Tư vấn luật sở hữu trí tuệ khi người đồng sở hữu sáng chế qua đời thì ai có quyền đăng ký ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: An và Bi cùng nghiên cứu phát hiện ra chiếc máy có khả năng lọc ra các hạt giống kém chất lượng. Sau đó cả hai định đi đăng ký sáng chế đối với sản phẩm đó, chẳng may An gặp tai nạn chết. Bi đi đăng ký một mình đối với sáng chế trên và được cấp bằng độc quyền.

Một thời gian sau, Xô là con của an phát hiện ra, yêu cầu bi phải ghi tên cha mình vào văn bằng bảo hộ sáng chế. Bi không đồng ý yêu cầu trên vì An đã chết. Bi có quyền đi đăng ký sáng chế một mình hây không? Vì sao? Cảm ơn Luật sư.

Người gửi : La Thị Ngân

Luật sư trả lời:

Chào chị Ngân, cảm ơn chị đã tin tưởng Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của chị đã được đội ngũ Luật sư nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

Sáng chế/giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, đó là những sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra. Thuộc tính cơ bản của sáng chế/giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật nhằm để giải quyết một vấn đề. Như vậy, sáng chế, giải pháp hữu ích phản ánh tư duy sáng tạo của con người nên cần phải đăng ký bảo hộ để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình một cách tốt nhất, tránh hiện tượng bị đánh cắp “chất xám” không đáng có.

Tác giả sáng chế là người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế, trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra sáng chế thì họ là đồng tác giả.Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ sáng chế.

Có những trường hợp tác giả sáng chế đồng thời là chủ sở hữu sáng chế nhưng cũng có những trường hợp tác giả và chủ sở hữu là hai chủ thể khác nhau.

Điều 122

Điều 122. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:

a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật này.”

Theo đó, trong tình huống nêu trên: An và Bi cùng nghiên cứu và phát hiện ra chiếc máy lọc ra các hạt giống kém chất lượng. Sau đó cả hai định đi dăng ký sáng chế đối với sản phẩm đó, chẳng may An gặp tai nạn chết. Bi đi đăngký một mình với sáng chế trên và được cấp bằng độc quyền Một thời gian sau, Xô là con của An phát hiện ra, yêu cầu bi phải ghi tên cha mình vào văn bằng bảo hộ sáng chế.

Theo Điểm 1, khoản 2 Điều 122 nêu trên thì tác giả có quyền được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Vậy việc Xô (con của An) yêu cầu phải ghi tên của cha mình là ông An vào văn bằng bảo hộ là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý.

Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2009.

Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.”

Như vậy, Bi có quyền đăng ký đối với sáng chế trên nhưng phải có có đầy đủ tên của An và Bi là tác giả của bằng sáng chế cho sản phẩm là chiếc máy có khả năng lọc ra các hạt giống kém chất lượng mặc dù An đã chết.

Trên đây là phần tư vấn của đội ngũ Luật sư, cảm ơn chị Ngân đã gửi câu hỏi đến Xin giấy phép.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *