Tư vấn về chuyển khoản khi ký hợp đồng ở nước ngoài không có hóa đơn?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư! Tôi tên Bình đang quản lý 2 công ty riêng của bên quận 3 Tphcm. Tôi có rất nhiều đối tác bên nước ngoài và tôi muối hỏi là khi tôi ra nước ngoài ký kết hợp đồng làm ăn và khách hàng thanh toán cho tôi tiền vào tài khoản của tôi mà không có hóa đơn hay chứng từ gì khác thì có coi là rửa tiền hay không?

Tôi phải làm gì khi bị kiểm tra là trong tài khoản của tôi có tiền? Là tài khoản cá nhân, tôi có phải khai báo hay đóng thuế không? Và các chuyển khoản do ký hợp đồng online thì làm sao có thể đưa ra khi cần? Xin cảm ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Xin giấy phép.

Tư vấn về chuyển khoản khi ký hợp đồng ở nước ngoài không có hóa đơn?

 

Nội dung trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn thắc mắc chúng tôi xin được giải đáp như sau:

 

Căn cứ pháp lý:

>&gt Xem thêm: 

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1 điều 4 luật phòng chống rửa tiền 2012 thì:

“1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản”

Theo quy định tại khoản 1 điều 151 Bộ luật HS về tội rửa tiền:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

>&gt Xem thêm: 

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;

b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.”

Theo quy định tại khoản 3 điều 22 Luật phòng chống rửa tiền về báo cáo giao dịch đáng ngờ như sau:

3. Các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm:

a) Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản; tiền gửi vào và rút ra nhanh khỏi tài khoản; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;

b) Các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản hoặc ngược lại trong một thời gian ngắn; tiền được chuyển qua nhiều tài khoản; các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch; thực hiện nhiều giao dịch, mỗi giao dịch gần mức giá trị lớn phải báo cáo;

c) Sử dụng thư tín dụng và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trị lớn, tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường;

d) Khách hàng mở nhiều tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở khu vực địa lý khác nơi khách hàng cư trú, làm việc hoặc có hoạt động kinh doanh;

>&gt Xem thêm: 

đ) Tài khoản của khách hàng không giao dịch trên một năm, giao dịch trở lại mà không có lý do hợp lý; tài khoản của khách hàng không giao dịch đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn;

e) Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;

g) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được vốn đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài không phù hợp với hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận được tiền từ nước ngoài chuyển vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

h) Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn;

i) Giao dịch gửi tiền, rút tiền hay chuyển tiền được thực hiện bởi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến tội phạm tạo ra tài sản bất hợp pháp đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;

k) Khách hàng yêu cầu vay số tiền tối đa được phép trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần ngay sau khi thanh toán phí bảo hiểm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu;

l) Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê tài chính hoặc uỷ thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch;

m) Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không rõ ràng, minh bạch.”

Theo quy định tại khoản 3 điều 1 thông tư 31/2014/TT-NHNN quy định về báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử đối với các đối tượng báo cáo như sau:

“1. Trách nhiệm báo cáo:

>&gt Xem thêm: 

a) Trừ những giao dịch chuyển tiền điện tử tại điểm b khoản này, tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) Các giao dịch chuyển tiền điện tử không phải báo cáo bao gồm:

– Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ;

– Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.”

Theo những quy định trên thì việc nhận thanh toán qua tài khoản mà không có chứng từ hóa đơn của bạn có thể coi là rửa tiền nếu số tiền giao dịch có giá trị vượt mức cho phép từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương mà không khai báo hoặc có những dấu hiệu đáng ngờ quy định tại khoản 3 điều 22 Luật phòng chống rửa tiền như trên. Ngược lại, nếu chỉ là giao dịch thông thường như quy định khoản 3 điều 1 thông tư 31/2014/TT-NHNN thì không phải báo cáo và không phải là rửa tiền. Để cho giao dịch của bạn trở nên minh bạch hơn và không bị coi là rửa tiền thì bạn nên khai báo đầy đủ các loại thuế liên quan đến việc thu nhập qua tài khoản với cơ quan thuế và khi thực hiện giao dịch nên lấy hóa đơn thông tin người chuyển khoản.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ

 

>&gt Xem thêm: 

 

 

 

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *