Tư vấn lập hồ sơ thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể ?

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể cần những giấy tờ pháp lý nào ? Quy trình thực hiện thành lập hộ kinh doanh cá thể thực hiện ở đâu ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể cần những gì ?

Chào luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Công ty tôi muốn hợp tác với một hộ kinh doanh dưới hà nội để thuê gia công nguyên liệu làm củi mùn cưa, Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào? Bên đối tác khi hợp tác không có chức năng xuất hóa đơn vậy tôi cần phải làm sao?

Mong luật sư tư vấn giúp tôi về thắc mắc nêu trên, Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: N.H.

Hồ sơ thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể.

gọi:

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình tới công ty tư vấn luật Minh Khuê căn cứ những thông tin mà anh cung cấp luật sư xin tư vấn cho anh như sau.

Về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp như sau:

“Điều 52. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”

Vậy anh chị có thể hướng dẫn bên đối tác chuẩn bị những giấy tờ thành lập hộ kinh doanh đã được nêu chi tiết ở trên.

Trường hợp hộ kinh doanh muốn có hóa đơn để xuất cho bên công ty để hợp lý hóa đơn chứng từ. Hộ kinh doanh có thể đặt mua hóa đơn quyển trên cơ quan thuế. Về thủ tục và điều kiện được sử dụng hóa đơn quyển được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

“Điều 12. Bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in

2. Bán hóa đơn tại cơ quan thuế
a) Trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân
Doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và kèm theo các giấy tờ sau:
– Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.
– Tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.”

Vậy trong trường hợp này cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị theo mẫu 3.3 phụ lục 3 ban hành theo thông tư 39/2014/TT-BTC.

– Giấy chứng minh nhân dân của người chủ hộ kinh doanh hoặc của người ủy quyền phải kèm theo giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

– Bản cam kết Mẫu số 3.16 phụ lục 3 ban hành theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ..

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của anh, cảm ơn anh đã tin tưởng công ty Xin giấy phép. Trân trọng./.

2. Mở một hãng taxi riêng thì thành lập hộ kinh doanh cá thể được hay không?

Trả lời:

1. Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi

Căn cứ tại Điều 6 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có quy định như sau:

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.

– Xe có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn cố định trên nóc xe.

– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi; quản lý hoạt động vận tải bằng xe taxi, xây dựng và quản lý điểm đỗ cho xe taxi trên địa bàn.

2. Điều kiện để kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi

– Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 (trừ Điểm c Khoản 3 Điều 13) Nghị định này.

– Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).

– Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.

– Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.

– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.

Vậy một trong các điều kiện kinh doanh vận tải bằng tacxi bao gồm đơn vị kinh doanh là doanh nghiệp và hợp tác xã

Theo như câu hỏi của anh “Gia đình tôi muốn mở một hãng taxi riêng thì thành lập hộ kinh doanh cá thể được hay không?” vậy hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp hay không?”

Trước hết, hộ kinh doanh cá thể là một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.Theo quy định tại thì :

“doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích hoạt động kinh doanh.”

– Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, về nguyên tắc chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ kể cả tài sản không đem vào kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ khoản nợ. Trong khi đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với khoản vốn điều lệ đăng ký, nếu kinh doanh thô lỗ thì chịu sự chi phối của Luật phá sản.

– Việc thành lập hộ kinh hay doanh nghiệp về mặt pháp lý đều là thủ tục xin giấy phép. Tuy nhiên, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp do cá nhân hoặc tổ chức đứng tên do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh cấp và do cục thuế tỉnh hoặc chi cục thuế quận quản lý tùy theo mô hình hoạt động doanh nghiệp đó. Còn hộ kinh doanh cá thể thì giấy phép kinh doanh do cá nhân đứng tên đăng ký tại UBND quận, và thuế quận quản lý. Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Hộ kinh doanh được hiểu là cá nhân kinh doanh và thu nhập tính thuế và thu nhập cá nhân của người đứng tên hộ kinh doanh đó.

– Hộ kinh doanh cá thể không có đủ tư cách pháp nhân, không có hình dấu tròn, không cần vốn pháp định, theo chế độ thuế khoán, không viết hóa đơn GTGT, không làm báo cáo tài chính cho sở thuế cũng như không ký kết các hợp đồng kinh tế. Trong khi đó doanh nghiệp thì được pháp luật quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về số vốn, chế độ thuế và dấu tròn doanh nghiệp và được ký kết các hợp đồng kinh tế.Với những điểm nổi bật trên thì có thể thấy rằng hộ kinh doanh cá thể không phải là doanh nghiệp

Vậy nếu anh muốn mở hãng taxi thì thành lập theo loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Trân trọng ./.

3. Các thủ tục cần thiết khi hộ kinh doanh cá thể nhập khẩu hàng hóa

Luật sư tư vấn:

Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu:

Theo Điều 3 ngày 20/11/2013 của Chính phủ được hướng dẫn bởi Điều 2 quy định như sau:

“Điều 2. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;

b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013 hông phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định số 23/2007/NĐ- CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định này, lộ trình thực hiện do Bộ Công Thương công bố và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

Theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT thì tổ chức, cá nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu đã có Mã số thuế, đồng thời trạng thái hoạt động của Mã số thuế là bình thường.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 23/01/2015 của Chính phủ thì người khai hải quan gồm:

“1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan

5. Đại lý làm thủ tục hải quan.

6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.”

Theo đó,Trường hợp bạn nhập khẩu về để bán thì hộ kinh doanh cá thể được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục cấm nếu đã có mã số thuế và trạng thái hoạt động là bình thường.

Về việc khai hải quan và hồ sơ nhập khẩu:

* Về khai hải quan:

– Khoản 2 Điều 29 được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định:

“2. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.”

– Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 25. Khai hải quan

1. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính

2. Các trường hợp sau đây được khai trên tờ khai hải quan giấy:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;

c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo;

d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;

đ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này;

e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;

g) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.

Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;

h) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính…”

Nếu hàng hóa nhập của của bạn không thuộc trường hợp được khai trên tờ khai hải quan giấy và bạn chưa tham gia kết nối hệ thống VNACCS/VCIS thì thực hiện thủ tục thông quan đại lý làm thủ tục hải quan.

Về hồ sơ nhập khẩu:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Trong đó, hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 16 .

Trân trọng ./.

4. Hướng dẫn thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể ?

Thưa luật sư. Vợ chồng em dự định mở một cửa hàng kinh doanh đồ điện tử. Vợ chồng em không biết có phải tiến hành đăng kí kinh doanh không? Em đi hỏi thì được biết có mô hình hộ kinh doanh cá thể không biết thủ tục như nào ?

Xin luật sư tư vấn giúp em. Em cám ơn.

Tư vấn về thành lập hộ kinh doanh cá thể ?

Trả lời:

Căn cứ theo

Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chươngnày.

2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tạiKhoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cánhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanhnghiệp với tư cách cá nhân.

3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân,thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viênhợp danh còn lại.

Điều 70. Số lượnghồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc đăng kýthay đổi nội dung đã đăng ký.

Điều 71. Hồ sơ, trìnhtự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đềnghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinhdoanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản saohợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhânthành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộcdanh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợpquy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quyđịnh.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trongthời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanhcấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận đượcGiấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Như vậy khi tiến hành kinh doanh mặt hàng đồ điện tử nếu quy mô kinh doanh của vợ chồng bạn chưa lớn ví dụ như: có số lượng nhân công dưới mười người, có số vốn không nhiều. Căn cứ theo Điều 67 nghị định 78/2015/NĐ-CP gia đình bạn có nghĩa vụ phải đăng kí hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục đăng kí hộ kinh doanh như sau:

Bước 1.Lập 1 bộ hồ sơ đăng kí kinh doanh, nội dung giấy đề nghị kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 71 nghị định 78/2015. ( bạn chú ý mang theo Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc Hợp đồng mượn địa điểm kinh doanh nơi bạn thành lập hộ kinh doanh (nếu bạn không phải là người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh) bạn nhé!

Bước 2.Nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện/ quận (nơi bạn thành lập hộ kinh doanh)

Bước 3. Trong thời hạn ba ngày cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nếu đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 điều 71 nghị định 78/2015.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *