Tư vấn tách tài sản cố định (tòa nhà) thành một công ty con trực thuộc ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép,
Tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Công ty được thuê lô đất từ năm 2003, mục đích thuê đất là xây dựng nhà máy sản xuất máy chiếu. Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng Công ty không xây dựng nhà máy, mà xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê.

Bây giờ công ty đang làm lại (Với giá đất thuê mới) và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Ngày xưa, sau khi có hợp đồng thuê đất, Công ty không có tiền xây dựng tòa nhà nên đã vay tiền của 1 số cá nhân là cổ đông trong Công ty.

Bây giờ Công ty muốn tách riêng phần tài sản là tòa nhà văn phòng đem góp vốn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên do 100% vốn Công ty mẹ là công ty cổ phần góp. Sau khi góp vốn bằng tài sản là tòa nhà (Trị giá 100 tỷ), Công ty muốn cho các chủ nợ kia góp vốn vào Công ty TNHH dưới dạng đối trừ công nợ.

1    Có thành lập Công ty TNHH 1 thành viên dưới dạng góp vốn bằng tài sản là tòa nhà nước không? Khi góp như thế có phải xuất hóa đơn không?

2.   Góp vốn bằng đối trừ công nợ có làm được không?

3.   Tòa nhà sẽ được tính khấu hao như thế nào từ khi góp vốn thành lập công ty mới 100% vốn công ty mẹ, đến khi cho các chủ nợ góp vốn vào thì làm khấu hao tính như thế nào?

 Xin cám ơn!

Người gửi: NTT Hiền

>>

 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Yêu cầu thứ nhất: Theo qui định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005:

“4. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.”

Do đó, việc góp vốn bằng tài sản là tòa nhà là hoàn toàn phù hợp với các qui định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng vì loại hình doanh nghiệp mà bạn đang dự định thành lập là công ty TNHH một thành viên nên việc để tất cả các chủ nợ cùng tham gia góp vốn là không phù hợp với qui định pháp luật vì đây là loại hình doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Yêu cầu thứ hai: việc góp vốn bằng đối trừ công nợ không bị pháp luật cấm do đó hoàn toàn do các bên thỏa thuận. Nếu công ty bạn và các chủ nợ thỏa thuận chuyển khoản tiền vay sang thành khoản góp vốn vào công ty thì cần có văn bản thỏa thuân rõ ràng để tránh tranh chấp sau này.

Yêu cầu thứ ba: về cách tính khấu hao tài sản cố định là tòa nhà. Tòa nhà theo qui định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC được xem là tài sản cố định. Theo qui định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC: “Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Về thời gian tính khấu hao tài sản cố định trong trường hợp của bạn sẽ được thực hiện theo các qui định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC . Cụ thể là:

“Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
 

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ =
 
Giá trị hợp lý của TSCĐ x
 
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này)
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

 
Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với câu hỏi của bạn. Chúc bạn thành công!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp –

—————————————–

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. .

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *