Tư vấn giải quyết tai nạn giao thông do va quệt xe máy

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xe máy là phương tiện tham gia giao thông chủ yếu tại Việt Nam, và các vụ tai nạn xe máy luôn đứng đầu trong số các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Việt nam. xin giấy phép phân tích những quy định về xử lý tai nạn giao thông liên quan đến vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn giải quyết tai nạn giao thông do va quyệt xe máy ?

Xin chào Công ty Xin giấy phép Tôi có câu hỏi mong rằng công ty Xin giấy phép tư vấn giúp đỡ như sau: Vào khoảng 19h ngày 29 tết tôi có đi ăn tất niên nhà bạn về và có sử dụng chút rượu, tôi có đội mũ bảo hiểm, trên đường đi về bị va quệt tay lái với 1 người đi ngược chiều, người này cũng sử dụng rượu và .

Kết quả tôi bị chấn thương phần mềm ở mặt, còn người kia phải đi điều trị ở Viện Việt Đức đến ngày 12 âm lịch đã xuất viện về. Cơ quan công an có xác định lỗi vi phạm nhưng chỉ xác định được điểm xe đổ mà không xác định được chỗ va quệt tay lái vào nhau trước khi đổ, trong khi đó đường này là đường liên xã, hẹp và không có kẻ vạch phân làn đường, công an xác định vị trí xe tôi đổ có bị lấn sang phần đường bên kia 25 cm. Vậy xin hỏi công ty Xin giấy phép: Cơ quan công an có căn cứ để xác định là ai đi sai hay đúng làn đường hay không?

Vấn đề thứ 2 là: sau khi xảy ra tai nạn gia đình tôi cũng có quan tâm, hỏi thăm và thăm nom người kia bị nặng hơn, sau khi ra viện chi phí tiền thuốc men, chụp chiếu mất 24 triệu, gia đình tôi đã sang nói chuyện tình cảm và thống nhất hỗ trợ 50% chi phí là 12 triệu đồng, nhưng sau khi ra về đến ngày hôm sau gia đình kia lại thay đổi quyết định và đòi bồi thường nhiều hơn. Vậy Kính mong Công ty Luật tư vấn giúp tôi phương án giải quyết trong trường hợp này với ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn! Kính chúc công ty ngày một thịnh vượng!

Tư vấn giải quyết tai nạn giao thông do va quyệt xe máy ?

Luật sư tư vấn xử lý các vụ án tai nạn giao thông trực tuyến

Luật sư trả lời:

1. Trường hợp này, theo như thông tin mà bạn cung cấp thì lỗi thuộc về cả hai bên “lỗi hỗn hợp” vì cả hai người điều khiển xe mà trong người đều có nồng độ cồn do dùng rượu.

2. Về bồi thường thiệt hại, quy định như sau:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Các khoản phải bồi thường được quy định tại Điều 590 :

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Bạn có thể tham khảo quy định trên để đưa ra phương án thỏa thuận mức bồi thường cụ thể, hợp lý

>> Xem ngay:

2. Tai nạn giao thông bị vỡ mắt cá chân phải mổ thì sẽ được bồi thường như thế nào ?

Em chào luật sư. Cho e hỏi là e đang tham gia giao thông đúng quy định. Thì có bị một chiếc oto tải đâm vào và em bị gãy mắt cá phải mổ. Trong lúc bị tai nạn và sau đó 2 tuần gia đình bên gây tai nạn chưa có hướng đền bù. Cho em hỏi khi ra phát luật mức đền bù như thế nào ạ. Em đi mổ và phải nằm một chỗ 3 tháng. Em là lao động chính trong nhà ạ? Tiền xe cộ và thuốc men lúc chữa bệnh không có hóa đơn đỏ ạ.

– Duong Xuan Chien

Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

3. Công an trả lại xe gây tai nạn chết người có cần sự đồng ý của người bị tai nạn giao thông không ?

Thưa luật sư, bố tôi năm nay 75 tuổi bị tai nạn giao thông tử vong tại chỗ đến nay đã được 2,5 tháng công an đã trả phương tiện gây tai nạn mà không có sự đồng ý của gia đình là đúng hay sai? Cảm ơn.

– Dương Thị Huệ

>> Tham khảo ngay:

4. Về tai nạn giao thông và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ?

Chào luật sư! Em xin trình bày vấn đề sau mong luật sư tư vấn giúp em. Em lái xe biển đỏ, chiều qua trên đường đi đón sếp em gặp trường hợp như sau: Em đang đi bên làn đường bên phải với tốc độ 25km/h có một xe máy đi ngược chiều em với tốc độ nhanh. Khi xe máy vừa đi tới đầu xe của em thì bị ngã sang phần đường của em, em đánh nhanh tay lái để tránh va chạm và đỗ xe sát vào bên phải và xuống xe.

Khi xuống xe, em lại khu vực xe máy ngã thì thấy người điều khiến xe (A) bi ngất. Em cùng người dân đưa A lên taxi và có người dân đi cùng. Xe máy thì đuợc dân dắt vào bên đường . Em đứng nói chuyện với dân và người chứng kiến thì xác định là A tự phanh gấp nên ngã.

Vì không có va chạm gì lên em cũng lên xe và đi. 6h sáng hôm sau em đi lấy xe để đi làm thì thấy công an giao thông đứng ở xe. Khi em lại gần thì đuợc thông báo là có người nhà của A làm đơn trình báo xe em tông vào A và bỏ chạy nên mời đánh xe về trụ sở làm việc. Lúc đầu em không đồng ý nhưng CA chỉ vào vết xước hơi mới ở bánh xe bên lái phía đầu va bảo nghi có va chạm nên em cũng hợp tác. Đến trụ sở CA đã yêu cầu em viết bản tường trình. Em cũng kể lại như ở trên. Sau đó công an đã giám định vết xước và ghi vào biên bản, yêu cầu để giám định thêm. Sau khi làm việc với cơ quan công an, em có đến bệnh viên thăm A và làm rõ, A bị gẫy cột sống và đang được phẫu thuật, em giải thích kể lại sự việc cho gia đình A thì gia đình A vẫn cứ nói là em tông vào và bỏ chạy.

Chiều nay hai gia đình được mời ra làm việc. Sau quá trình giám định 2 xe thì vết xước trên xe máy và ô tô không phù hợp. Gia đình A yêu cầu mời chuyên gia giám định .

Luật sư tư vấn giúp em:

– CA có được tạm giữ xe ôtô biển đỏ không?

– Chi phí giám định, hồ sơ, phí giữ xe em có phải trả không?

– Vì không có xe đi lại em phải đi thuê xe đi làm nhiêm vụ, sau này có được bồi thường không? Từ hôm xảy ra va chạm tới giờ đã được 15 ngày mà chưa thấy gọi em đến giải quyết .

Mong luật sư tư vấn giúp em cách giải quyết!

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Công an có được tạm giữ xe ôtô biển đỏ không?

Căn cứ Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ quy định:

Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

– Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

– Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

quy định:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Nếu bạn không có lỗi thì phương tiện được trả ngay cho bạn sau khi khám phương tiện xong, nếu vụ việc có tính phức tạp thì xe có thể bị giữ không quá 30 ngày. Xe của bạn mặc dù là xe biển đỏ nhưng không thuộc đối tượng được ưu tiên trong trường hợp này nên vẫn có thể bị giữ lại điều tra.

2. Chi phí giám định, hồ sơ, phí giữ xe em có phải trả không?

Theo thông tin bạn cung cấp thì kết quả điều tra của cơ quan công an đã xác định vết xước trên xe bạn và xe máy của người bị thương không trùng khớp, nhưng phía gia đình anh A không đồng ý và yêu cầu mời chuyên gia, như vậy, chi phí phát sinh trong trường hợp này sẽ do gia đình A chịu trách nhiệm chi trả.

3. Vì không có xe đi lại bạn phải đi thuê xe đi làm nhiêm vụ, sau này có được bồi thường không?

Trong trường hợp này, khi CSGT xác định không có dấu hiệu tội phạm, dấu vết trên 2 xe không trùng khớp, thì CSGT phải trả phương tiện cho người liên quan theo quy định của pháp luật.

Việc sau khi xác định vết xước trên 2 xe không phù hợp mà vẫn tiếp tục giữ xe là không hợp lý, tuy nhiên, đó là do yêu cầu của gia đình A muốn xác định lại vết xước trên 2 xe, do đó, những thiệt hại gây ra bạn có thể yêu cầu gia đình A bồi thường nếu sau này họ không chứng minh được xe bạn gây tai nạn rồi bỏ trốn theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 585 như sau:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

>> Tham khảo ngay:

5. Có phải bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông ?

Xin chào Xin giấy phép. Tôi có một câu hỏi rất mong được Xin giấy phép giải đáp. Một người em trai họ đến xin ở cùng gia đình anh chị của tôi, do cần phải quay về địa phương lấy giấy tạm vắng nên anh rể tôi đã chở người em họ đi về bằng xe mô tô hai bánh.

Trên đường đi anh rể tôi mất tay lái đã đâm vào một chiếc xe tải đi ngược chiều dẫn đến cả anh rể và người em họ đều bị thương nặng phải đi cấp cứu. Sau một thời gian điều trị, anh rể tôi đang dần bình phục, còn người em họ thì bị liệt toàn thân. Trong thời gian điều trị tại bệnh viện, gia đình anh chị cũng đã chăm sóc chu đáo và thanh toán toàn bộ viện phí cho người em họ. Hiện nay tất cả đã được ra viện và nghỉ tại nhà của mỗi người. Khi xảy ra tai nạn công an giao thông có nói với chị tôi là do người em họ tự nguyện đi xe của anh rể chứ không phải anh rể là người chở ôm nên chăm sóc được phần nào thì hay phần đó chứ không phải chăm sóc và nuôi dưỡng người em họ cả đời. Bây giờ gia đình người em họ yêu cầu bồi thường 20 triệu nên tôi muốn hỏi Luật Xingiayphep là gia đình anh chị tôi có phải bồi thường 20 triệu đồng đó cho gia đình người em họ không? Rất mong nhận được lời giải đáp sớm từ Xin giấy phép.

Tôi xin cảm ơn Xin giấy phép rất nhiều!

Có phải bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông ?

Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật giao thông, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

Trước hết, để có cái nhìn toàn diện hơn về trường hợp của anh rể bạn, bạn phải xem xét yếu tố lỗi và hành vi của anh rể bạn khi tham gia giao thông. Anh rể bạn có lỗi khi tham gia giao thông hay không: Trong khi tham gia giao thông, anh rể bạn có lỗi trong việc gây ra tai nạn giao thông và dẫn tới hậu quả là cái chết của người bạn ấy không?

Trong trường hợp anh rể bạn có lỗi khi tham gia giao thông em dẫn đến hậu quả em họ phải vào viện thì anh rể có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về trách nhiệm hình sự, anh rể bạn sẽ có thể bị xử lý hình sự theo Điều 260 7:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Và trường hợp này anh rể bạn đã gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe cho em họ bạn. Để có thể rõ hơn về trách nhiệm trường hợp của em bạn, bạn có thể tìm hiểu . Cụ thể:

“4. Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”

Do đó, tùy vào giám định thương tật chính xác để quyết định hành vi của anh rể bạn có cấu thành tội này hay không?

Về trách nhiệm dân sự, anh rể bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 584:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, anh rể phải bồi thường các chi phí quy định tại Điều 590 :

Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, anh rể bạn phải chịu các khoản chi phí quy định trong Điều này. Khoản chi phí này không chỉ mỗi bao gồm tiền viện phí còn bao gồm:

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

>> Xem ngay:

6. Tư vấn về việc khởi kiện lại vụ án tai nạn giao thông ?

Kính chào công ty Xin giấy phép, thưa luật sư tôi đang có một vấn đề thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp tôi.Vụ việc xảy ra vào ngày 30/09/2018 bố tôi có đi tới nơi có vòng xuyên bố tôi đi đến giữa vòng xuyến rồi nhưng có 2 thanh niên đi từ chiều bên trái đâm vào bố tôi khiến bố tôi bị nhập viện, kiểm tra thương tật là 66%, khi bên công an lấy lời khai bố tôi có yêu cầu giải quyết dân sự, song nhà tôi vẫn viết đơn yêu cầu giải quyết hình sự.

Cho đến giờ tôi chưa được bàn bạc hòa giải với gia đình bên đâm tôi, nhưng đến hôm nay công an quận Long Biên đã ra quyết định là không khởi tố vụ án hình sự và nói là vụ án đã kết thúc. Vậy cho tôi hỏi giờ gia đình tôi có thể khởi kiện hình sự vụ án này nữa không và theo như tôi được biết khi tham gia giao thông tại nơi có vòng xuyến thì phải nhường đường cho người đi bên trái nhưng bố tôi đã đi đến giữa vòng xuyến rồi thì sao có thể nhường đường được liệu gia đình tôi nếu kiện lại có thắng kiện không. Tôi mong luật sư trả lời trong thời gian sớm nhât bởi vụ việc này kéo dài tới 6 tháng rồi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn về việc khởi kiện lại vụ án tai nạn giao thông ?

Cảnh sát giao thông (CSGT) đang xử lý hiện trường một vụ tai nạn giao thông – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

Theo thông tin bạn cung cấp thì người gây tai nạn cho bố bạn đã xác định được tỉ lệ thương tật là 66%. Đủ cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 7:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Vi phạm quy định “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn cụ thể tại về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:

“4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”

Trong trường hợp của gia đình bạn nếu hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường một cách thỏa đáng thì cơ quan có thẩm quyền chấp nhận sự thỏa thuận của hai bên còn trong trường hợp hai bên không giải quyết được với nhau mà gia đình bạn đã nộp đơn khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền thì họ sẽ thụ lý và giải quyết cho gia đình bạn. Căn cứ vào điều luật trên cho thấy bên gây tai nạn cho bố bạn gây thương tật 66% và nếu bên kia vi phạm an toàn giao thông đường bộ thì có thể đủ cấu thành tội phạm quy định trên, bên cạnh việc bồi thường thiệt hại thì họ còn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với gia đình bạn. Do đó nếu gia đình bạn cảm thấy cách giải quyết của cơ quan có thẩm quyền chưa thỏa đáng thì gia đình bạn có quyền tiếp tục làm đơn khởi kiện bên đã gây tai nạn cho bố bạn và gia đình bạn có nhiều lợi thế để thắng kiện như đã phân tích trên.

Ngoài ra, khi không đủ cấu thành Điều 260 nêu trên, thì có thể hưởng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo :

“2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *