Tư vấn tranh chấp đất đai của ông bà để lại không có di chúc ?

Đất đai, nhà ở hoặc các bất động sản khác luôn là một tài sản thừa kế có giá trị cao nhất nên luôn tồn tại những yếu tố phát sinh tranh chấp tiềm ẩn nếu các bên không hiểu rõ hoặc hiểu không đúng các quy định pháp lý về đất đai:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn tranh chấp đất đai của ông bà để lại không có di chúc ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Vụ việc có liên quan đến mảnh đất mà hiện nay gia đình tôi đang sinh sống, canh tác trên 30 năm nay. Mảnh đất này có một phần là đất vườn và một phần được công nhận là đất thổ cư (đất ở lâu dài).

Nguồn gốc mảnh đất gia đình tôi đang ở hiện nay trước đây là đất bãi bồi ven sông, do ông bà tôi cải tạo và sau này là cha mẹ tôi sinh sống, quản lý và sử dụng từ đó cho đến nay. Ông bà tôi sinh hạ được 6 người con gồm 04 gái, 02 trai. Trong đó có 01 người con trai nhập ngũ năm 1972, 01 gái nhập ngũ năm 1984 và hiện không còn hộ khẩu tại quê đã rất lâu. Hai người này đang sinh sống và có nhà tại TP. HCM. Còn 02 người con gái cũng đã lập gia đình và ra ở riêng gần khu vực nhà tôi ở.

Năm 1993 ông nội tôi mất không để lại di chúc. Cha mẹ tôi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước đối với mảnh đất này. Năm 2004 lần đầu tiên gia đình tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cha tôi làm chủ hộ (do chính quyền địa phương đo đạc và cấp đồng loạt cho các hộ gia đình).

Năm 2012 bà nội tôi mất cũng không để lại di chúc. Sau khi bà tôi mất thì có sự tranh chấp xảy ra. Hai người con đang sinh sống tại TP. HCM đòi chia phần đất tại mảnh đất hiện gia đình tôi đang ở và họ cho rằng mảnh đất này sẽ phải chia thành 6 phần bằng nhau, mỗi người con được hưởng tương ứng một phần bằng nhau.

Gia đình tôi thấy đây là một điều phi lý, vậy xin hỏi luật sư cách chia của họ theo Luật Đất đai 2013 có đúng không ? Quan điểm của tôi là đất cấp cho hộ gia đình (trước đây chưa được nhà nước công nhận) mà cha tôi là chủ hộ thì chỉ các thành viên sinh sống thực tế tại mảnh đất này mới có quyền quản lý và sử dụng. Xin luật sư cho biết cách chia theo pháp luật trong trường hợp tranh chấp khởi kiện tòa án sẽ như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: K.T

Tư vấn tranh chấp đất đai của ông bà để lại không có di chúc ?

Trả lời:

– Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất hiện gia đình bạn đang sinh sống có nguồn gốc từ việc ông bà bạn cải tạo từ đất bãi bồi ven sông, hơn nữa, việc bố mẹ bạn sinh sống lâu năm trên mảnh đất này không hề có sự thực hiện thủ tục tặng cho hay thừa kế từ ông bà bạn hay được sự đồng ý của những người anh em của bố bạn. Chính vì vậy, chủ sở hữu mảnh đất trên vẫn sẽ là ông bà bạn chứ không phải người đang sinh sống trên mảnh đất hiện nay là bố mẹ bạn.

1.1. Về việc chia di sản thừa kế của ông (ông chết không có di chúc từ thời điểm năm 1993)

Theo Luật Hôn nhân và gia đình, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, mảnh đất này của ông bà bạn có được trong thời kỳ hôn nhân thì được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng.

Theo đó, khi ông bạn mất, di sản của ông bạn để lại là quyền sử dụng một nửa diện tích mảnh đất trên, một nửa còn lại thuộc quyền sử dụng của bà bạn. Tức là, bà bạn sẽ được chia một nửa mảnh đất đó.

Một nửa phần diện tích đất là di sản ông bạn để lại sẽ được xử lý như sau:

Pháp luật về thừa kế quy định về thời hiệu khởi hiện về thừa kế để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Ông bạn mất từ năm 1993, tính đến nay đã 22 năm nên đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

Tuy nhiên theo của Hội đồng thẩm pháp Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định như sau:

Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Theo đó, trong trường hợp của gia đình bạn thì, sau khi ông bạn mất,phần tài sản mà ông bạn để lại vẫn chưa được chia thừa kế, do đó, nó trở thành tài sản chung giữa các đồng thừa kế (gồm bà bạn và 6 người con của ông bà bạn). Hiện nay, nếu bà bạn và các đồng thừa kế khác đồng ý thừa nhận phần tài sản này chưa chia và là tài sản chung của các đồng thừa kế thì có thể làm đơn kiện đến tòa án với nội dung khởi kiện là yêu cầu giải quyết việc chia tài sản chung giữa các đồng thừa kế.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới việc nếu một trong những đồng thừa kế không đồng ý thỏa thuận này thì không đủ điều kiện để trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Do đó, có thể bố bạn và các đồng thừa kế khác sẽ không được chia phần di sản của ông bạn (mảnh đất này).

1.2. Về việc chia di sản thừa kế khi bà mất năm 2012

Do bà bạn mất mà không để lại di chúc nên sẽ chia thừa kế phần tài sản của bà bạn theo pháp luật theo quy định tại điều 651 , cụ thể như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Từ 2 phân tích trên có thể thấy việc sau khi bà bạn chết các người con đòi chia di sản thừa kế là đúng . Nhưng việc họ đòi chia mảnh đất trên thành 6 phần bằng nhau là không thể được vì phần di sản thừa kế của bà bạn để lại chỉ là một nửa mảnh đất đó cộng với phần di sản bà bạn được hưởng khi thực hiện việc chia di sản của ông bạn khi ông bạn chết mà thôi nên bà bạn không có toàn quyền sở hữu đối với mảnh đất trên, do vậy khi bà bạn mất mảnh đất sẽ không thể được chia làm 6 phần bằng nhau được xác định căn cứ vào di sản của bà bạn được

Ngoài ra, việc bố bạn được đối với mảnh đất của ông bà bạn mà bố bạn chỉ là người sinh sống trên đó mà không hề có bất kỳ giao dịch tặng cho hay thừa kế nào từ ông bà bạn cho bố bạn là sai pháp luật. Chính vì vậy, sau khi thực hiện việc chia thừa kế, theo quy định tại điều 106 quy định về việc đính chính, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp thì bố bạn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do lỗi không đúng đối tượng sử dụng đất theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 106 :

“2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

Như vậy, để có thể xác định chính xác ai là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất trên thì gia đình bạn cần tiến hành ngay việc chia thừa kế đối với phần di sản của ông bạn trước sau đó đến bà bạn để có thể có được câu trả lời chính xác.

>> Tham khảo ngay:

2. về tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền đất đai ?

Kính gửi luật sư của xin giấy phép. Tôi có vấn đề muốn được sự tư vấn của luật sư, tôi xin trình bày sự việc như sau: năm 2004, nhà nước cho hộ gia đình tôi (gồm 5 người, bà nội tôi làm chủ hộ). Năm 2005, bà nội tôi bỏ tiền ra xây ngôi nhà trên phần đất được cấp giấy.

Năm 2007, bà tôi bắt đầu định cư tại mỹ và giao cho anh họ tôi tên A (22 tuổi) là cháu ruột trông giữ. Nay bà trở về lấy lại nhà thì anh A không đồng ý và đòi được chia phần của mình với lý do mình có tên trong hộ khẩu khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cất nhà. Hai bên đã tiến hành hòa giải nhưng không thành, nay tôi muốn biết anh A có được chia phần hay không và các thủ tục tiếp theo để bà nội tôi lấy lại nhà ?

Trên đây là toàn bộ sự việc, kính mong các luật sư tư vấn sớm cho tôi và gia đình. Trân trọng cảm ơn xin giấy phép.

>> Luật sư trả lời:

3. Tư vấn tranh chấp đất đai về ?

Xin chào văn phòng Xin giấy phép, cháu tên O, bố tên N.V.L, ông nội tên N.V.C, bà nội N.T.C, người khiếu nại chị của bố. Ông bà có 6 người con cháu xin giãi bày vấn đề của gia đình cháu, mong văn phòng luật sư xem xét tư vấn giúp gia đình cháu, gia đình cháu xin cảm ơn. Trước đây hai nhà có chung bìa đỏ, đi vay tiền ngân hàng khó khăn đã sửa tên trong bìa đỏ từ tên ông N.V.C sang ông N.V.L. Tuy nhiên trong sổ trích kê không sửa tên ,đến năm 2016 đã họp gia đình có viết văn bản sang tên cho bà N.T.C tất cả các con đều đã đồng ý ký tên, có văn bản từ chối nhận không hưởng phần đất của các con. Giấy tờ này có xã đóng mộc ,và có người làm chứng. Sau 1 tháng có người con không đồng ý đã đưa đơn kiện lên phòng địa chính huyện với lý do ông N.V.C, tự tiện sang tên trong bìa đỏ ,và làm khác với những gì văn bản họp gia đình đã đưa ra. Gia đình cháu đang lúc khó khăn muốn tách bìa hai mảnh vườn. Muốn bán 1 phần mảnh vườn ông nội đã để lại ?

Cháu xin cảm ơn.

>> Luật sư trả lời:

4. Tranh chấp đất đai khi người chết không để lại di chúc ?

Kính chào luật sư. Vấn đề của tôi là: bà ngoại của tôi là chị cùng cha khác mẹ với 2 người anh trai nữa, ông cố tôi mất có để lại mảnh đất và không có di chúc để lại, ngoại tôi lúc trước không có ở chung trên đất đó và sau này cả 2 ông tôi mất, miếng đất chỉ chia cho 2 bên gia đình của 2 ông tôi và ngoại tôi không được gì cả. Tôi xin hỏi luật sư là ngoại tôi có được hưởng gì trên mảnh đất đó không ?

Tôi xin cảm ơn.

Tranh chấp đất đai khi người chết không để lại di chúc

Luật sư trả lời:

Theo quy định của phấp luật, khi ông cố của bạn chết không để lại di chúc thì phần di sản để lại sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Điều 649 quy định về thừa kế theo pháp luật;

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừ kế do pháp luật quy định.

Theo Điều 651 quy định về người thừa kế theo pháp luật.

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Dựa vào thông tin bạn cấp, thì ông cụ cố của bạn chỉ có 3 người con là bà ngoại bạn và 2 người anh trai của bà. Như vậy, theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 thì cả 3 người con sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng nhau. Mỗi người được 1/3 miếng đất.

=> Như vậy, bà ngoại bạn sẽ được hưởng 1/3 miếng đất mà ông cố của bạn để lại.

– Trường hợp 2 ông anh trai của bà ngoại bạn đã chết, thì phần di sản thừa kế mà mỗi ông nhận được sẽ thuộc về các con của mỗi người theo quy định về thừa kế thế vị tại .

>> Tham khảo ngay:

5. Cách khi thừa kế không có di chúc ?

Chào luật sư, Bà ngoại em có 11 người con. Mẹ em là con gái thứ 5, tất cả những người con đều lập gia đình và ra ở riêng ( trừ người con thứ 8 , thứ 9 và dì út) dì út ở chung với ngoại từ nhỏ đến giờ. người con thứ 8 và 9 lập gia đình ra ở riêng nhưng không tách hộ khẩu, khi bà ngoại mất không làm di chúc cho ai.

Người con thứ 8 bán nhà của mình lấy tiền tiêu xài rồi kéo con cái mình về nhà ngoại ở. mặc định đó là nhà của mình, tự ý thay đổi đồ đạc khi mẹ em có ý kiến thì bị mắng và khẳng định chắc nịch “nhà tôi, tôi có quyền”. Khi ngoại còn sống có cho người con thứ 9 bán hàng trước nhà, khi ngoại mất người con thứ 9 không buôn bán nữa mà đem cho thuê mặt tiền nhà. Em mong luật sư tư vấn giúp em về việc người con thứ 8 khẳng định là nhà của mình là đúng hay sai. Và việc người thứ 9 không buôn bán nữa mà cho thuê phần mặt tiền nhà đó lấy tiền tiêu xài có đúng hay không? nếu họ sai em phải nhờ pháp luật thưa kiện như thế nào ?

Rất cám ơn luật sư.

Cách giải quyết tranh chấp đất đai khi thừa kế không có di chúc ?

:

Trả lời

Theo thông tin bạn cung cấp, bà ngoại bạn đã mất và không để lại di chúc, tuy nhiên bạn lại không nói rõ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của căn nhà nói trên đứng tên bà bạn hay bà bạn thay mặt cả hộ (bao gồm người con thứ 8 và người con thứ 9 chưa tách khẩu), do đó, trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Giấy chứng nhần quyền sử dụng đất đứng tên bà bạn thì là tài sản riêng của bà bạn

Trường hợp này, bà bạn mất, không để lại di chúc nên di sản bà bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 650 , các trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm.

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.”

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, di sản mà bà bạn để lại sẽ được chia đều cho tất cả các đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Theo dó, người con thứ 8 không có quyền độc chiếm ngôi nhà bà bạn để lại và người con thứ 9 cũng không thể tự ý cho thuê mặt tiền khi chưa được sự chấp thuận của các đồng thừa kế còn lại. Dù bạn không cung cấp thời gian bà bạn mất nên không xác định được thời điểm mở thừa kế, tuy nhiên theo quy định tại quy định về trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau:

“2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.”

Theo quy định kể trên, các đồng thừa kế còn lại vẫn có quyền khởi kiện, đề nghị tòa án chia di sản theo quy định của pháp luật, do tranh chấp di sản thừa kế không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Để Tòa án có thể nhận , thì người khởi kiện và những đồng thừa kế khác cần phải có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc văn bản cùng thừa nhận là di sản thừa kế chưa chia.

2. Trường hợp bà của bạn đứng tên trên Giấy chững nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình với tư cách chủ hộ:

Trong trường hợp này, Giấy chững nhận Quyền sử dụng đất do bà bạn đứng tên là tài sản chung của cả hộ gia đình tức là đây chính là tài sản chung của những người có tên trong sổ hộ khẩu. Khi đó, người con thứ 8 và người con thứ 9 được coi là đồng sở hữu ngôi nhà với bà của bạn. Khi bà bạn mất, không để lại di sản, phần tài sản tương ứng của bà bạn có trong ngôi nhà sẽ được chia theo quy định như ở trường hợp phía trên, phần tài sản tương ứng của người con thứ 8 và người con thứ 9 sẽ được coi là tài sản chung của họ.

Như vậy, ở cả hai tình huống nêu trên, việc người con thứ 8 độc chiếm ngôi nhà là trái quy định của pháp luật và việc người con thứ 9 cho thuê mặt tiền khi chưa có sự đồng ý của các đồng thừa kế khác cũng không hợp pháp. Các đồng thừa kế khác có thể khởi kiện lên Tòa án theo các thủ tục quy định tại để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho mình.

6. Tư vấn tranh chấp đất đai do ông bà để lại không di chúc ?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có vấn đề rất mong được giải đáp như sau: Ba tôi năm nay hơn 60 tuổi, là con út trong gia đình có 4 anh chị em, bác 2 (anh cả của ba tôi) đã mất từ năm 1975, 2 cô tôi đã có gia đình và ở riêng từ sau 1975. Ba mẹ tôi sống cùng bà nội tôi (ông nội tôi là liệt sĩ mất từ 1968) từ trước tới nay trên mảnh đất (ở nông thôn miền trung) diện tích khoảng hơn 5.000m2 do ông bà cố để lại. Năm 1997, bà nội tôi mất và không để lại di chúc về thửa đất gia đình tôi đang sinh sống.

Khoảng sau năm 2000, ba mẹ tôi hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đối với thửa đất nêu trên và chủ sở hữu được chứng nhận trên giấy là hộ gia đình tôi (gồm ba mẹ tôi và các anh chị em tôi). Trước đó giấy tờ mảnh đất như thế nào tôi không rõ nhưng thấy hàng năm ba mẹ tôi vẫn phải đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Nay các cô tôi yêu cầu ba mẹ tôi phải chia đất cho các cô. Xin nói thêm là trước kia, khoảng năm 1990, ba mẹ tôi hỗ trợ cho 2 cô tôi toàn bộ gỗ, tre, ngói và thậm chí là tiền để làm nhà trên đất của gia đình phía 2 dượng của tôi (hồi đó quê tôi còn nghèo chủ yếu chỉ có nhà khung gỗ, vách đất và lợp ngói thôi, thậm chí còn 1 số nhà mái tranh). Tôi xin hỏi luật sư là các cô tôi yêu cầu như vậy có đúng không? Tôi xin chia sẻ thêm với luật sư là ba tôi cũng muốn chia một phần đất cho các cô tôi và chị họ tôi (con gái duy nhất của bác 2 tôi). Hiện tại mảnh đất này có giá trị cũng không quá lớn (nghe mấy cô chú ở xóm tôi nói khoảng trên dưới 200 triệu đồng gì đó).

Theo suy nghĩ của tôi việc phân chia này về giá trị tiền bạc thì không quá lớn nhưng ba mẹ tôi đã tốn bao nhiêu công sức để khai phá vì sau giải phóng đó chỉ là mảnh vườn hoang chủ yếu là cây cỏ dại, các cô tôi lấy chồng và ở riêng từ sớm nên không có công sức gì trên mảnh vườn này. Việc thờ cúng (ông bà cố tôi, ông nội tôi, bác 2 tôi) và phụng dưỡng bà nội tôi do ba mẹ tôi lo từ xưa tới nay. Ba mẹ tôi đã làm lụng vô cùng vất vả, nhịn ăn nhịn mặc từ trước đến nay mới có được cuộc sống ổn định như hiện giờ. Trong ý nghĩ của các cô (và cả các anh họ của tôi) là khi bà nội tôi mất có để lại tiền vàng cho ba mẹ tôi nhưng tôi biết rất rõ là bà tôi không để lại bất cứ tài sản nào và thật ra bà cũng chẳng có gì mà để lại. . Hơn nữa đây có thể coi là di sản thờ cúng của ông bà tổ tiên để lại, nếu cứ chia cho các cô tôi, rồi sau này là các anh chị em tôi thì nó sẽ còn lại gì? Ý kiến cá nhân tôi là muốn để ai thờ cúng (giờ là ba mẹ tôi, sau này là 1 trong số anh chị em tôi) thì người đó được sử dụng. Do không hiểu biết rõ về pháp luật, mong luật sư giúp tôi giải đáp vấn đề trên. Xin cảm ơn !

Người gửi: HG

>>

Trả lời:

Vấn đề cốt yếu để giải đáp thắc mắc của bạn là phải xác định được nguồn gốc của mảnh đất này: là do ông bà của bạn để lại hay là do bố mẹ của bạn khai hoang, vượt lập hình thành, sử dụng.

Để trả lời cho câu hỏi các cô của bạn có quyền yêu cầu chia mảnh đất đó hay không? Điều quan trọng là phải xác định được nguồn gốc của mảnh đất.

– Nếu mảnh đất là do ông bà của bạn để lại thì các cô của bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu được chia đất. Bởi tại Điều 650 quy định về thừa kế theo pháp luật khi người chết không có di chúc. Khi đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng 1 phần bằng nhau từ khối di sản. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Do đó, việc các cô của bạn yêu cầu được chia đất là hoàn toàn chính đáng.

– Nếu mảnh đất là do bố mẹ của bạn khai hoang, vượt lập bằng riêng công sức của bố mẹ bạn thì bố mẹ bạn có quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất này, bà nội của bạn cũng không có quyền định đoạt đối với mảnh đất này. cũng quy định về công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ nhưng sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp. Cụ thể:

“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Do đó, các cô của bạn không có quyền yêu cầu được chia đất đối với diện tích đất được hình thành từ công sức của bố mẹ bạn.

– Trường hợp vừa có diện tích đất của ông bà bạn để lại vừa có diện tích đất do bố mẹ bạn khai hoang, vượt lập hình thành nên thì sẽ tách riêng 2 diện tích và giải quyết yêu cầu của các cô bạn như trên. Khi đó, vấn đề quan trọng là xác định diện tích nào là của ông bà bạn để lại, diện tích nào là của bố mẹ bạn có công sức khai hoang, và chứng minh công sức khai hoang, vượt lập của bố mẹ đối với diện tích thực tế.

Chúng tôi cũng xin phân tích thêm về vấn đề di sản thờ cúng.

Điều 645 quy định về vấn đề di sản thờ cúng trong nội dung của thừa kế theo di chúc. Tức là phần di sản được coi là di sản thờ cúng khi người để di sản có di chúc và trong di chúc xác định rõ phần di sản nào là dùng vào việc thờ cúng. Đối với phần di sản thờ cúng này không thể được phân chia thừa kế.

Trong nội dung của thừa kế theo pháp luật không có nội dung về di sản thời cúng. Bởi khối di sản không được định đoạt bởi ý chí của người chủ tài sản mà được định đoạt bằng ý chí của Nhà nước, thể hiện ở việc những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều được hưởng 1 phần bằng nhau. Khi các đồng thừa kế muốn di sản được dùng vào việc thờ cúng thì phải có văn bản thỏa thuận được công chứng hoặc chứng thực.

Xét trường hợp của bạn, nếu có di sản của ông bà bạn để lại, trong khi ông bà bạn qua đời không có di chúc, thì việc muốn đưa di sản vào việc thờ cúng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng thừa kế, chứ không phải một thừa kế muốn là được.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi, rất mong có thể giải đáp được thắc mắc của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Mọi chi tiết vướng mắc xin liên hệ tới trực tuyến:

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận đất đai – Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *