Cách thức đòi lại quyền lợi khi đối tác vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào công ty, công ty tôi (công ty A) có ký hợp đồng mua bán với công ty B và công ty B có đạt tiền cọc cho công ty tôi trong hợp đồng mỗi ngày công ty B phải đáp ứng đầy đủ số lượng cho công ty tôi. Nhưng nay đã 1 tháng mà công ty B vẩn chưa thực hiện hợp đồng.

Ngược lại công ty B đã dùng giấy tờ hồ sơ của công ty tôi làm chuyện trái pháp luật đã 1 tháng nay. Hiện tại, tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hai cho công ty tôi. Kính mong công ty giúp công ty tôi để chấm dứt hợp đồng mà vẫn đươc yêu cầu bồi thường đúng theo pháp luật.

Cảm ơn công ty rất nhiều!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Minh Khuê

>> 

 

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Công ty của quý khách (bên A) có xác lập một với công ty khác (bên B).  Như vậy, hợp đồng là văn bản ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên. Nếu một trong các bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền tự mình bảo vệ quyền lợi bằng cách đề nghị bên vi phạm thực hiện tiếp và bồi thường. Còn nếu bên A muốn chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thì bên A phải nêu ra căn cứ trong hợp đồng cho yêu cầu chấm dứt và bồi thường của mình. Vì quý khách không cung cấp hợp đồng nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn trường hợp hợp đồng không nêu căn cứ chấm dứt hợp đồng.

Khi hợp đồng không nêu căn cứ thì quý khách có thể dựa trên quy định tại Điều 424 Bộ Luật dân sự năm 2015 để hủy bỏ hợp đồng. Căn cứ này được áp dụng khi Bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ và Bên A đã yêu cầu thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý song Bên B không thực hiện thì Bên A có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng cách khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Bên B có trụ sở.

Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng sẽ làm vô hiệu hợp đồng từ thời điểm giao kết, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Còn về việc có bồi thường hay không thì phụ thuộc vào hợp đồng có nêu hay không hoặc quý khách có chứng minh được thiệt hại do hành vi vi phạm của bên B gây ra hay không. Nếu hợp đồng không nếu rõ hoặc quý khách không chứng minh được thiệt hại thì yêu cầu bồi thường của quý khách sẽ bị Tòa án bác bỏ.

Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.”

Hiện tại, khi công ty quý khách đã tự mình yêu cầu bên B thực hiện nhưng không được thì công ty của quý khách có thể làm ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty kia có trụ sở để được chấm dứt hợp đồng và bồi thường. 

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Hướng dẫn cách thức đòi lại quyền lợi khi đối tác vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Doanh nghiệp

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *