Tư vấn Luật trực tuyến về tội đánh bạc, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi gây thương tích dẫn đến chết người thì bị xử lý về tội gì ? Đánh bạc trực tuyến sẽ bị phạt như thế nào ? Luật sư của Công ty xin giấy phép tư vấn về tội đánh bạc, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và tội hủy hoại tài sản người khác :

Mục lục bài viết

1. Tư vấn Luật trực tuyến về tội đánh bạc, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em trai tôi va 3 nguoi ban cung di hat karaoke ở quán đến khi thanh toán tiền thì quan ghi nhieu thư va tăng tiền lên, hai ben cãi nhau, em tôi và ban đã đạp vỡ 3 tấm kính cua quán hôm sau đã lắp lại kính trị giá 700 nghìn đồng. vây em tôi có bị xử phạt gì không ?

Tư vấn Luật trực tuyến về tội đánh bạc, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Xin giấy phép tư vấn luật trực tuyến về tội đánh bạc, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và tội hủy hoại tài sản người khác :

Trường hợp của em bạn phải xác định rõ mục đích đập vỡ 3 tấm kính, nếu cố ý sẽ đủ dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý tài sản theo Điều 143, (). Theo đó, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trường hợp như em bạn là phạm tội có tổ chức nên sẽ bị xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù.

Để xác định tội mà những đối tượng này phạm phải, cần xác định được mục đích phạm tội: nếu mục đích là tước đoạt tính mạng của nạn nhân thì sẽ bụ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 93-BLHS 1999; nếu không có mục đích giết người mà đơn thuần chỉ là xô xát cá nhân, nhóm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104-BLHS 1999 với tình tiết gây hậu quả chết người.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em bị bắt vì tội đánh bạc, trong bàn bạc công an thu giữ được 6.200.000 nghìn đồng. Em là người nhiều tiền ths 3 là 1.600.000 nghìn, Em cũng là người khởi sướng và chia bài đầu tiên. Xin hỏi: Em bị án phạt như thế nào ? Em cảm ơn!

Điều 248. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Với trường hợp của bạn, đây là trường hợp phạm tội có tổ chức nên đây sẽ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bạn sẽ bị phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan:

2. Cố ý gây thương tích đặc biệt nặng cho người khác mức phạt tù bao nhiêu năm?

Chào luật sư, Em có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Bạn em hiên đang bị công an tạm giam chờ ra ngày ra tòa. Hiện tai em va gia đình bạn em rất hoang mang không biết bạn em bị tòa tuyên án bao nhiêu năm tù nữa ?

Trường hợp bạn em như sau: hôm đó bạn em và chị của nó đi với nhau và đi chung cùng một nhóm bạn. Trong quá trình đi cùng nhau người kia có lời thô tục với bạn em. Do không kiềm chế được đã xảy ra xô xác với người kia, bạn em bị người kia đánh tới tấp, bạn em vô tình cầm được chai bia đâm vào bụng người kia và bạn em bỏ chạy. Người kia đuổi theo va tiếp tục xô xát, bạn em đã đâm vào con mắt trái của người kia, kết quả là người kia bị liệt 3 ngón tay trái và mất 1 con mắt trái, phía người kia không làm đơn bãi nại. Và gia đình bạn em có chủ động thăm hỏi va đưa tiền thuốc khoảng 27 triệu đồng.

Trường hợp bạn em như trên thì bị phạt bao nhiêu năm tù? Mong luât sư tu vấn giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn!

Cố ý gây thương tích đặc biệt nặng cho người khác mức phạt tù bao nhiêu năm?

Trả lời:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn của bạn vì bị người kia nói những lời nói thô tục, bị đánh tới tấp nên do không kiềm chế được đã xảy ra xô xát với người kia, nên bạn của bạn vô tình cầm được chai bia đâm vào bụng người kia và bạn của bạn bỏ chạy. Tuy nhiên người kia vẫn tiếp tục đuổi theo và tiếp tục xô xát nên bạn của bạn đã đâm vào con mắt trái của người kia, kết quả là người kia bị liệt 3 ngón tay trái và mất 1 con mắt trái.

Do vậy, hành vi bạn của bạn có thể được xác định là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh – tội này được quy định rõ tại Điều 105 .

“Điều 105. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.”

Ngoài ra, có thể xem xét theo quy định Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem thêm nội dung liên quan:

3. Hỗ trợ pháp lý về tội cố ý gây thương tích ?

Xin luật sư! giúp dùm về vấn đề của con tôi, về việc cố ý gây thương tích 15% sẽ chịu hình phạt nào? nội dung sự việc là con tôi lúc gây thương tích cho người ta,cháu mới 16 tuổi. Cháu đi làm thuê cho người ta,và người chủ của cháu có gây cấn với người khác,trong khi uống rượu người đó đã đi đánh người ta,và vợ người chủ có kêu con tôi đi theo,lên xe người chủ nói mày đánh nó có gì tao lo cho,cháu lỡ dại đánh người,sau đó em người chủ đến đánh gây thương tích cho người kia 15%.rồi người chủ kêu con tôi nhận một mình.vì người chủ nói nếu cháu nói ra có 3 người là hành vi có tổ chức sẽ ở tù nhiều.cháu quá sợ đã nhận một mình.hôm nay cháu đã đủ 18 tuổi,gia đình nội ngoại có huân chương ?

Tôi không biết sau mong luật sư cho tôi lời tư vấn, xin chân thành cảm ơn!

Hỗ trợ pháp lý về tội cố ý gây thương tích ?

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì thời điểm con bạn phạm tội là 16 tuổi, theo quy định của bộ luật hình sự thì khi con bạn đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm quy định tại điều 12 bộ luật hình sự. Việc con trai bạn có hành vi đánh người là trái pháp luật và hành vi này thuộc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều 104 , sửa đổi bổ sung 2009. Tỷ lệ thương tật mà người bị hại giám định là 15% sẽ thuộc khoản 1 điều 104 mức khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Chúng tôi sẽ chia thành 2 trường hợp cụ thể để phân tích.

Trường hợp 1: trong trường hợp con trai bạn nhận hết mọi tội danh về mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 điều 104 bộ luật hình sự do tỷ lệ thương tật của người bị hại là 15%. Căn cứ vào nhân thân, gia đình có công với cách mạng.. theo điều 46 bộ luật hình sự thì có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ thì tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Bên cạnh đó sẽ phải bồi thường cho bên bị hại.

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

“Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

“Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

Trường hợp 2: trong trường hợp con trai bạn khai rằng còn 2 người nữa tham gia và người chủ là người chủ mưu trong trường hợp này, mặc dù con trai bạn vẫn phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều 104 bộ luật hình sự, nhưng khi khai ra 2 người nữa cùng thực hiện thì sẽ giảm nhẹ phần bồi thường cho người bị hại, vì khi đánh người bi hại là nhiều người cùng gây ra tỷ lệ thương tật 15% chứ không phải một mình con trai bạn. Theo đó quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm được quy định tại điều 53 bộ luật hình sự

“Điều 20. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

“Điều 3. Nguyên tắc xử lý

2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.”

“Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua : . Trân trọng./.

>> Xem thêm nội dung liên quan:

4. Xác định Giết người hay Cố ý gây thương tích?

Thưa luật sư, cháu muốn hỏi luật sư tình huống sau: Bố mẹ cháu chung sống 23 năm, hơn 1 năm về đây bố cháu có quan hệ với người phụ nữ khác nhưng mẹ cháu không có bằng chứng. Mẹ cháu nhiều lần khuyên nhủ bố cháu nhưng không thành. Đến đêm ngày 27/3 vừa qua thì bố mẹ cháu thống nhất viết đơn ly hôn và mẹ cháu thuận tình ký đơn.

Do uất ức và quẫn trí nên sáng ngày 27/3 mẹ cháu dùng dây điện trích bố cháu nhưng vì chập điện nổ cầu chì nên bố cháu may mắn thoát chết chỉ bị thương nhẹ ( đi truyền dịch và sức khỏe đã hồi phục) còn mẹ cháu đã bị công an bắt giam. vậy luật sư cho cháu hỏi tội của mẹ cháu bị xếp vào tội gì với khung hình phạt là bao nhiêu năm tù? Mẹ cháu thân nhân tốt chưa có tiền án tiền sự, ông ngọai cháu có công kháng chiến chống Mỹ, cháu đã có gia đình riêng và còn 1 em gái 14 tuổi.
Rất mong luật sư tư vấn giúp cháu. cháu xin cảm ơn.

Người gửi: Thanh Mai

Xác định Giết người hay Cố ý gây thương tích?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Vấn đề của bạn công ty xin được trả lời như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì do uất ức và quẫn trí nên sáng ngày 27/3 mẹ bạn dùng dây điện trích bố bạn nhưng vì chập điện nổ cầu chì nên bố bạn may mắn thoát chết chỉ bị thương nhẹ (đi truyền dịch và sức khỏe đã hồi phục). Xem xét hành vi của mẹ bạn thì có thể thấy có dấu hiệu của Tội giết người theo Điều 93 BLHS. Vì ở đây mẹ bạn phải biết rằng việc dùng dây điện để trích bố bạn là sẽ dẫn đến hậu quả chết người nhưng vẫn cố ý thực hiện. Tuy nhiên việc bố bạn không chết là nằm ngoài ý muốn của mẹ bạn, do điện chập nổ cầu chì nên bố bạn mới may mắn thoát chết.

Như vậy mẹ bạn sẽ bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 93 BLHS. Cụ thể Điều 93 () quy định:

Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Tuy nhiên trong trường hợp này hâu quả chết người chưa sảy ra nên đây là trường hợp phạm tội chưa đạt nên theo quy định tại Điều 52 BLHS việc quyết đinh hình phạt được xác định như sau:

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy mẹ bạn sẽ bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 93 BLHS nhưng khung hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi . Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm nội dung:

5. Dùng dao đâm người khác phạm tội giết người hay cố ý gây thương tích ?

Thưa luật sư, Cháu tôi bị một đối tượng đã từng là bạn, vì đối tượng đó yêu thầm cháu tôi mà không được cháu tôi đáp lại mà đối tượng đó cầm dao xông vào nhà trọ, đâm nhiều nhát ngay ngực trái cháu tôi. Cháu tôi dùng tay trái đỡ, gây đứt gân tay và dây thần kinh ở tay, đã phẫu thuật 2 lần. Vậy đối tượng đó được ghép vào tội cố ý giết người hay không.

Nếu phạm vào luật hình sự thì đối tượng bị xử phạt như thế nào. Và cháu tôi sẽ được bồi thường bao nhiêu. Tôi xin cám ơn.

– Nguyễn Chi Ph

Dùng dao đâm người khác phạm tội giết người hay cố ý gây thương tích ?

Luật sư tư vấn, giải đáp pháp luật hình sự trực tuyến, gọi:

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và xin được trả lời như sau:

Với trường hợp của cháu bạn, cần căn cứ vào mục đích của người phạm tội là muốn giết cháu bạn hay muốn thực hiện những hành vi đánh đập để cảnh cáo. Mục đích này được thể hiện qua hành vi, ví dụ họ cố ý đâm vào tay, chân( những vùng không hiểm yếu trên cơ thể) thì đây là hành vi cố ý gây thương tích. Nếu họ đâm vào những vùng hiểm yếu như ngực, bụng, mặt… thì đây là hành vi giết người. Với thông tin bạn cung cấp, người này đam liên lục nhiều nhát vào ngực trái của cháu bạn ( vị trí của tim) thì có khả năng cao đối tượng này đã phạm phải tội giết người. Tuy nhiên, cần phải đợi kết luận của cơ quan điều tra thì mới có thể xác định chính xác là người này phạm tội gì, vì vậy bạn có thể tham khảo cả 2 điều khoản sau:

Tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 134 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Người nào phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Các trường hợp đó cụ thể là:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên: Được hiểu là dùng các vật nhọn, sắc, có tính sát thương và gây nguy hiểm cao cho nạn nhân hoặc sử dụng các thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người như dùng bom xăng…

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: So với BLHS 1999 thì BLHS 2015 quy định thêm đây một trong các tình tiết tăng nặng TNHS, đặc biệt quy định a-xít sunfuric, tức là một loại a-xít thông dụng và thường được sử dụng trong việc tấn công đối với tội phạm này.

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Là hậu quả từ hành vi phạm tội gây ra, cố tật nhẹ là một tật trên cơ thể con người không bao giờ chữa khỏi. Cố tật nhẹ là tật không chữa khỏi, nhưng tỷ lệ thương tích chỉ dưới 11%.

d) Phạm tội 02 lần trở lên: Là trường hợp phạm tội với nhiều lần, cho thấy tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên: Là trường hợp phạm tội với nhiều người, cho thấy tính nguy hiểm của công cụ, thủ đoạn mà đối tượng thực hiện hành vi có khả năng tác động và gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho nhiều người.

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Là những đối tượng yếu thế được pháp luật bảo vệ.Tương quan về sức lực cũng như khả năng có thể bị tổn thương nhiều hơn so với người bình thường nếu bị hành vi phạm tội tác động vào

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình: Là những người có quan hệ ruột thịt hoặc nuôi dưỡng, dạy dỗ đối với người thực hiện hành vi. Quy định này đề cao giá trị đạo đức trong xã hội trước hành vi phạm tội.

h) Có tổ chức: Là trường hợp có từ 02 người trở lên, bàn bạc, cấu kết để cùng thực hiện hành vi.

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là hành vi cố ý gây thương tích của những người có chức vụ, quyền hạn nhưng không liên quan đến công vụ của người đó.

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đây là những đối tượng bị kiểm soát và đang chấp hành án hình sự hoặc hành chính và cần có thái độ tôn trọng pháp luật một cách cao nhất.

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê: Người thuê và người được thuê gây thương tích cho người khác đều được coi là nghiêm trọng hơn trường hợp gây thương tích bình thường, nên người bị hại chỉ bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe dưới 11% thì người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

m) Có tính chất côn đồ: Là thái độ coi thường, bất chấp pháp luật của những người thực hiện hành vi phạm tội.

n) Tái phạm nguy hiểm: Căn cứ theo khoản 2 điều 53 BLHS 2015 để xác định.

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: Trong trường hợp phạm tội này người phạm tội gây thương tích cho nạn nhân là để cản trở việc thi hành công vụ của họ hoặc vì lý do công vụ của người khác mà gây ra thương tích.

Tội giết người

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp người bị hại chưa chết thì người này thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt , theo khoản 3 điều 57, Bộ luật Hình sự hiện hành :

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Mức bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm

Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự theo một trong hai điều khoản đã nêu trên thì người có hành vi gây tổn hại sức khỏe cho người khác với lỗi cố ý còn phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự:

Căn cứ và điều 590 :

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

Bạn có thể chứng minh thông qua biên lai nộp viện phí, mua thuốc thang…

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

Căn cứ vào mức lương của người bị hại ghi trên hợp đồng lao động hoặc mức thực nhận do đơn vị sử dụng lao động chi trả…

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung:

6. Mong manh ranh giới giết người hay cố ý gây thương tích

Trong nhiều hội nghị của ngành tòa án, việc làm sao phân biệt hai tội cố ý gây thương tích và giết người đã được đưa ra bàn thảo, rút kinh nghiệm.Dù vậy đến nay, hai tội này vẫn làm các cơ quan tố tụng phải nhức đầu bởi ranh giới giữa chúng rất mong manh, dễ nhập nhằng.

Nhiều vụ án người phạm tội dùng hung khí nguy hiểm là những vật cứng đánh vào vùng trọng yếu của cơ thể nạn nhân như đầu, ngực… Các cơ quan tố tụng lại có những quan điểm trái ngược khi xác định hành vi này phạm tội giết người (Điều 93 BLHS) hay cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS).

Nơi cố ý gây thương tích

TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) từng nhiều lần phải trả đi trả lại hồ sơ một vụ hai băng nhóm thanh toán nhau do không đồng tình với VKS quận này về tội danh truy tố.

Theo hồ sơ, sau lúc đánh lộn với một nhóm thanh niên khác, trên đường đi tìm đối thủ trả thù, Phương, Duy, Dễ và Huy đã xông vào đánh hội đồng hai người đi xe máy trên đường làm một người bị chấn thương sọ não, tỉ lệ thương tật 46% vĩnh viễn.

Sau đó, VKS quận Bình Thạnh truy tố Duy và Dễ về hai tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng, Phương về tội cố ý gây thương tích, Huy tội gây rối trật tự công cộng. Xử sơ thẩm, TAND quận cho rằng việc Dễ dùng cây đánh thẳng vào đầu anh L. gây thương tích nặng là có dấu hiệu của tội giết người chứ không phải cố ý gây thương tích nên đã hoãn xử để trả hồ sơ điều tra bổ sung và báo cáo lên TAND TP.

Tuy nhiên, TAND TP lại không đồng ý truy tố Dễ về tội này nên đã trả ngược hồ sơ về cho VKS quận Bình Thạnh. Cạnh đó, quá trình điều tra cũng không chứng minh được nhóm Phương có hành vi giết người như quan điểm của tòa nên VKS vẫn giữ nguyên quan điểm, chỉ truy tố Phương thêm tội cố ý gây thương tích. Cuối cùng, tòa phạt Phương năm năm sáu tháng tù, Dễ ba năm sáu tháng tù, Duy ba năm tù về tội cố ý gây thương tích, Huy sáu tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng.

Mong manh ranh giới giết người hay cố ý gây thương tích

Ranh giới giữa hai tội danh giết người và cố ý gây thương tích rất dễ nhập nhằng khi xử án. Ảnh minh họa: HTD

Nơi giết người

Mới đây, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Thế Nghĩa sáu năm tù về tội giết người. Trước đó, vụ án này cũng gặp rắc rối bởi cơ quan điều tra và VKS không thống nhất quan điểm về tội danh.

Nghĩa là chủ một quán ăn. Một buổi tối, vì đã muộn nên người phục vụ quán yêu cầu ông V. tính tiền ra về để dọn đóng cửa nhưng ông V. không chịu nên hai bên nảy sinh cãi cọ. Bực tức, ông V. hất đổ bàn ăn. Thấy vậy, Nghĩa từ trong chạy ra, dùng một chiếc ghế nhựa đập trúng đầu ông V. Khi ông V. ngã gục xuống, Nghĩa kéo lê ông ra khỏi quán, bỏ phía bên kia đường.

Một lát sau, ông V. tỉnh lại và tiếp tục chạy vào quán gây sự. Nghĩa dùng tay xô ra và ông V. lại té ngã, ngất xỉu rồi nôn ra dịch đen. Cho rằng ông V. chỉ bị say nên Nghĩa kêu gia đình ông V. tới đưa về nhà. Rạng sáng hôm sau, ông V. bị hôn mê, khó thở. Gia đình đưa ông vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi vì chấn thương sọ não.

Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội chỉ khởi tố Nghĩa về hành vi cố ý gây thương tích nhưng VKSND cùng cấp đã yêu cầu điều tra theo hướng Nghĩa phạm tội giết người. Cùng quan điểm, xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã phạt Nghĩa như trên.

>>

Không giết người, cũng chẳng cố ý…

Tháng 9-2008, TAND quận Gò Vấp (TP.HCM) đã tuyên phạt ba anh em Trần Văn Hải, Trần Thanh Điền mỗi người một năm chín tháng tù, Trần Thanh Bình một năm năm tháng năm ngày tù về tội chống người thi hành công vụ.

Tháng 4-2007, Hải cùng đồng phạm xông vào trụ sở công an, lấy dao đâm một cán bộ năm nhát vào vùng ngực trái và bụng. Thụ lý, cơ quan điều tra công an quận nhận định Hải chỉ có hành vi chống người thi hành công vụ nên chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố về tội này.

Từ báo cáo của TAND quận Gò Vấp, TAND TP.HCM đã cho rằng việc Hải dùng dao đâm vào vùng ngực trái là nơi trọng yếu của cơ thể nạn nhân, có dấu hiệu của tội giết người nên rút hồ sơ lên, chuyển cho VKS TP ra cáo trạng truy tố về tội giết người.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, công an không chứng minh được động cơ giết người của Hải, đồng thời Hải chỉ gây thương tích nhẹ cho nạn nhân nên VKS TP lại chuyển vụ án ngược lại cho VKS quận Gò Vấp điều tra bổ sung về tội cố ý gây thương tích. Ngặt một nỗi, nạn nhân lại không đồng ý đi giám định thương tật cũng như không có yêu cầu xử lý hình sự nên các cơ quan tố tụng quận Gò Vấp bó tay. Cuối cùng, họ chỉ xét xử Hải được mỗi tội chống người thi hành công vụ.

Tranh cãi cả ở cấp tối cao

Giữa năm 2008, VKSND Tối cao đã kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại vụ Vũ Hoàng Lâm về tội giết người.

Tháng 1-2005, ông Đ. (Việt kiều) về thăm quê. Trên đường đi mời khách dự đám cưới em trai, ông bị Vũ Hoàng Sơn ném đá, chửi mắng. Ông Đ. dừng xe thì Sơn bỏ chạy vào nhà. Sau đó, nhiều người nhà Sơn xông ra, trong đó Vũ Hoàng Lâm (anh Sơn) cầm một con dao lớn nhắm thẳng mặt ông Đ. chém. Bị một nhát dao vào mặt, ông Đ. chưa kịp bỏ chạy thì bị Lâm vung dao chém tiếp vào đầu. Ông đưa hai tay lên đỡ đầu nên tay nát như băm, máu chảy ướt đẫm cả quần áo. Ông cố gượng bỏ chạy, Lâm truy đuổi chém thêm hai nhát vào lưng. Chỉ khi có nhiều người can thiệp Lâm mới dừng cuộc truy sát. Theo kết luận giám định, ông Đ. bị thương tật 58%.

Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai cho rằng hành vi của Lâm chỉ là cố ý gây thương tích và phạt Lâm 10 năm tù. Không đồng tình, người nhà ông Đ. kháng cáo. Xử phúc thẩm, đại diện VKS cũng đề nghị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM chuyển tội danh từ cố ý gây thương tích sang giết người. Sau khi nghị án, tòa phúc thẩm đã không đồng ý với đề nghị này và tuyên y án sơ thẩm. Sau đó, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm và đến nay vụ án vẫn chưa có hồi kết.

Định tội sai, hệ lụy lớn

Việc xác định sai tội giết người với cố ý gây thương tích gây nhiều hệ lụy lớn. Trước hết, bản án có thể bị hủy để điều tra, xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, quá trình giải quyết án bị kéo dài làm tất cả các bên đều mệt mỏi. Cạnh đó, một người có thể bị tội nặng hơn hoặc lọt người, lọt tội. Thậm chí có trường hợp, nếu xác định là hành vi giết người thì thủ phạm phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng nếu xác định là tội cố ý gây thương tích thì thủ phạm thoát tội vì chưa đủ tuổi. Đó là chưa kể nhiều trường hợp chuyển từ tội giết người sang tội cố ý gây thương tích, nếu chỉ đủ cơ sở để xét xử theo khoản 1 Điều 104 BLHS thì lại vướng thủ tục là chỉ được khởi tố theo yêu cầu của nạn nhân…

Một thẩm phán TAND Tối cao

Xem xét toàn diện

Thực tiễn có hai trường hợp rất dễ gây nhầm lẫn: Giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích và giết người với cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.

Về mặt khách quan thì giữa giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích rất giống nhau nhưng về mặt chủ quan thì giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn nạn nhân chết nhưng hậu quả không xảy ra là ngoài ý muốn của họ, còn cố ý gây thương tích thì người phạm tội chỉ muốn gây thương tích cho người khác chứ không muốn làm chết người. Để xác định chính xác ý thức chủ quan này, cơ quan tố tụng phải đánh giá, đối chiếu, phân tích các tình tiết khách quan một cách toàn diện.

Tương tự, hành vi giết người và cố ý gây thương tích dẫn đến chết người cũng phải phân tích mặt chủ quan để xác định. Các tình tiết khách quan được coi là phương pháp để xác định lỗi chủ quan của người gây án. Chẳng hạn như dùng vật gì phạm tội, mức độ nguy hiểm của vật đó ra sao; cách thức thực hiện tội phạm… Cần phải kết hợp những tình tiết đó với những tình tiết khác như trình độ nhận thức, tuổi tác của người phạm tội và nạn nhân, tính tình thường ngày, quan hệ giữa họ…

Cơ quan tố tụng phải tìm ra được câu trả lời về mục đích, động cơ phạm tội; người phạm tội có thấy trước hậu quả chết người, mong muốn hay để mặc nó xảy ra hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội, khó có thể nêu thành những nguyên tắc chung.

Thạc sĩ Phan Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM.

Cần văn bản hướng dẫn

Điều quan trọng nhất hiện nay là phải có một văn bản hướng dẫn cụ thể từ TAND Tối cao để áp dụng chung. Bởi trong thực tế, không dễ để cơ quan tố tụng có điều kiện xác định chi ly những hành vi, tình tiết để chứng minh được ý thức của bị cáo, chưa kể đến các yếu tố khác như bị cáo khai báo bất nhất, phản cung…

Một kiểm sát viên cao cấp VKSND Tối cao

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hình sự vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư qua số điện thoại hotline 24/7: để được hỗ trợ trực tiếp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *