Tư vấn cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu

Thưa luật sự, hiện tôi đang có một câu hỏi mong muốn được xin giấy phép giải đáp giúp. Câu hỏi như sau:
Công ty A (công ty Việt Nam) bán hàng cho Công ty B(công ty Việt Nam): bán hàng hóa là Thang Máy; tuy nhiên công ty A phải nhập khẩu Thang máy từ Trung Quốc về …

Công ty A (công ty Việt Nam) bán hàng cho Công ty B (công ty Việt Nam): bán hàng hóa là Thang Máy; tuy nhiên công ty A phải nhập khẩu Thang máy từ Trung Quốc về bán cho công ty B và việc giao hàng của A cho B lại tại Lào ( do công ty A là đơn vị thi công lắp đặt thang máy cho công ty B). Vậy xin hỏi:

1. Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là Thang máy nhập khẩu vào Việt Nam là bao nhiêu?

2. Các hình thức liên quan đến nhập khẩu/ xuất khẩu/ chuyển khẩu trong trường hợp này như thế nào

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

;

;

;

;

;

Nghị định 125/2017/NĐ-CP;

;

;

2. Luật sư tư vấn:

1. Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là Thang máy nhập khẩu vào Việt Nam là bao nhiêu?

a) Về Thuế nhập khẩu hàng hóa,

Thuế Nhập khẩu hàng hóa có thể được tính theo một trong ba phương pháp tính thuế sau:

– Phương pháp tính thuế hỗn hợp (áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối).

– Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

quy định về căn cứ tính thuế đối với từng phương pháp tính thuế như sau:

Điều 5. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế…

Điều 6. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp

1. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế.

2. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 6 của Luật này.”

Căn cứ theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 125/2017/NĐ-CP thì Thang máy không thuộc nhóm hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, do đó trường hợp này sẽ áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 37 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thuế nhập khẩu hàng hóa được tính như sau:

“2. Phương pháp tính thuế:

a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:

Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan

x

Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa

x

Thuế suất của từng mặt hàng

Trị giá tính thuế được xác định theo nguyên tắc và phương pháp quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC, thông thường hàng hóa nếu thỏa mãn các điều kiện Khoản 3 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì trị giá tính thuế sẽ được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch, bao gồm các khoản sau đây (Khoản 2 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC):

“a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;

b) Các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này;

c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm:

c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa;

c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ).”

Đối với thuế suất trong trường hợp này, Công ty A nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc nên hàng hóa mà Công ty A nhập khẩu sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi với các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 153/2017/NĐ-CP:

Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ACFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa Quốc, ASEAN – Trung bao gồm các nước sau:

a) Bru-nây Đa-rút-xa-lam, ký hiệu là BN;

b) Vương quốc Cam-pu-chia, ký hiệu là KH;

c) Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, ký hiệu là ID;

d) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ký hiệu là LA;

đ) Ma-lay-xi-a, ký hiệu là MY;

e) Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma, ký hiệu là MM;

g) Cộng hòa Phi-líp-pin, ký hiệu là PH;

h) Cộng hòa Xinh-ga-po, ký hiệu là SG;

i) Vương quốc Thái Lan, ký hiệu là TH;

k) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ký hiệu là CN;

l) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước), ký hiệu là VN.

3. Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.

4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mu E, theo quy định hiện hành của pháp luật.”

Mặt hàng Thang máy thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 153/2017/NĐ-CP với mã số là 84281031 tương ứng với Thang máy để chở người và mã số 84281039 tương ứng với Thang máy loại khác và thuế suất ưu đãi áp dụng đối với thuế nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2019 là 0%.

Như vậy thuế nhập khẩu trong trường hợp này là bằng 0.

b) Về thuế GTGT

Thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu = Giá tính thuế x Thuế suất GTGT

Giá tính thuế = Giá tính thuế hàng hóa Nhập khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) (Khoản 2 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013)

Giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu cũng áp dụng phương pháp theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC như trường hợp tính thuế nhập khẩu. Đối với mặt hàng là Thang máy, đây không phải hàng hóa chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt và Thuế bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, theo phương pháp tính thuế nhập khẩu trình bày ở trên thì Thuế nhập khẩu trong trường hợp này bằng 0 nên Giá tính thuế sẽ bằng với Giá tính thuế hàng hóa Nhập khẩu.

Căn cứ theo Biểu thuế giá trị gia tăng Ban hành kèm theo Thông tư 83/2014/TT-BTC, thuế suất GTGT nhập khẩu đối với mặt hàng Thang máy là 10%.

Như vậy trong trường hợp này, Thuế GTGT nhập khẩu hàng hóa = Giá tính thuế hàng hóa x 10%.

2. Các hình thức liên quan đến nhập khẩu/ xuất khẩu/ chuyển khẩu trong trường hợp này như thế nào?

Trong trường hợp này, Công ty A là đơn vị thi công lắp đặt thang máy cho Công ty B tại một công trình ở Lào nên Công ty A có thể nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và xuất khẩu sang Lào để thực hiện dịch vụ hoặc Công ty A có thể chuyển hàng hóa theo hình thức chuyển khẩu.

Đối với trường hợp Công ty A nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, sau đó xuất khẩu hàng hóa sang Lào để thực hiện dịch vụ, Công ty A sẽ phải kê khai và nộp Thuế xuất khẩu và Thuế GTGT.

Đối với trường hợp Công ty A giao hàng theo hình thức chuyển khẩu, Khoản 2 Điều 30 Luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức chuyển khẩu như sau:

“2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.”

Với trường hợp giao hàng theo hình thức chuyển khẩu, hàng khóa không làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu qua Việt Nam nên sẽ không áp dụng thuế xuất, nhập khẩu.

Đối với thuế GTGT, Khoản 1 Điều 9 có quy định như sau:

Điều 9. Thuế suất 0%

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.”

Như vậy trường hợp Công ty A xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, thực hiện hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài thì thuế suất để tính thuế GTGT sẽ là 0%.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *