Tư vấn pháp luật thuế và giải đáp vấn đề thông báo hóa đơn thuế ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Luật sư, tôi co một thắc mắc về việc thông báo hóa đơn. Tôi muốn hỏi trường hợp công ty đã có Giấy phép đăng ký doanh nghiệp lần đầu vào ngày 03/12/2015 nhưng ngày 04/4/2016 mới bắt đầu đi khai thuế ban đầu. Công ty này bị lập biên bản phạt nộp chậm thuế môn bài 3.5 triệu đồng.

Từ tháng 12 đến nay công ty đã hoạt động và sử dụng hóa đơn nhưng chưa thông báo, em xin phép hỏi luật sư cách giải quyết như thế nào để có thể khắc phục giảm nhẹ cách xử phạt về thuế khi không thông báo thuế.

2/ Trường hợp nếu như không có sử dụng hóa đơn, trong các giao dịch trả tiền với khách hàng, công ty không sử dụng hóa đơn, mà chỉ tính bằng miệng, giấy tờ viết tay thông qua nhau thì công ty có được gọi là đưa vào hoạt động hay chưa ?

3/ Chứng thư số mình phai đăng ký như thế nào để có hay là mình phải đăng ký thông qua công ty, số tiền có như thế nào.

Rất mong được sự hồi đáp sớm của Luật sư Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  của xin giấy phép.

>>

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin anh cung cấp xin được tư vấn cho anh như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP  và nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

– quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

– hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

–  về xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn

– về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

NỘI DUNG PHÂN TÍCH

1. Cách xử lý đối với hóa đơn đã sử dụng trước khi thông báo

Về vấn đề này, đầu tiên cần khẳng định doanh nghiệp tự ý xuất hóa đơn khi chưa có thông báo phát hành hóa đơn là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

“Điều 22: Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

….”

Về cách xử lý, cần thực hiện những thủ tục sau:

-Bước 1: Lập thông báo phát hành hóa đơn và gửi đến chi cục thuế quản lý trực tiếp

-Bước 2: Do khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin nên xin được chia ra làm hai trường hợp sau:

+, Nếu chưa kê khai thuế: Thu hồi lại số hóa đơn đã lập, sau đó xuất lại hóa đơn mới cho khách hàng (Sau 05 ngày gửi thông báo phát hành hóa đơn) và kê khai theo hóa đơn mới.

+, Nếu đã kê khai thuế:  Làm công văn giải trình lên chi cục thuế để chi cục thuế có phương hướng giải quyết.

* Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

– Nếu doanh nghiệp chứng minh được là đã gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nhưng cơ quan thuế không nhận được thì không bị phạt (Quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BTC).

-Nếu khắc phục trước khi cơ quan thuế hoặc cơ quan có thểm quyền ra công bố quyết định kiểm tra, thanh tra tại trụ sở công ty hoặc trước khi cơ quan thuế phát hiện ra không qua thanh tra, kiểm tra tại trụ sở (trường hợp chưa kê khai thuế) thì sẽ không bị xử phạt.

-Nếu một trong hai bên đã kê khai thuế hoặc cơ quan thuế đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở công ty, hoặc cơ quan thuế đã phát hiện ra không qua thanh tra, kiểm tra tại trụ sở, thì Doanh nghiệp A sẽ bị xử lý như sau:

Theo quy định tại Công văn số 568/TCT-CS về xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn có hướng dẫn như sau:

“– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.

– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên.”

Tức là,

+Nếu như việc sử dụng số hóa đơn đó của doanh nghiệp mà dẫn đến xác định sai số tiền thuế phải nộp (khoản 4 Điều 108 Luật quản lý thuế) thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi trốn thuế, gian lận thuế tại Điều 13 thông tư 166/2013/TT-BTC:

“1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

…..

6. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.

Số tiền thuế trốn, gian lận theo quy định tại Điều này là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.”

+, Nếu như việc sử dụng số hóa đơn đó của Doanh nghiệp A không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định của Nghị định 109/2013/NĐ-CP và thông tư 10/2014/TT-BTC:

Khoản 5 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sau:

“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.”

Điều 37 Nghị định 109/2013/NĐ-CP  có quy định về việc không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng như sau:

“2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định.”

Như vậy tức là đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp do chưa làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 37 Nghị định 109/2013/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết tại Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BTC như sau:

“b) Phạt tiền 6.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng chưa đến kỳ khai thuế. Người bán phải cam kết kê khai, nộp thuế đối với các hóa đơn đã lập trong trường hợp này.

Trường hợp người bán có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản này và đã chấp hành Quyết định xử phạt, người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí theo quy định”.

Như vậy, doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình của mình để xác định các trường hợp bị xử phạt và mức phạt.

2/ Trường hợp nếu như không có sử dụng hóa đơn trong các giao dịch trả tiền với khách hàng, công ty không sử dụng hóa đơn, mà chỉ tính bằng miệng, giấy tờ viết tay thông qua nhau thì công ty có được gọi là đưa vào hoạt động hay chưa?

Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

” Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)”

Như vậy, doanh nghiệp không xuất hóa đơn vẫn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

3/ Chứng thư số mình phải đăng ký như thế nào để có hay là mình phải đăng ký thông qua công ty, số tiền có như thế nào?

Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Tổ chức muốn cung cấp dịch vụ chứng thư số phải xin sự cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quy trình cấp chữ ký số:

Bước 1: Khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký chữ số thuế, thông tin về doanh nghiệp( tên doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh) để gửi yêu cầu đến nhà cung cấp chữ ký số NewCA.

Bước 2: Nhà cung cấpchữ ký số xác nhận thông tin về doanh nghiệp có đúng với trung tâm dữ liệu quốc gia. Sau khi chấp nhận hồ sơ đăng ký dịch vụ chữ ký số, nhà cung cấp sẽ nạp thông tin khách hàng vào USB Token, bao gồm cặp khóa công khai và bí mật. Khi khách hàng nhận được hợp đồng và thiết bị từ nhà cung cấp, cần xác nhận nội dung chứng thư số là gì? Tên doanh nghiệp và thời hạn chứng thư số có đúng với hợp đồng hay không?

Bước 3: Nhà cung cấp gửi toàn bộ thông tin về doanh nghiệp A đến Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia (Root CA) – Trực thuộc cục Ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 4: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản với máy chủ của Tổng cục thuế (Tên đăng nhập là Mã số thuế của doanh nghiệp), đồng thời gửi khóa công khai

Bước 5: Máy chủ thuế gửi yêu cầu xác nhận thông tin tới Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia.

Bước 6: Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia (Root CA) trả lại kết quả xác nhận với cơ quan thuế.

Sau khi nhận được xác nhận thông tin về Doanh nghiệp hoàn toàn chính xác, doanh nghiệp có thể khai thuế qua mạng với cơ quan thuế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email  hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật thuế.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *