Thực tế hiện nay thì nông hóa phẩm có được bảo hộ hay không? Nguyên nhân nào dẫn tới việc được bảo hộ hay không được bảo hộ đó ? Giải pháp cho việc bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực nông hóa phẩm? Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết đăng ký sáng chế? Em cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Sở hữu trí tuệ của

>>

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Trả lời:

Sản phẩm nông hóa học là những hợp chất, hỗn hợp hóa học được sử dụng trong nuôi trồng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Đồng thời, các sản phẩm nông hóa học như phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật còn ngăn ngừa, giảm thiểu và loại bỏ một số tác động của thiên nhiên để tăng sản lượng và nâng cao an toàn nông phẩm.

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với hơn 70% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp. Vì thế, hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng lớn các sản phẩm nông hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ,…Những sản phẩm này có thể được bảo hộ khi đăng ký sáng chế bởi theo khoản 12, điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì:

12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Và những sản phẩm ấy phải đáp ứng các điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ quy định tại điều 58 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009:

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Do vậy, Sáng chế phải đảm bảo 3 đặc tính: Tính mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng. Tính sáng tạo ở đây được hiểu là: Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là kết quả của hoạt động sáng tạo và căn cứ vào trình độ kỹ thuật ở trong nước và ngoài nước tính đến ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp đó không nảy sinh một cách hiển nhiên đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Vậy nên, một phát minh được bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế phải là sản phẩm hoàn toàn mới, có tính sáng tạo cao mà người bình thường không thể nghĩ ra được. Nó có khả năng ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Văn bằng này được bảo hộ trong vòng 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy trình chuẩn về đăng ký sáng chế theo Theo đó, để có thể đăng ký sáng chế mới của mình trong lĩnh vực nông hóa phẩm, thủ tục để đăng ký sáng chế được hướng dẫn như sau:

Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

Cơ quan thực hiện: Cục Sở hữu trí tuệ.

Cách thức thực hiện:
– Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Nộp qua bưu điện.

Trình tự thực hiện
– Bước 1: Nộp hồ sơ (tại bộ phận một cửa)
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
– Bước 3: Ra thông báo tiếp nhận (Đơn hợp lệ) /Thông báo từ chối tiếp nhận (Đơn không hợp lệ)
– Bước 4: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp
– Bước 5: Thẩm định nội dung đơn (Đánh giá khả năng được bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ)
– Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Thời hạn giải quyết:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;
– Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *