Tư vấn mức đóng bảo hiểm xã hội và chế độ thai sản ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Em đi làm ở công ty cũ từ tháng 8 – đến tháng 10/2015 nhưng không được đóng bảo hiểm. Sang tháng 12/2015 em chuyển sang làm công ty mới và được đóng bảo hiểm bắt đầu từ tháng 2/2016. Như vậy, tháng 9/2016 em sinh em bé thì có được hưởng chế độ thai sản không ạ? Anh/chị có thể giải đáp giúp em được không ạ? Xin cảm ơn !

Thưa luật sư, Em đi làm ở công ty cũ từ tháng 8 – đến tháng 10/2015 nhưng không được đóng bảo hiểm. Sang tháng 12/2015 em chuyển sang làm công ty mới và được đóng bảo hiểm bắt đầu từ tháng 2/2016. Như vậy, tháng 9/2016 em sinh em bé thì có được hưởng chế độ thai sản không ạ? Anh/chị có thể giải đáp giúp em được không ạ? Xin cảm ơn !

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, thắc mắc của bạn được giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

>&gt Xem thêm: 

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

>> Như vậy,bạn chuyển sang làm công ty mới và được đóng bảo hiểm bắt đầu từ tháng 2/2016,đến tháng 9/2016 bạn sinh em bé thì bạn đủ điều kiện là đóng đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con để hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 của điều 31 luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

>&gt Xem thêm: 

Thưa Luật sư, em đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10.2015. Hiện do sức khỏe không tốt em buộc phải nghỉ việc để dưỡng thai. Dự kiến nghỉ là đầu tháng 4. 5.4.2016 em có nhận lương là đóng bhxh một lần nữa. Và dự kiến sinh khoảng 10.11.2016. Vậy trường hợp của em có được hưởng chế độ thai sản không? Xin chân thành cảm ơn luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, thắc mắc của bạn được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn 

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

>&gt Xem thêm: 

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

>> Như vậy, Dự kiến bạn sẽ nghỉ là đầu tháng 4.5/2016 có nhận bảo hiểm xã hội một lần Và dự kiến sinh khoảng 10.11/2016. Vậy trường hợp của bạn không được hưởng chế độ thai sản căn cứ theo khoản 3 điều 5 của luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Tức là bạn đã dừng việc tham gia bảo hiểm xã hội nên không được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

 

Kính gửi: Xin giấy phép Tôi tên: Nguyễn Văn Ry Tôi nghe nói, theo luật Bảo hiểm 2014, khi vợ sinh con, tôi cũng được hưởng chế độ thai sản là 05 ngày (vợ sinh thường). Tuy nhiên đến BHXH huyện thì họ nói là do vợ tôi có đóng BHXH (Vì vợ tôi cũng đi làm) nên tôi không được hưởng 05 ngày nêu trên. Như vậy có đúng không ạ? Xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, thắc mắc của bạn được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

Theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014

>&gt Xem thêm: 

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

>&gt Xem thêm: 

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

>> Như vậy, theo quy định này thì bạn là chồng đang tham gia bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc có hưởng lương nếu vợ sinh thường việc BHXH huyện thì họ nói là do vợ tôi có đóng BHXH (Vì vợ tôi cũng đi làm) nên tôi không được hưởng 05 ngày là trái với quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *