Tư vấn giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Các bước để tiến hành một vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai thực hiện như thế nào? Luật sư của Công ty luật DV Xingiayphepsẽ tư vấn và giải đáp một số vụ việc pháp lý điển hình trong lĩnh vực đất đai để quý khách hàng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

1. Tư vấn giải quyết vụ việc ?

Em xin chào luật sư, em có việc như sau: Năm 2002, bà L có viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chất về quyền sử dụng đất vườn trong ngõ với gia đình bà Y. Năm 2002 bà L làm đơn gửi UBND xã Đình Lập, UBND xã đã tiến hành hòa giải nhưng không thành sau đó hồ sơ được chuyển lên Chủ tịch UBND huyện giải quyết. UBND huyện giải quyết bằng một biên bản giải quyết tranh chấp đất đai, chủ tịch đã kết luận tại biên bản là khẳng định đất đó đã được cho gia đình bà L nên để lại cho bà L sử dụng, còn bà Y vì có công phục hóa nên được hưởng 2/3 giá trị và bà L phải trả tiền công phục hóa cho gia đình bà Y. Giao Phòng Tài nguyên môi trường đo đạc và tính tiền công phục hóa theo văn bản hiện hành. Nhưng vì Phòng Tài nguyên môi trường giải quyết không dứt điểm nên hai bên vẫn xảy ra tranh chấp.

Năm 2013 Phòng Tài nguyên môi trường lại được Chủ tịch giao tham mưu giải quyết theo đúng kết luận của Chủ tịch UBND huyện theo biên bản giải quyết năm 2002. Nhưng khi tiến hành kiểm tra, xác minh thì thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận cho bên nào nên không thể thực hiện theo kết luận của Chủ tịch được. Biết là kết luận của Chủ tịch không đúng nhưng cũng không thể hủy biên bản đó được vì Chủ tịch đó đã chuyển sang làm bí thư. Do vậy em quyết định lựa chọn phương pháp hòa giải, biết là hòa giải sẽ thành công nên em đã chuyển hồ sơ về xã và giúp xã tổ chức hòa giải lại và kết quả đã thành. Sau khi ban hành quyết định và gửi cho các bên tranh chấp được 1 tuần thì chúng em tổ chức xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và bàn giao đất tại thực địa cho hai bên gia đình. Nhưng hôm đến thực địa để xác định thì gia đình bà Y lại thay đổi ý kiến (do anh con trai đi làm xa về đã không đồng ý) và bà Y cũng nghe theo con là không đồng ý nữa và nói sẽ đem Quyết định xuống trả cho Chủ tịch. Gia đình bà Y bỏ về không hợp tác nữa nên chúng tôi không thực hiện được.

Em rất lúng túng không biết giải quyết vụ việc này như thế nào nữa, em đã rất cố gắng và mất rất nhiều công sức mới hòa giải được vụ này mà cuối cùng lại không thành công. Nếu chúng em tiếp tục gặp anh L con bà Y để giải thích, thuyết phục mà không được thì UBND huyện có được phép cưỡng chế thực hiện Quyết định đó không? Xin Luật sư hãy tư vấn giúp em! Em xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Căn cứ Điều 205 quy định về giải quyết tố cáo về đất đai như sau:

Điều 205. Giải quyết tố cáo về đất đai

1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”

Căn cứ Điều 2 có quy định:

“1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”

Như vậy theo như bạn trình bày thì việc chủ tịch UBND huyện giải quyết vụ việc trên là không đúng quy định của pháp luật thì gia đình bà L và gia đình bà Y hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi trên do vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai tại cơ quan UBND cấp huyện vì vậy mà UBND cấp tỉnh không thể cưỡng chế thực hiện Quyết định trên vì Quyết định của Chủ tịch UBND là không có căn cứ và sai quy định pháp luật. Cụ thể:

Căn cứ Điều 31 :

Điều 31. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”

Ngoài hai bên gia đình bà L và bà Y thì bạn hoặc người nào biết rõ về hành vi sai phạm trên của Chủ tịch UBND huyện thì cũng có quyền nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm của chủ thể có thẩm quyền.

>> Tham khảo ngay dịch vụ:

2. Tranh chấp đất đai khi chỉ có biên lai nộp tiền?

Kính chào các Quý luật sư Công ty TNHH Xin giấy phép. Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi mua một mảnh đất vào tháng 01/1994 của Ủy Ban xã, biên lai nộp tiền mua đất do tôi đứng tên và nộp tiền vào tháng 01/1994.

Đến tháng 08/1994 xã bàn giao biên bản đo đất cho người A (Khi xã thực hiện đo đất không có tôi). Hiện nay tôi chỉ có biên lai nộp tiền, không có biên bản đo đất như trên. Người A có biên bản đo đất nhưng lại không có biên lai nộp tiền mua đất như nêu ở trên. Từ năm 2012 xảy ra việc tranh chấp đất giữa tôi và người A. Xin hỏi trong trường hợp này quyền lợi thuộc về ai? Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép.

>>

Trả lời:

Căn cứ khoản 16 Điều 3 quy định như sau:

“ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của bạn với diện tích đất trên. Vì vậy nếu bạn có biên lai mua đất thì để xác định quyền lợi thuộc về ai thì cần phải xem xét giữa hai bên thì ai đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất:

Trường hợp 1: Nếu có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 và Điều 18 , theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

– Giấy tờ , mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ bao gồm:

+ Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

+ Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

* Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;

* Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

* Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

+ Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

+ Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

+ Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

+ Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.”

Như vậy nếu bạn có giấy tờ nêu trên thì bạn có đủ điều kiện để nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định quyền sử dụng đất của mình với diện tích đất nêu trên.

Trường hợp 2: Nếu không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 và Điều 18 nêu trên thì căn cứ khoản 2 Điều 101 :

“2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Căn cứ Điều 21 thì sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:

– Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

– Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

– Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

– Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

– Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

– Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

– Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

– Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

– Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

Như vậy, nếu bạn không có giấy tờ theo quy định của pháp luật thì nếu bạn sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì bạn cũng có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngược lại hoàn toàn với hai trường hợp trên, nếu bạn không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh quyền sử dụng đất của mình cũng như bạn không sử dụng đất ổn định tới thời điểm hiện tại thì bạn không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo ngay:

3. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có nguồn gốc sử dụng trước năm 1985?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Gia đình tôi khai phá sử dụng đất trước năm 1975, sau đó góp đất vào Tập đoàn 9 để làm ăn với hình thức khoán vốn nhưng làm ăn thô lỗ, giải thể Tập đoàn từ năm 1985 nhưng chế định sở hữu về đất không rõ ràng.

Chính quyền lại không công nhận nên chúng tôi rất bức xúc. Xin cho hỏi: Cán bộ nhà đất quận 7 cho rằng đất có nguồn gốc Tập đoàn sản xuất quản lý từ trước đó do dân khai phá đưa vào Tập đoàn sau giải thể Tập đoàn thì dân tự quản lý sử dụng vẫn là đất công nên không cho dân đăng ký. Điều này có trái luật định không? Được biết theo Hiến pháp 1980 và 1992 vẫn công nhận đất tư nhân và đất công. Người dân phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép!

Trả lời:

Căn cứ Điều 11 quy định về căn cứ để xác định loại đất như sau:

“Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Căn cứ Điều 3 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, theo đó:

– Trường hợp đang sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật đất đai thì loại đất được xác định như sau:

+ Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng;

+ Trường hợp đang sử dụng, đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.

– Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xác định loại đất được căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư.

– Đối với thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 được thực hiện như sau:

+ Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó;

+ Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.

+ Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.

– Cơ quan xác định loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; là Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền xác định loại đất là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp thửa đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền xác định loại đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cơ quan xác định loại đất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ khoản 1, 2, 3 Điều 100 thì việc xác định loại đất sẽ căn cứ theo quy định:

Một là, nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hai là, nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì:

Nếu có giấy tờ theo Điều 100 thì có quyền yêu cầu nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Nếu không có giấy tờ về đất thì sẽ căn cứ theo Điều 3 và cơ quan có thẩm quyền xác định trong trường hợp này là UBND cấp huyện với trường hợp là cá nhân.

Do đó thì đất của bạn đang sử dụng mà không có giấy tờ về đất đai thì được xác định theo hiện trạng sử dụng. Như vậy nếu UBND cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định về việc xác định loại đất trên mà không đúng quy định của pháp luật thì bạn có thể khiếu nại theo Điều 204 và Điều 7 .

>> Tham khảo ngay:

4. Tư vấn thủ tục Giám đốc thẩm vụ án tranh chấp đất đai?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có vấn đề liền quan đến đất đai như sau: Ông bà tôi mất năm 1985, có diện tích đất là 1206m2, nhưng không có để lại di chúc. Trong thời gian này ba tôi đã ở và sinh sống trên mảnh đất này, cưới mẹ tôi năm 1985, đến năm 1997 thì được cấp quyền sử dụng đất với diện tích là 1206m2.

Đến ngày 16-01-2008 ba tôi có họp gia đình bên nội và có làm biên bản chia đất, nhưng không có mặt và sự đồng ý của mẹ tôi, sau đó do tranh chấp hai bên nên ba tôi không chấp nhận chia phần đất trong biên bản họp gia đình đó, và biên bản đó cũng chưa có sự xác nhận của cơ quan nhà nước và mẹ tôi. Hai bên đã làm đơn ra tòa, lần đầu tiên xử thì tòa đã tuyên bố nhà tôi thua kiện và phải chia đất. Gia đình tôi kháng cáo lên phúc thẩm và tòa đã hủy bỏ bản án sơ thẩm và yêu cầu xử sơ thẩm lại và đến lần phúc thẩm thứ hai cũng yêu cầu đưa về xử sơ thẩm nhưng lần phúc thẩm cuồi cùng gần đây đã tuyên bố gia đình tôi thua kiện và phải chia đất. Gia đình tôi đã gửi đơn ra Tòa án nhân dân tối cáo yêu cầu xử lại vụ việc trên nhưng đã được trả lời đơn như sau:

+ Do mẹ tôi không có quyền trong phần đất đó nên ý kiến của mẹ tôi không được chấp thuận;

+ Ý kiến thứ hai của đơn trả lời là do phần đất để lại không có di chúc nên lúc ba tôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không thông báo cho các đương sự khác là không hợp lệ. Tuy nhiên theo tôi được biết bà tôi mất năm 1985, đến năm 1997 ba tôi mới đi làm giấy chủ quyền, thì có phải thời hạn chia thừa kế 10 năm đã hết.
Như vậy, qua những vấn đề trên gia đình tôi có thể yêu cầu giám đốc thẩm không? Và nếu được thì thủ tục thế nào hay có phương án nào khác để giải quyết không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép

>>

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến

Trả lời:

4.1. Về thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Theo quy định tại Điều 623 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. Trong trường hợp này thời điểm mở thừa kế được xác định là năm 1985. Theo đó, Thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định tại như sau:

” Đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990, do đó:

– Sau ngày 10-9-2000, đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ thừa kế của người khác;”

Bên cạnh đó đối với các trường hợp đã quá các thời hạn quy định tại điều này mà đương sự mới khởi kiện vì có trở ngại khách quan như đương sự bị , do ốm đau, tai nạn… thì Toà án vẫn thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Trong trường hợp đương sự đã không thực hiện quyền khởi kiện trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng thì Toà án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

Tuy nhiên, theo quy định tại 2.4 ĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình:

” 2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”

Như vậy, trong trường hợp này có thể Tòa án đã có những căn cứ để không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Bạn cần xác minh rõ vấn đề này.

4.2. Về thủ tục Giám đốc thẩm

Theo quy định tại khoản 23 Điều 70 thì đương sự có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khoản 2 Điều 17 quy định như sau:

“2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.”

Vè tính chất Giám đốc thẩm, căn cứ, điều kiện để thực hiện kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm thì bạn có thể tham khảo tại Chương XX để biết thêm chi tiết.

Như vậy, khi xét thấy có những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, bạn có thể thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục này để giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án đã có hiệu lực tại phiên tòa phúc thẩm.

>> Tham khảo ngay:

5. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai dẫn đến xô xát?

Kính chào Công ty Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp như sau: Nhà tôi và nhà hàng xóm đang xảy ra tranh chấp đất đai, từ đó dẫn đến xích mích. Và tôi và em trai tôi có xông sang nhà hàng xóm đánh hai anh em nhà đó.

Anh em nhà hàng xóm một người bị gẫy mũi (theo tôi hỏi là thương tích 6%) và một người bị lệch xương vai 4 độ. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, gia đình tôi đã đưa gia đình hàng xóm 5 triệu để chữa trị. Cho tôi hỏi liệu như thế tôi và em trai tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Và vết thương của hai anh kia có cộng dồn không? Mong sớm nhận được phản hồi của công ty, tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 134 quy định về Tội hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên cũng như căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, việc bạn và em trai có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phụ thuộc và tỷ lệ thương tích/ thương tật của hai anh em nhà kia, vì hiện nay chưa có biên bản giám định tỷ lệ thương tật của anh em nhà bên kia với mức tỷ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm? (Lưu ý: Phải tiến hành thủ tục giám định tỷ lệ thương tật theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, tỷ lệ thương tật của từng người sẽ tính riêng, không cộng dồn). Cũng như anh em bạn có sử dụng hung khí nguy hiểm như dao, gậy, búa, đinh, các vật có sẵn trong tự nhiên để đánh bên kia hay không? Lúc này, tùy từng trường hợp sau:

Trường hợp 1: Mức tỷ lệ thương tích từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoảm 1 Điều 134 nêu trên thì bạn và em trai bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh em bạn nên tự thương lượng với anh em nhà kia để hai bên hòa giải với nhau, anh em nhà hàng xóm không yêu cầu cơ quan công an Khởi tố vụ án này thì hai anh em bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.

Trường hợp 2: Mức tỷ lệ thương tích của hai anh em nhà hàng xóm chưa đủ điều kiện cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 nêu trên thì hai anh em bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng hai anh em bạn phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho anh em nhà hàng xóm theo Điều 590 bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trường hợp 3: Mức tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc từ 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 nêu trên thì kể cả khi hai bên tự thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường cũng như anh em nhà hàng xóm không muốn khởi tố vụ án (có đơn bãi nại) thì anh em bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường.

>> Tham khảo ngay:

6. Tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai?

Kính chào luật sư, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Ông nội tôi lấy 2 người vợ và có 11 người con và có một người con nuôi không hợp pháp (chỉ nhận miệng). Bên cạnh đó ông có 2 người em. Em gái đi lấy chồng xa. Em trai lấy vợ và ở rể. Toàn bộ mảnh đất của các cụ do ông nội tôi . Bà nội tôi là vợ cả sinh được 3 người con trai và 3 người con gái.

Bà vợ hai sinh được 1 người con trai và 4 người con gái. Bà nội tôi là vợ cả sống cùng ông tôi trên 1 mảnh đất. Còn bà hai thì được chia đất giãn dân sống ở một mảnh đất khác. Các con gái của bà nội tôi đều đã đi lấy chồng từ hơn rất lâu. Trên mảnh đất chỉ có 3 hộ gia đình sinh sống là hộ khẩu của ông nội tôi (sống cùng bà nội và chú bị bệnh tâm thần), hộ khẩu bố tôi (sống cùng vợ và 2 anh em tôi), hộ khẩu của cô út (lấy chồng xa được ông chia cho đất làm nhà). Ông nội tôi đã mất năm 2003 nhưng chưa kịp làm sổ đỏ cho các con sống trên mảnh đất cùng ông tôi chỉ chia ra cho các con sống. Phần về một người con trai nữa của bà nội tôi là bác trưởng. Bác thoát ly từ nhỏ vì hoạt động trong lĩnh vực công an và được nhà nước cấp nhà. Tháng 10/2013 bác có về quê xây một cái nhà được gọi là nhà thờ tổ trên mảnh đất mà ông nội tôi đã sống trước kia.

Phía trước của nhà thờ là 1 cái sân rộng khoảng 100m2. Toàn bộ mảnh đất có diện tích là 627 m2. Ông nội chia cho nhà tôi 200 m2 và đã xây nhà và tường ranh giới từ khi ông còn sống, cô út 70m2. Chú tôi bị bệnh nên từ trước đên nay vẫn sống cùng bà nội tôi. Tất cả phần đất còn lại (trừ phần đất của bố tôi và cô út) được mặc định là đất của bác trưởng. Không ai trong số các con của ông tôi có ý định tranh chấp. Nay bác tôi lại muốn lấy 2m đất nhà tôi kéo thẳng và theo chiều ngang để bác tôi làm cổng cho mảnh đất phía sau của nhà thờ (2m kéo dài này là con đường đất cũ có từ thời các cụ nay ông nội đã cho nhà tôi nhưng không có giấy tờ). Nhưng gia đình tôi không cho phép. Bác tôi nói sẽ đưa ra pháp luật. Bố tôi là con trai thứ 2 đã sinh sống trên mảnh đất này từ nhỏ, lập ra đình từ năm 1990 và đóng tiền thuế đất từ năm 1992. Bố tôi mất năm 2010 nhưng mẹ tôi vẫn thay bố tôi đóng tiền thuế cho cả mảnh đất 627m2 đến nay.

Vậy nếu có tranh chấp xảy ra thì mảnh đất 627 m2 sẽ được chia như thế nào? Nó có được chia đều cho 11 người con ruột của ông tôi, 1 người con nuôi, 2 người vợ và 2 người em của ông tôi không? Rất mong nhận được sự tư vấn chi tiết của các luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn tranh chấp đất đai ?

, gọi số:

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì phải xác định thời điểm ông bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Căn cứ Điều 33 :

“Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Trường hợp 1: Nếu ông bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất trước khi kết hôn, được thừa kế riêng và giữa ông bạn và hai người vợ không có thỏa thuận xác nhận đây là tài sản chung, khi đó, toàn bộ diện tích 627 m2 sẽ thuộc quyền sở hữu của ông bạn và được xác định là di sản thừa kế mà ông bạn để lại:

Trong trường hợp, ông bạn để lại di chúc trước khi chết thì phần di sản này được chia theo nội dung trong di chúc nếu di chúc hợp pháp và có hiệu lực pháp luật. Nếu ông bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế trên được chia theo pháp luật theo Điều 651 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì diện tích đất trên được chia cho người vợ hợp pháp – có đăng ký kết hôn theo quy định của ông bạn, 11 người con của ông bạn nếu tất cả những người trên còn sống vào thời điểm ông bạn chết.

Trường hợp 2: Nếu ông bạn đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân:

Căn cứ khoản 2 Điều 59 :

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Như vậy, diện tích đất trên được xác định là tài sản chung của ông bạn và một trong hai người vợ (xác nhận người nào là vợ hợp pháp) theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 59 . Do đó, diện tích sau khi xác định chia theo quy định tại khoản 2 Điều 59 là di sản thừa kế của ông bạn và được chia như trường hợp 1.

Trân trọng./.

Bộ phận đất đai – Minh Khuê

———————————————

THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

1.

2. ;

3. ;

4.;

5. ;

6. ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *