Xin chào Luật Sư! Tôi có một thắc mắc xin nhờ luật sư tư vấn giúp cách giải quyết. Công ty chúng tôi gia công lại hàng cho một công ty khác trong nước Việt Nam. Có tổng cộng là 03 lần xuất hàng là vào ngày 26/10/2015, ngày 29/11/2015 và ngày 05/12/2015.
Do lúc đó bên chúng tôi hết hóa đơn nên không thể xuất ngay cho khách hàng được hóa đơn của từng lần xuất hàng đó. Ngày 08/12/2015 chúng tôi mới được phép sử dụng hóa đơn mới nên tôi đã xuất cho họ hóa đơn tổng cộng 03 lần vào một hóa đơn cụ thể là vào ngày 15/12/2015. Vậy tôi xin hỏi hóa đơn đó của tôi có được coi là hợp lý không? Nếu sử dụng hóa đơn đó khách hàng bên tôi có được hoàn lại số thuế GTGT 10% trên hóa đơn không? Khách hàng bên tôi nói là họ không chấp nhận hóa đơn đó vì thực tế hàng của họ xuất đi từ những ngày mà bên tôi xuất hàng cho bên họ. Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này chúng tôi cần phải làm gì để có thể hợp pháp hóa được hóa đơn đó, lấy được tiền và không gây tổn hại cả hai bên. Rất mong sớm nhận được tư vấn từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.
>> Luật sư tư vấn quy trình xuất hóa đơn theo luật, gọi:
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc về cho luật Minh Khuê, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
2. Nội dung phân tích:
Theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về thời điểm lập hóa đơn: Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn. Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Như vậy, trường hợp của bạn không lập hóa đơn khi giao hàng là trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm.
Như vậy công ty bạn xuất hàng 3 lần thì cần xuất 3 hóa đơn đúng tại thời điểm giao hàng. Nếu xuất chung cả 3 lần giao hàng cùng một hóa đơn là chưa phù hợp với nguyên tắc lập hóa đơn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định về việc xử phạt đối với hành vi này như sau:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.”
Về hoàn thuế: Để hoàn thuế, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện theo quy định, trong đó có quy định về điều kiện đối với hóa đơn tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:
Theo quy định của Thông tư 26/2015/TT-BTC thì để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng: “Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”
Tại Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các trường hợp được hoàn thuế GTGT:
Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng Theo điều 10 Thông tư 99/2016/TT-BTC quy định :
– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính) (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC).
– Các tài liệu khác theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC bao gồm : Hợp đồng mua bán, gia công, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng …
Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và pháp
Công văn 2104/TCT-KK quy định:
“Trường hợp Ban quản lý dự án Xây dựng phòng thí nghiệm Dioxin mua hàng hóa từ các nhà cung cấp (trang thiết bị, vật tư sử dụng để nghiên cứu). Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan làm chậm thanh toán tiền hàng dẫn đến nhà cung cấp không xuất hóa đơn GTGT khi giao hàng/thanh lý hợp đồng thì Ban quản lý được kê khai, hoàn thuế đối với những hóa đơn GTGT hàng hóa mua vào do người bán lập sai thời điểm nếu các hóa đơn này có đủ điều kiện khấu trừ theo quy định. Các đơn vị cung cấp hàng hóa cho Ban quản lý dự án bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn.”
Như vậy, hóa đơn công ty bạn xuất là hóa đơn sai thời điểm, vi phạm quy định về lập hóa đơn nên công ty bạn sẽ bị xử phạt về việc lập hóa đơn sai thời điểm.
Còn về vấn đề hoàn thuế của khách hàng của công ty bạn: Hóa đơn của công ty bạn là hóa đơn lập sai thời điểm nên hóa đơn này được coi là hóa đơn không hợp pháp, tuy nhiên cũng có ngoại lệ như hướng dẫn tại công văn 2104/TCT-KK nêu trên, nhưng công văn 2104/TCT-KK chỉ hướng dẫn cụ thể trường hợp vì lý do khách quan dẫn đến chậm thanh toán nên nhà cung cấp chậm xuất hóa đơn nên Ban quản lý dự án vẫn được khấu trừ, hoàn thuế. Vì vậy trong trường hợp này khách hàng của công ty bạn phải có công văn gửi cơ quan thuế để xem xét khấu trừ, hoàn thuế khi nhận hóa đơn lập sai thời điểm của công ty bạn.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật Minh Khuê