Vi phạm giao thông nhưng CSGT xử phạt hành chính nhưng không lập biên bản xử lý vi phạm thì giải quyết như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quy định pháp luật giao thông về nộp phạt tại chỗ ? Vi phạm công an giao thông thu tiền nhưng không lập biên bản thì có vi phạm luật không ? và một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc bồi thường các vụ tai nạn giao thông sẽ được luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. CSGT không lập biên bản xử lý vi phạm giao thông thì xử lý thế nào?

Thưa luật sư! Mong luật sư tư vấn giúp em ạ. Hôm vừa rồi em có đi trên đường tham gia giao Thông nhưng em không đội mũ lúc đấy mấy anh cảnh sát giao Thông yêu cầu dừng xe và có yêu cầu e xuất trình giấy tờ và bằng lái nhưng em không mang và họ yêu cầu e đưa chìa khoá xe máy e để họ đèo em về đồn. Lúc về đến đồn mới vào em có thấy cái anh ngồi ở bàn có ghi biển xố xe của em vào giấy gì đó em không biết.thì họ bảo em ra kia đứng để tí làm việc.em đứng ở đấy nhưng gần trưa cũng không thấy họ bảo gì.đến lúc hết giờ làm việc họ bảo giư xe rồi đi về đi .

Sau đấy em có gọi mẹ em lên để mang giấy tờ xe lên nhưng đã hết giờ làm việc. chiều em với mẹ em cũng lên luôn để họ giải quyết còn lấy xe sớm. lên thì gặp cái anh trực tiếp dân ở phòng anh đấy gọi cho mấy anh bên cảnh sát giao thông và rồi họ bảo trường hợp của em đã lập biên bản nhưng phải để sang tuần họ mới giải quyết. Em có hỏi sao lập biên bản lại không có chữ kí của em và sao không đưa cho em biên bản giữ xe của em. thì họ trả lời là lập biên bản nhưng họ không cần thiết phải có chữ kí của em.

Họ bảo em bị phạm lỗi không đội mũ, ko xuất trình được 3 loại giấy tờ xe khi họ kiểm tra.và họ bảo em về sang tuần lên họ sẽ làm việc.mà họ cũng không có giấy hẹn lên để giải quyết hay gì cả..mà trong khi đấy họ giữ xe của em mà trong tay em không có bất kì một biên bản hay giấy gì cả ? em thấy vô lí quá ?

Mong luật sư tư vấn giúp em.

>>

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn lưu thông trên đường trên xe mô tô nhưng , hành vi này của bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 8, , cụ thể:

“Điều 8. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người Điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Người Điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;…”

Bạn cũng không mang theo các giấy tờ xe, đối với hành vi này bạn sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về Điều kiện của người Điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người Điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.…”

Trong trường hợp này cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện, giấy tờ của bạn theo quy định tại các điều sau:

Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm – Nghị định 167/2013 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

“1.Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:

e) Khoản 3 Điều 17;…”

2.Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3.Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính – Luật xử lý vi phạm hành chính

“6.Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Khi tạm giữ phương tiện của người tham gia giao thông, người tạm giữa phải lập biên bản tạm giữa theo quy định tại điều 125 :

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính – Luật xử lý vi phạm hành chính

“9.Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm
giữ 01 bản.”

Như vậy, hành vi tạm giữ xe mà không lập biên bản hoặc có lập biên bản nhưng không giao cho người vi phạm là trái với quy định của pháp luật. bạn có thể làm đơn khiếu nại hành vi hành chính không tuân thủ các quy định của pháp luật nêu trên với cơ quan cảnh sát giao thông đó theo quy định tại luật khiếu nại năm 2011.

Bạn có thể tham khảo

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua .

>&gt Xem thêm: 

2. Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực giao thông ?

Thưa Luật sư! Ba của tôi lưu thông lên cầu bằng xe máy thì xảy ra va quẹt với em học sinh đang điều khiển xe máy (cũng có hơi men trong người nồng độ đo là 0.67) , sau đó vì lạc tay lái ba tôi ngã va vào người phụ nữ đi xe đạp bán hàng rong trên cầu ( chưa biết là đang đứng lại hay đang đẩy xe lên cầu).

Sau đó người phụ nữ kia vào bệnh viện vì gãy chân, theo thông tin từ ba của tôi là chỉ va vào thùng hàng của người phụ nữ kia chứ chưa đụng vào ( người đó cũng đã lớn tuổi khoảng 60, chân thì nghe ba tôi nói là chân có tật nên không biết là do xe ba tôi hay do nguyên nhân khác gây nên)

1. Vậy luật sư cho tôi hỏi ba tôi phải bồi thường như thế nào cho người phụ nữ đó và có phải ba tôi gián tiếp gây tai nạn giao thông gây thương tích cho người khác hay không ?

2. Người nhà phụ nữ đó và phía gia đình tôi cũng có thương lượng thỏa thuận về mức đền bù như sau:

*khoản đền bù gia đình tôi đưa ra là 100% tiền viện phí và hàng hóa trên xe người phụ nữ đó

*Bên phía gia đình người phụ nữ đó đòi bồi thường hoàn toàn chi phí và cả các chi phí sau khi xuất viện (tính theo chi phí sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ đó)

*Nếu không thỏa thuận được ra tòa án thì ba tôi sẽ chịu trách nhiệm về điều luật gì ?

Xin trân thành cảm ơn, Luật sư!

Người gửi: L.Q.T.

>>

Trả lời:

1. Vậy luật sư cho tôi hỏi ba tôi phải bồi thường như thế nào cho người phụ nữ đó và có phải ba tôi gián tiếp gây tai nạn giao thông gây thương tích cho người khác hay không ?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:

Thứ nhất có hành vi gây thiệt hại: Qua những gì bạn trình bày thì bố bạn va quẹt vào một em học sinh nên bị lạc tay lái và va vào người phụ nữ. Vậy hành vi gây thiệt hại cho người phụ nữ đó là từ bố của bạn.

Thứ hai, có thiệt hại xảy ra trên thực tế: Thiệt hại xảy ra trên thực tế trong tình huống này là tài sản (thùng hàng) và sức khỏe của người phụ nữ này.

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra. Như bạn đã trình bày thì ba của bạn cũng thừa nhận rằng có đâm vào thùng hàng. Đối với thiệt hại về tài sản thì có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, thiệt hại về sức khỏe thì không chắc có phải do ba của bạn không hay do tật ở chân của người phụ nữ nên để chắc chắn xác định được người phụ nữ này bị thiệt hại về sức khỏe do hànnh vi của ba bạn thì cần phải có kết luận của bác sĩ xác định mức độ thiệt hại, nguyên nhân của thiệt hại về sức khỏe.

Thứ tư, người gây thiệt hại có lỗi, không phân biệt lỗi đó là lỗi vô ý hay cố ý.Theo quy định tại điều 364

“Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.”

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Mặc dù do ba bạn va quẹt với người khác làm mất tay lái khiến gây thiệt hại cho người phụ nữ tức trong trường hợp này ba bạn không thấy trước hành vi mất tay lái của mình có khả năng gây thiệt hại cho người phụ nữ, nhưng do ba bạn đang điều khiển phương tiện nên buộc phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra. Như vậy trường hợp đối với của ba bạn là lỗi vô ý.

Qua đó, thì thấy rằng trường hợp của ba của bạn đều đáp ứng được cả 4 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên ba bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người phụ nữ đó. Trong trường hợp này cũng không được coi ba bạn gián tiếp gây tai nạn giao thông gây thương tích cho người khác, bởi hành vi trực tiếp gây thương tích cho người phụ nữ là hành vi của ba bạn đụng vào người phụ nữ, khiến người này bị thương.

2. Người nhà phụ nữ đó và phía gia đình tôi cũng có thương lượng thỏa thuận về mức đền bù như sau:
*khoản đền bù gia đình tôi đưa ra là 100% tiền viện phí và hàng hóa trên xe người phụ nữ đó
*Bên phía gia đình người phụ nữ đó đòi bồi thường hoàn toàn chi phí và cả các chi phí sau khi xuất viện (tính theo chi phí sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ đó)
*Nếu không thỏa thuận được ra tòa án thì ba tôi sẽ chịu trách nhiệm về điều luật gì ?

Như đã xác định ở trên, có hai loại thiệt hại, thiệt hại về tài sản và thiệt hại về sức khỏe. Với mỗi loại thiệt hại thì sẽ phát sinh traách nhiệm bồi thường tương ứng. Cụ thể, đối với thiệt hại về tài sản. Theo quy định tại khoản 1, điều 589 Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng

Như vậy, ba bạn sẽ phải bồi thường cho người phụ nữ giá trị của tài sản bị hư hỏng.

Đối với thiệt hại về sức khỏe, căn cứ vào khoản 1, điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

>&gt Xem thêm: 

3. Tư vấn quy định của pháp luật về đèn giao thông ?

Thưa luật sư, Em có thắc mắc chưa hiểu lắm về luật giao thông nhờ luật sư tư vấn giúp em. Tình huống như sau: – Làn đường xe máy đang sữa chữa nên xe máy được đi làn đường ô tô.

Do đèn giao thông của xe máy và ô tô khác nhau nên em chạy theo đèn xanh của làn xe máy. Khi bị CSGT thổi vào họ nói em đi làn đường ô tô thì phải đi theo đèn giao thông của làn ô tô, nếu em đi làn ô tô mà chạy theo đèn giao thông xe máy là em sai. Như vậy em bị phạt có đúng ko?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Quyen Nguyen

>>

Trả lời:

Theo như bạn trình bày thì đoạn đường bạn đi đang sửa chữa làn đường xe máy, việc điều khiển chuyển làn sang làn ô tô đi và phải đi theo đèn làn ô tô thì bạn phải xem xét tại đoạn đường mà bạn đang đi có yêu cầu cụ thể

+ Thông báo tín hiệu đi theo làn

+ Tại địa điểm đổi hướng đi, đi theo đèn có trong phần đường đang sửa chữa hay không

+ Việc không đi theo đèn giao thông xe máy có gây ùn tắc giao thông hay không.

Mặt khác bạn cần nói rõ bên công an giao thông đưa bạn vào lỗi vi phạm nào thì mới có thể xem xét phía công an xử phạt đúng hay sai. Bạn có thể tham khảo chi tiết trong về các mức xử phạt.

Trên đây, là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi cho thắc mắc của bạn, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi!

>&gt Xem thêm: 

4. Tư vấn luật giao thông đường bộ

Thưa Luật Sư! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp điều sau: Hiện nay tại 1 số tuyến phố tại Hà Nội (ví dụ như đường Phạm Văn Đồng) đường 1 chiều, mỗi bên có 3 làn đường, trong đó làn trong cùng bên phải có vạch liền ngăn cách với 2 làn còn lại.

Trên đường không có biển báo 4.12 – biển báo phân làn đường nhưng cảnh sát giao thông vẫn xử phạt những xe máy đi trên 2 làn ngoài lỗi đi sai làn đường quy định. Cảnh sát giao thông giải thích là với những tuyến đường có 3 làn như vậy thì xe máy bắt buộc phải đi làn trong cùng bên phải. Thưa luật sư,giải thích của cảnh sát giao thông như vậy là đúng hay sai?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Khoản 2 Điều 13 quy định: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Theo khoản 18, 19, 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định:

18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
20. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Căn cứ vào quy định trên vào trường hợp của bạn, giải thích của Công an là sai. Làn trong cùng bên phải là dành cho xe thô sơ, chứ không phải xe máy.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

5. Hỏi đáp pháp luật về vi phạm luật giao thông ?

Thưa luật sư! cháu vi phạm giao thông và bị thu giữ phương tiện vậy cháu hỏi tiền bãi giữ xe vi phạm 1 ngày là bao nhiêu? Xin cảm ơn!

Trả Lời:

Căn cứ theo điều 10 thì mức phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ sẽ thực hiện theo quy định của Bộ tài chính và theo quy định này thì tùy thuộc vào địa phương nơi phương tiện của bạn bị thu giữ. Trong trường hợp bạn cảm thấy không an tâm thì bạn có thể làm thủ tục đặt bảo lãnh để tự bảo quản phương tiện theo điểm b khoàn 1 điều 14 và mức bảo lãnh quy định tại khoản 4 điều 8 thông tư 47/2014/TT-BCA:

“Điều 10. Thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ

1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ do vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức bị tịch thu được trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm thì khi đến nhận lại tang vật, phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP.

2. Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện (trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ) hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

3. Mức phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ; việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”

” Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ:…..

b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.”

” Điều 8. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính…..

4. Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.

Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện sau khi nhận tiền đặt bảo lãnh phải chuyển ngay số tiền đó vào bộ phận tài vụ của cơ quan người có thẩm quyền tạm giữ để quản lý; trường hợp người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện để mất tiền đặt bảo lãnh hoặc sử dụng tiền đặt bảo lãnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật và phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, phí giữ xe này sẽ trực tiếp do UBND nơi bạn bị giữ xe quy định mức phí cụ thể trên địa bàn.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *