Cách tính thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin cho mình hỏi cách tính thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân mình đã đọc qua tài liệu rồi nhưng không hiểu rõ lắm. Bạn có thể lấy ví dụ cụ thể cho mình dễ hiểu được không ? Và cho mình hỏi thêm là các cá nhân, doanh nghiệp phải tự đến cơ quan thuế để đóng hay cơ quan thuế cử người tới để thu. Mong sớm được hồi đáp. Xin chân thành cám ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụccủa

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Cách tính thuế môn bài theo nghị định số 139/2016/NĐ-CP:

“Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”

Ví dụ: Công ty cổ phần x có trụ sở tại Hà Nội thành lập ngày 01/03/2016. Có vốn điều lệ là 6.000.000.000 đồng. Công ty có 2 chi nhánh: chi nhánh 1 cùng địa bàn Hà Nội, chi nhánh 2 tại Hưng yên. Tính thuế môn bài phải nộp trong năm 2016?

Trả lời:

Trụ sở chính với vốn điều lệ là 6.000.000.000đ thuộc bậc 2 = 2.000.000đ

Chi nhánh 1 thuộc cùng một địa bàn = 1.000.000đ

Chị nhánh 2 tại Hưng Yên = 1.000.000đ

Cách tính thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia tăng như sau:

Điều 9. Phương pháp tính thuế

 Phương pháp gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.”

1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

 Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;

 Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;

 Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 

2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế giá trị gia tăng;

Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

 Ví dụ: Công ty A xuất bán 10 bàn thu ngân cho công ty B với giá bán là 1.000.000đ/chiếc. Nhân dịp khai trương công ty đã giảm giá hàng bán 5% ( chiết khấu thương mại ). Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng cuau lô hàng để viết hóa đơn.

Trả lời: Giá tính thuế của 1 bàn thu ngân sau khi giảm giá: 1.000.000đ – (1.000.000đ x 5%) = 950.000đ

Vậy giá tính thuế giá trị gia tăng của lô hàng 10  chiếc là: 950.000đ x 10 = 9.500.000đ

Luật quy định cách tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

“Điều 22. Biểu thuế luỹ tiến từng phần

1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.

2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216 

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384 

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Điều 23. Biểu thuế toàn phần

1. Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.

2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:

 Thu nhập tính thuế

Thuế suất (%)

a) Thu nhập từ đầu tư vốn

5

b) Thu nhập từ bản quyền,

5

c) Thu nhập từ trúng thưởng

10

d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10

đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này

20

 

0,1

e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này

25

 

2

 

Ví dụ: Tháng 5/2016 ông A có thu nhập từ tiền lương là 40.000.000đ. Phải đóng các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương. Phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của ông A trong tháng 5.

Trả lời: Thu nhập của ông A là 40.000.000đ

Ông A được giảm trừ các khoản sau:

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 9.000.000đ. 

Giảm trừ gia cảnh cho 2 người con phụ thuộc: 3.600.000đ x 2 = 7.200.000đ

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội: 40.000.000đ x (8%+1,5%) = 3.800.000đ

Tổng các khoản được trừ là: 9.000.000đ+7.200.000đ+3.800.000đ = 20.000.000đ

Thu nhập tính thuế của ông A là: 40.000.00đ – 20.000.000đ

Số thuế ông A phải nộp là: (Tính theo từng bậc của Biểu  thuế lũy tiến từng phần)

– Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5.000.000đ, thuế suất 5%: 5 x 5% = 0,25 triệu

– Bậc 2: Thu nhập tính thuế từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ, thuế suất 10%: ( 10 – 5 ) x 10% = 0,5 triệu

– Bậc 3:  Thu nhập tính thuế từ 10.000.000đ đến 18.000.000đ, thuế suất 15%: (18 – 10) x 15% = 1,2 triệu

– Bậc 4: Thu nhập tính thuế từ 18.000.000đ đến 32.000.000đ, thuế suất 20%: ( 32 – 18) x 20% = 0,4 triệu

Vậy, tổng số thuế ông A phải nộp là: 0,5 + 1,2 + 0,4 = 2,3 triệu

Về địa điểm nộp thuế, căn cứ vào các quy định của pháp luật, các cá nhân và doanh nghiệp phải đến cơ quan thuế nộp thuế.

3. Bài viết tham khảo thêm:
>> 

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Cách tính thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân như thế nào?” . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *