Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký dịch vụ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhà mình có diện tích nhà không ở đến muốn kinh doanh dịch vụ Homestay thì cần thành lập loại hình gì ? Trong quá trình đợi đăng ký hạng cơ sở du lịch thì Homestay có được kinh doanh, được cho khách du lịch thuê kể từ khi có giấy phép đăng ký kinh doanh không? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn Bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Xin giấy phép, vấn đề bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– 

– 

2. :

Theo quy định tại điều 49 Luật Du lịch 2017 về Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Các điều kiện cụ thể bao gồm:

a) Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

b) Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

c) Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Nhận thấy gia đình chị có diện tích nhà ở thừa và cho nhu cầu thành lập homsestay cho khách du lịch ngắn ngày chúng tôi xin tư vấn bạn có thể đăng ký theo hình thức để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú khi đáp ứng nêu trên.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú

Tại điều 71 thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập

2. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch:

Trong vòng 3 tháng kể từ khi bạn thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh, bạn cần làm thủ tục đăng ký hạng cơ sở lưu trú để xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch của mình. Việc lập hồ sơ và thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được hướng dẫn tại Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL như sau:

– Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch ( Mẫu 26 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011);

– Biểu đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú du lịch quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch;

– Danh sách người quản lý và nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch ( Theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL);

– Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có);

– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý;

– Bản sao chứng thực giấy cam kết hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và an toàn xã hội;

– Bản sao chứng thực giấy xác nhận đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ;

– Bản sao chứng thực xác nhận báo cáo tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của cấp có thẩm quyền;

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp dịch vụ ăn uống);

– Biên lai nộp lệ phí thẩm định cơ sở lưu trú du lịch theo quy định hiện hành.

Đối với hồ sơ đăng ký hạng từ 1 đến 5 sao hoặc hạng cao cấp, ngoài các giấy tờ trên, cung cấp thêm bản sao có giá trị pháp lý văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của trưởng các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, bảo vệ.

Như vậy, trong quá trình xin giấy đăng ký hạng cao cấp thì hộ kinh doanh vẫn có thể tiến hành bắt đầu kinh doanh dịch vụ du lịch lưu trú và hộ kinh doanh cần đảm bảo việc đăng ký hạng trong 03 tháng kể từ khi nhận giấy chứng nhận

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:    để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Doanh nghiệp –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *