Quy định của pháp luật về chủ thể hợp đồng phải đáp ứng điều kiện pháp lý nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép phân tích quy định định của pháp luật Việt Nam về chủ thể của hợp đồng thuê tài sản, kinh doanh tài sản… theo quy định mới hiện nay:

CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG VỀ TÀI SẢN

Chủ thể của hợp đồng về tài sản là những người có năng lực chủ thể đầy đủ ( năng lực pháp luật và năng lực hành vi) theo quy định của pháp luật dân sự bao gồm:

* Cá nhân

Trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ về tài sản nói riêng, cá nhân là chủ thể đầu tiên và là chủ thể phổ biến nhất. Các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ dân sự cũng đều phải thông qua hành vi cá nhân. Do đó, để tam gia vào quan hệ dân sự cá nhân phải có tư cách chủ thể tức là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 16 Bộ Luật Dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật. Để tham gia vào hệ hợp đồng về tà sản thì cần hải xét đến năng lực hành vi dân sự của cá nhân: 

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. ( Điều 19 )

 Như vậy. năn lực hành vi dân sự của cá nhân là không giống nhau. Chỉ những cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự mới có quyền trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng về tài sản hoặc ủy quyền những người khác hoặc người đại diện theo pháp luật ra giao kết. Như vậy mới đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên như đa thảo thuận và đạt được mục đích mà các bên hướng tới.

* Hệ thống ngân hàng.

Trong điều kiện kinh tế phát triển ổn định và nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng lớn thì hình thức ngân hàng trở thành chủ đề tương đối quan trọng trong hợp đồng về tài sản. Với tư cách là trung tâm kinh doanh tiền tệ nên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng về tài sản, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Theo quy định cuả nhà nước là ngân hàng có quyền cho các tổ chức, cá nhân vay để hoạt động sản xuất, kinh doanh với lãi xuất nhất định, đồng thời được cấp phép sử dụng đồng tiền nhàn rỗi trong nội dung để kinh doanh.

Khi ngân hàng là bên cho vay, bên vay phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khi thời hạn cho vay đã hết, tuy nhiên bên vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, thêm vào đó là trong hợp đồng phải thể hiện rõ mục đích đi vay và hợp đồng luôn có thời hạn.

Khi ngân hàng là bên vay, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào mà không cần phải đợi đến khi hết hạn co vay, cho ngân hàng vay là không càn phải có biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Khi ngân hàng là bên vay thì tùy từng trường hợp mà có thể hoặc không có thời hạn . Trong hợp đồng vay không cần phải thể hiện rõ ràng mục đích.

* Pháp nhân

Hoạt động giao kết hợp đồng về tài sản của pháp nhân đều phải thông qua hành vi của người đại diện, có hai dạng đại diện là đại diện theo pháp luật (Điều 136, Điều 137_Bộ luật Dân sự 2015) và đại diện theo ủy quyền (Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015). Hành vi người đại diện phải phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân. Pháp nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng về tài sản thông qua người đại diện là cá nhân bởi vậy phải xét năng lực hành vi dân sự của cá nhân người đại diện đó.

* Hộ gia đình, tổ hợp tác.

Tương tự như đối với pháp nhân, hộ gi đình tổ hợp tác phải tham gia giao kết hợp đồng về tài sản đều phải thông qua người đại diện dân sự phải phù hợp với hoạt động của mình.

Đối với hộ gia đình: Việc tham gia giao kết hợp đồng về tài sản do người đại diện là chủ hộ hoặc người đã thành niên trong hộ được ủy quyền. Hộ gia đình chỉ được tham gia giao kết hợp đồng về tài sản vì lợi ích chung của hộ, mục đích phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vưc sản xuất, kinh doanh khác.

Tổ hợp tác: Đại diện tổ hợp tác tham gia giao kết hợp đồng về tài sản là tổ trưởng do các tổ viên cử ra  hoặc tổ viên được tổ trưởng ủy quyền trên cơ sở văn bản ủy quyền. Trong đại diện ủy quyền thì việc ủy quyền chỉ có giá trị khi mà người được ủy quyền thực hiện đúng nội dung ủy quyền và trong thời hạn ủy quyền. Mặt khác, chỉ những hành vi được tiến hành vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên và phù hợp với quy định của pháp luật thì mới được làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác.

Như vây, mọi chủ thể của các quan hệ giao dịch dân sự (cá nhân, pháp nhân, nhà nước) đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng về tài sản.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *