Tư vấn về hợp đồng ủy quyền dân sự ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật minh khuê tư vấn hợp đồng ủy quyền dân sự, công chứng hợp đồng ủy quyền và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện nay:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

;

Luật công chứng 2014

2. :

Kính gửi luật sư Tôi đang làm việc ở Ngân hàng và có vấn đề thắc mắc về việc ủy quyền lại Theo quy định của NHNN thì khi mở tài khoản thanh toán của Tổ chức, chủ tài khoản phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Trong trường hợp chủ tài khoản là người đại diện theo ủy quyền (có Giấy ủy quyền của Người đạo diện theo Pháp luật cho người đó, nội dung ủy quyền như sau: “Bên nhận ủy quyền được thay mặt Bên ủy quyền làm chủ tài khoản, được đứng tên mở tài khoản và thay mặt Công ty thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trên. Bên nhận ủy quyền có các quyền, trách nhiệm của chủ tài khoản theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng”) Theo quy định của NHNN về mở và sử dụng tài khoản, khi sử dụng tài khoản chủ tài khoản có quyền ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản Vậy, khi thực hiện ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản, chủ tài khoản theo ủy quyền có cần sự đồng ý của Người ủy quyền ban đầu (Người đại diện theo pháp luật của công ty không). Việc đồng ý này thể hiện ở đâu? Có cần thiết phải ghi trong Giấy ủy quyền ban đầu là đồng ý cho Người được ủy quyền ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản không? Trân trọng!

Kính gửi Luật sư. Kính mong luật sư giúp tư vấn dùm tôi trường hợp sau: TGĐ có yêu cầu (không có văn bản) rằng tôi – với tư cách là công ty – ủy quyền cho một nhân sự A trong công ty ký các chứng từ giao dịch với ngân hàng. Công ty không có lập mẫu riêng mà chỉ điền thông tin người được ủy quyền bởi kế toán trưởng trên mẫu giấy đăng ký thay đổi thông tin do Ngân hàng cung cấp. Như vậy, nếu nhân sự A này ký các chứng từ chi tiền dẫn tới rủi ro cho công ty thì tôi có phải chịu trách nhiệm liên đới hay không và nếu có thì trách nhiệm này đến mức độ nào (bồi thường hay chịu trách nhiệm pháp luật nếu mức độ nghiêm trọng). Rất mong luật sư giúp giải đáp thắc mắc này. Xin cám ơn

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 564 Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 có quy định về việc Ủy quyền lại

1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu

Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Điều 566. Quyền của bên được ủy quyền

1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

2. Được thanh toán mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Điều 567. Nghĩa vụ của bên ủy quyền

1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Điều 568. Quyền của bên ủy quyền

1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì việc ủy quyền lại phải đảm bảo những quy định sau:

Thứ nhất: việc ủy quyền lại bắt buộc phải có sự đồng ý của bên ủy quyền ban đầu chỉ trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng nếu có căn cứ chứng minh rằng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì ợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được;

Thứ hai: Việc ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu ví dụ như nếu như ban dầu việc ủy quyền được lập bằng văn bản có ký xác nhận của bên ủy quyền và bên được ủy quyền thì việc ủy quyền lại cũng phải được lập bằng văn bản và có ký xác nhận của người ủy quyền và người được ủy quyền cho người thứ 3, 

Thứ ba: Về phạm vi ủy quyền thì việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Trong trường hợp người được ủy quyền lại thực hiện công việc Uỷ quyền vượt quá phạm vi ủy quyền thì phải bồi thường thiệt hại nếu có./.

Cho em hỏi em bà con muốn ủy quyền giấy phép kinh doanh karaoke cho em quản lý toàn quyền và kinh doanh luôn vậy theo luật có được không ạ. Em xin cám ơn.

 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định tại Điều 85. Đại diện của pháp nhân

“Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này”.

Luật doanh nghiệp năm 2014 và cụ thể quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quy định như sau:

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

“3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.”

Như vậy theo quy định của pháp luật thì người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp có quyền ủy quyền cho một người khác thực hiện các quyền nghĩ vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và việc ủy quyền này phải được lập bằng văn bản;

Căn cứ vào trường hợp của bạn đưa ra thì việc người bà con bạn muốn ủy quyền cho bạn quản lý toàn quyền và kinh doanh luôn thì phải lập bằng văn bản ủy quyền và vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền./.

Hiện tại tôi đang có một thắc mắc, nhờ Công ty Luật tư vấn giúp: Công ty tôi là Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Hiện tại Công ty tôi đang chuẩn bị mời Ban kiểm soát lên làm việc. Tuy nhiên do có 1 thành viên bận việc không lên làm việc được và đã ủy quyền cho một người khác (không thuộc thành viên BKS). Vì vậy cho tôi hỏi việc ủy quyền như vậy có đúng không. Trân trọng cảm ơn./.

Căn cứ theo Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy nếu trong điều lệ của công ty không có quy định khác thì Kiểm soát viên hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác (không thuôc thành viên BKS) đề tham gia buổi làm việc, nội dung ủy quyền phải gửi đến Trưởng ban kiểm soát./.

Chào các anh chị Luật sư, Thủ tục để làm giữa cá nhân và cá nhân là ntn ạ? Em nghe nói là cả 2 người ủy quyền và được ủy quyền phải có mặt ở phải không ạ? Nếu trong trường hợp người ủy quyền ở thành phố HCM và người được ủy quyền ở Hà Nội thì có thủ tục nào hỗ trợ vấn đề này không ạ? Em cảm ơn –

Chào Luật Sư ! Em xin phép được hỏi Luật Sư về vấn đề . Hiện nay Em đang ở Hà Nội , muốn ủy quyền cho một người bạn ở trong TPHCM nhận giúp món đồ . Vậy Em phải làm như thế nào để có thể hoàn thiện , gồm 2 chữ ký và dấu xác nhận rồi gửi vào cho người được ủy quền ? Mong sớm nhận được trả lòi từ Luật Sư. Em xin cảm ơn !

 Điều 55 Luật công chứng Số: 53/2014/QH13 về Công chứng hợp đồng ủy quyền có quy định

“1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồngủy quyền.”

Nhưng vậy nếu trong trường hợp người ủy quyền và người được ủy quyền không ở cùng một nơi cư trú và không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền lập một hơp đồng ủy quyền và yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền sau đó giử hợp đồng ủy quyền về cho Bên nhận ủy quyền và bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *