Tư vấn chế độ bảo hiểm y tế cho đối tượng trẻ em, người nghèo ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trẻ Em dưới 06 tuổi là đối tượng đương nhiên được hưởng bảo hiểm y tế theo luật. xin giấy phép tư vấn và giải đáp các quy định của pháp luật về vấn đề trên:

Chào luật sư! Thẻ BHYT của tôi đăng ký KCB ban đầu là Bệnh viện quận Bình Thạnh. Tôi có sổ tạm trú ở HCM từ 26/7/2015, sổ hộ khẩu vẫn ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Hiện tôi đang mang thai và muốn sinh con ở bệnh viện Đa khoa Đà Lạt. Tôi muốn hỏi nếu tôi sinh thường (có dấu sinh) thì có được tính là trường hợp cấp cứu không và tôi sẽ được BHYT chi trả bao nhiêu? Nếu tôi sinh không theo diện cấp cứu thì BHYT chi trả bao nhiêu? Liệu tôi có thể làm từ bệnh viện huyện để được hưởng BHYT 80% không hay tôi phải làm giấy chuyển viện từ bệnh viện Bình Thạnh vậy ạ? Cám ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 thì:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, nếu bạn trước đây thẻ BHYT của bạn đăng ký hưởng tại Bệnh viện quận Bình Thạnh thì nếu bạn sinh con tại bệnh viện tuyến tỉnh, bạn được hưởng 60% chi phí, còn nếu bạn khám bệnh ở tuyến huyện thì bạn được hưởng 100% chi phí. Trong trường hợp này, bạn không nhất thiết phải thì vẫn được hưởng mức như trên.

Thua luat su.chung toi thuoc dien ho nghèo duoc cap the BHYT mien phi.nhung khi den tay nguoi nghèo chúng tôi.thi chi con su dung duoc 8 tháng.Vay trong thoi gian 3 tháng kia không may bị om vay chúng tôi phải làm gì khi lúc đó chua dc cap the BHYT?

Chào luật sư. Cảm ơn luật sư vì đã bớt chút thời gian đọc và tư vấn thắc mắc giúp mình. Hiện tại mình đang mang thai tháng thứ 8 nhưng chưa tham gia bất cứ một loại bảo hiểm nào. Mình dự kiến sinh là 26/02/2016. Vậy từ thời điểm 25/01/2016 mình đăng ký tham hia bhyt và tới 25/02 mình sẽ nhận được thẻ BH vậy mình xin hỏi thời gian ghi trên thẻ là ngày mình đăng ký tham gia hay la ngày mình nhận được thẻ bảo hiểm. Và nếu may mắn 25/02/2016 mình nhận được thẻ và đúng 26/02 /2016 mình sinh mổ chứ không phải sinh thương thì có được hưởng chế độ gì không nếu đúng tuyến ạ. Cảm ơn luật sư. Hãy giúp mình.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 quy định:

>&gt Xem thêm: 

“3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.”

Vì vậy, đối với người hộ gia đình nghèo (thuộc khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế) thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế. Chính vì vậy, trong 03 tháng đầu chưa nhận được thẻ thì bạn và những người gia đình vẫn được hưởng chế độ của BHYT.

Xin chào luật sư.e có câu này muốn hỏi.e làm bhyt mới đây đc 4 tháng giờ e đang muốn phẫu thuật nội soi dây chằng gối.theo luật mới vậy e có đc hưởng bảo hiểm kĩ thuật cao k ạ.xin luật sư giải đáp hộ e với

Theo quy định tại Quyết định số 36/2005/QĐ-BHYT thì danh mục chữa trị những bệnh cần kỹ thuật cao, chi phí lớn trong đó có “Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng” – tại mục số 71, vì vậy, bạn được BHYT thanh toán trong trường hợp này.

Xin chào luật sư. Xin cho tôi hỏi về TNLĐ. Tôi đang trong gian nghỉ phép năm theo chế độ của công ty, mà trên đường tôi nghỉ phép về , tôi có bị tai nạn do tông vào vật nuôi, tôi bị gãy xương cổ phẩu thuật vai trái. Như vậy có gọi là TNLĐ hay không, tôi được hưởng chế độ tại cty như thế nào, tôi có đóng tất cả bhyt và bhxh trong cơ quan. Và tôi nghỉ việc theo bảo hiểm được bao nhiêu ngày thì không ảnh hưởng đến công việc và chế độ. Tôi nghỉ đến khi tay tôi hồi phục mới đi làm được. Xin luật sư cho tôi được biết. Xin cảm ơn. Đã gửi từ iPhone của tôi

Theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

“Điều 43. Điều kiện hưởng

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.”

>&gt Xem thêm: 

Như vậy, trong trường hợp của bạn không được xác định là tai nạn lao động. Tuy nhiên, nếu bạn phải phẫu thuật do tai nạn trên gây ra thì bạn được giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Ngoài ra, nếu sau khi hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe của bạn vẫn chưa hồi phục, thì bạn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 7 ngày làm việc.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật Lao động

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *