Tư vấn về việc bị lừa đảo qua mạng xã hội?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào quý luật sư, em xin được tư vấn về trường hợp bị lừa đảo của chị gái em ạ. Cuối tháng 9/2015, một người đàn ông xưng quốc tịch Anh kết bạn với chị em qua mạng và chị em đã có cảm tình với hắn. Đầu tháng 11/2015, người đàn ông kia bảo qua công tác ở Malay và bị mất tiền đồng thời nhờ chị em giúp đỡ.

Mục lục bài viết

Lúc đầu chị em không cho, nhưng sau một hồi năn nỉ, chị em yếu lòng đã chuyển tiền. Tiếp theo hắn bảo có hợp đồng lớn trị giá nhiều tiền, cần hỗ trợ về thuế, phí…và dần dần chị em sa vào bẫy phải chuyển tiền nhiều đợt cho hắn. Vào lúc đầu chị em chuyển hết tiền của mình, rồi sau đó vay mượn từ nhiều đồng nghiệp, lãnh đạo trong công ty. Tất cả những lần chuyển tiền đều vào những tài khoản ngân hàng việt nam khác nhau do người việt nam đứng tên. Tới gần đây, khi dần phát hiện mình bị lừa, và người đàn ông đó là ngừoi Việt Nam chứ không phải người nước Anh thì chị em bị một lãnh đạo tại công ty bắt kí đơn vay tiền. Nội dung đơn: tôi tên…, vay của…, sẽ trả vào … và có đóng dấu vân tay của chị em. Lúc ký đơn không có sự hiện diện của những người cho vay khác cũng như không có chữ ký của họ. Thời điểm kí đơn, chị em đang cực kì hoảng loạn và đơn cũng chỉ có một bản do bên kia giữ ( Việc vay tiền của nhiều người trước đó không có kí đơn gì cả ). Hiện tại chị em đã trình báo cơ quan công an để giải quyết. Vấn đề em muốn được giải đáp là liệu chị em có buộc phải đền số tiền vay của đồng nghiệp ( số tiền rất lớn) nếu như chị em bị lừa đảo, khi bản thân cũng bị mất một số tiền lớn. Và tính hợp pháp của đơn vay nợ trên. Bản thân chị không muốn trốn tránh nợ nhưng thật sự quá sức mình, việc đòi lại số tiền từ tên lừa đảo dường như vô vọng… Em mong muốn luật sư cho được giải đáp cũng như phương hướng giải quyết tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi:N.N

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của xin giấy phép.

Tư vấn về việc bị lừa đảo qua mạng xã hội?

>> về hành vi lừa đảo trực tuyến, goi:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 có hiệu lực hay không? có phải trả lại tiền hay không?

Theo quy định tại thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay là: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của ; Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hợp đồng vay có kỳ hạn: Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

=> Theo quy định trên thì hợp đồng vay tài sản của chị bạn như vậy là đã hoàn toàn có hiệu lực và chị bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định trên. Khi chị bạn không có khả năng thanh toán nợ thì bên cho vay có quyền gửi về việc đòi lại tài sản đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, khi chị bạn không có bất kỳ một tài sản nào để có thể thanh toán khoản nợ vay thì bên cho vay sẽ phải chịu rủi ro trong trường hợp này.

2.2 Bị lừa đảo làm thế nào để lấy lại được tiền?

Theo điều 174 về tội cụ thể yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Hay nói cách khác lừa đảo chiếm đoạt tài sản là có mục đích chiếm đoạt tài sản trước sau đó thực hiện hành vi lừa đảo để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản mà đã có suy nghĩ từ trước, hay rõ hơn đó là chiếm đoạt tài sản bằng hành vi gian dối.

=> Theo thông tin bạn cung cấp thì chị bạn quen người mang quốc tịch nước Anh qua mạng và mọi lần chuyển tiền đều qua các ngân hàng Việt Nam khác nhau và sau này chị bạn mới có phát hiện ra là người đó không phải là người mang quốc tịch nước Anh mà là người Việt Nam vì thể để bảo vệ tối đa quyền lợi của chị bạn thì chị bạn nên gửi tới cơ quan công an điều tra hình sự cấp Quận/ huyện xem xét vụ việc, tìm ra người mà chị bạn đã gửi tiền và giải quyết nguồn tin báo về tội phạm mà chị bạn đã trình báo, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và sau này là điều tra, truy tố, xét xử. Theo quy định tại điều 174 đã nêu ở trên thì người tự xưng mang quốc tịch nước Anh đó có dấu hiệu phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do đó tùy vào mức hậu quả xảy ra thì ngoài việc phải trả lại số tiền mà chị bạn đã gửi qua thẻ ngân hàng cho anh ta mà anh ta còn phải chịu mức phạt theo quy định tại điều luật 174 trong quy định như đã nói ở trên .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *