Tư vấn giải quyết vấn đề về hợp đồng cho thuê trọ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép, tôi có thắc mắc muốn nhờ công ty giải đáp: Hiện nay tôi 22 tuổi, đang là sinh viên tôi đang ở trọ, do có chút lời qua tiếng lại tôi nghĩ chỉ do chưa hiểu ý khi giao tiếp mà ông có những lời lẽ tục tĩu và còn nói: “nếu không ở được thì chuyển đi đi”.

Sự việc chỉ đơn thuần là góp ý về chỗ để xe sao cho hợp lí chứ chưa có ý bắt lỗi về việc gia đình ông ta cho sinh viên để xe ra sao từ trước đến giờ. Tôi thực sự phẫn nộ trước lời nói mang ý phá vỡ nguyên tắc cho thuê nhà như vậy. Xin hỏi trong trường hợp không có nhưng chủ nhà đề nghị không cho ở vì lí do “không muốn cho tôi cho thuê nhà nữa” thì hành vi đó có vi phạm vào điều khoản nào của luật nhà ở của Nhà nước ta hay không? 

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Người gửi: L.M.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  của Công ty Xin giấy phép.

Tư vấn giải quyết vấn đề về hợp đồng cho thuê trọ ?

 

 

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới xin giấy phép. Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

 ()

2. Nội Dung phân tích:

Điều 492 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. 

Để giản lược các thủ tục hành chính, ngày 10-12-2010, Chính phủ ra Nghị quyết 52/NQ-CP, trong đó có quy định hợp đồng thuê nhà không cần công chứng

Như vậy, trong trường hợp của bạn việc thuê nhà không được lập thành văn bản đã là không đúng theo quy định của pháp luật. Giữa hai bên không có sự ràng buộc pháp lý nên việc ở trọ của bạn không có căn cứ để được pháp luật bảo vệ khi chủ nhà yêu cầu bạn không được ở nữa.  Cụ thể, Điều 134 BLDS quy định:

“Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.”

Hậu quả của giao dịch dân sự được xử lý theo quy định tại Điều 137 BLDS:

“1.  không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email  hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

Bộ phận dân sự – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *