Tư vấn cách bảo vệ quyền sở hữu tên miền theo pháp luật hiện hành ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Những tranh chấp tên miền ở Việt Nam đã xảy ra nhiều hơn trong thời gian qua, điều này đặt ra cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp và phương thức để bảo vệ an toàn đối với tên miền quốc tế và tên miền quốc gia tại Việt Nam. xin giấy phép tư vấn và phân tích cụ thể như sau;

Mục lục bài viết

1. Cáh bảo vệ quyền sở hữu tên miền theo pháp luật Việt nam

Xin kính chào luật sư! Tôi tên là Kim Hoàng, hiện tôi đang đứng tên làm chủ tên miền một số tên miền tại Vietnam (.VN) Những tên miền này nếu uốn đưa vào hoạt động kinh doanh điện tử, tôi phải chuyển quyền làm chủ sang một công ty, lúc đó mới xin được giấy phép ICP vân vân.

Tôi và một người bạn đang dự tính lập công ty TNHH hai thành viên. Vốn đầu tư như sau: Tôi góp vốn 60% khổ phần, bạn tôi góp 40% Trên nguyên tắc, nếu tôi là người cầm khổ phần nhiều hơn trong công ty, và cũng nên làm giám đốc công ty. Rất tiếc, tôi hiện nay không làm việc và có mặt thường xuyên tại Vietnam. Nếu tôi làm giám đốc công ty, lúc đó lại phải bay về Việt Nam ký giấy tờ, rất tốn chi phí và thời gian. Nên tôi quyết định cho người bạn tôi làm giám đốc công ty để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nếu sự hợp tác làm ăn giữa tôi và bạn tôi không thành công, hoặc có thể hai bên xích mích bất đồng ý kiến. Cuối cùng phải chấm dứt sự hợp tác. Nếu tôi rút chân khổ phần tại công ty, hoặc công ty phá sản. Làm cách nào tôi có thể bảo vệ và dữ lại những tên miên này cho cá nhân tôi làm chủ? Bởi vì những tên miền này tôi làm chủ đã khá lâu, và cũng ngĩ nát óc ra mới mua được nó. Nếu tôi góp vốn 70%, và cuối cùng mất cả vốn và cả những tên miền thuộc quyền sở hữu trước đây luôn, như vậy tôi không thể nào hợp tác làm ăn chung được.

Không biết, tôi có thể viết giấy chứng nhận ví dụ như: Nếu tôi hoặc bạn tôi rút chân khỏi công ty, hoặc công ty phá sản. thì quyền sở hữu làm chủ những tên miền này vẫn thuộc về tôi, và bạn tôi phải ký xuống, rồi đi chứng nhận với pháp lý trước khi hợp tác lập công ty với nhau. Hy vọng luật sư có thể cố vấn hoạc hướng dẫn giúp tôi, làm thế nào để bảo vệ quyền sở hữu những tên miền củ tôi theo sự mô tả bên trên.

Xin trân trọng cảm ơn !

Người gửi: P.T.H

>>

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Công ty chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ vào Điều 12 của và Điểm 6 Mục II của có quy định:

“Điều 12.

1. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền quốc tế mà tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền quốc tế.

3. Việc đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thực hiện thông qua nhà đăng ký tên miền “.vn”.

4. Việc đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Bình đẳng, không phân biệt đối xử;

b) Đăng ký trước được quyền sử dụng trước, trừ các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của pháp luật;

c) Tuân thủ các quy định về bảo vệ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo Điều 68 Luật công nghệ thông tin;

d) Tuân thủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền theo quy định của Luật Viễn thông.

5. Tên miền do tổ chức, cá nhân đăng ký phải bảo đảm không có cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.

6. Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước; tổ chức, cá nhân khác không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký, thu hồi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.”

“6. Thủ tục đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”

6.1. Nơi đăng ký: Đăng ký qua các Nhà đăng ký tên miền “.vn”, địa chỉ được nêu tại Website www.nhadangky.vn

6.2. Hồ sơ đăng ký: Hồ sơ đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo mẫu do Nhà đăng ký tên miền “.vn” quy định tại Website của Nhà đăng ký tên miền “.vn”, nhưng phải có tối thiểu các thông tin sau:

a) Đối với cơ quan, tổ chức: Tên, địa chỉ, số điện thoại, hộp thư điện tử.

b) Đối với cá nhân: Tên, năm sinh, địa chỉ, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, số điện thoại, hộp thư điện tử.

6.3. Phương thức đăng ký:

a) Thực hiện trực tiếp tại các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền “.vn”.

b) Đăng ký trực tuyến qua mạng Internet: Nếu các tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản tại Ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình để nộp phí, lệ phí tên miền.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn đã làm chủ sở hữu của tên miền khá lâu. Tức là bạn đã thực hiện việc đăng ký tên miền theo quy định của pháp luật.

Như vậy nếu như bạn là người trực tiếp đăng ký tên miền thì khi bạn đem sử dụng trong Công ty mới dù là bạn của bạn là người làm chủ Công ty thì bạn vẫn là chủ sở hữu duy nhất của tên miền của bạn. Bạn được pháp luật bảo vệ đối với quyền sở hữu của mình theo quy định tại Điều 169 của :

Điều 169. Bảo vệ quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa bạn và người khác hoặc doanh nghiệp khác thì bạn có thể áp dụng quy định tại Điều 16 của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 16. Xử lý tranh chấp tên miền

1. Tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được giải quyết theo các hình thức sau đây:

a) Thông qua thương lượng, hòa giải;

b) Thông qua trọng tài;

c) Khởi kiện tại Tòa án.

2. Căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của nguyên đơn:

a) Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp;

b) Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó;

c) Bị đơn cho thuê hay chuyển giao tên miền cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính;

d) Bị đơn chiếm dụng, ngăn cản không cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

đ) Bị đơn sử dụng tên miền để hủy hoại danh tiếng của nguyên đơn, cản trở hoạt động kinh doanh của nguyên đơn hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

e) Trường hợp khác chứng minh được việc bị đơn sử dụng tên miền vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

3. Bị đơn được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền khi đáp ứng một trong những điều kiện sau đây:

a) Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp;

b) Được công chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ;

c) Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn;

d) Có bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp của bị đơn liên quan đến tên miền.

4. Cơ quan quản lý tên miền “.vn” xử lý tên miền có tranh chấp được thực hiện theo biên bản hòa giải thành của các bên có tranh chấp hoặc theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Trọng tài hoặc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy khi tranh chấp xảy ra chỉ cần bạn chứng minh được bạn là người sở hữu hợp pháp đối với tên miền đó và có thể áp dụng một trong những thủ tục giải quyết tranh chấp như trên. Hoặc bạn có thể tham khảo quy định rõ hơn về giải quyết tranh chấp tên miền tại T.

Trong trường hợp Công ty của bạn có thể phá sản hoặc gặp một vấn đề nào đó thì quyền sở hữu tên miền vẫn thuộc về bạn nếu bạn đã tiến hành đầy đủ các thủ tục hành chính về đăng ký, sử dụng và quản lí tên miền_quy định tại Điều 19 của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (xem thêm: ):

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đăng ký, bao gồm tính chính xác, trung thực của thông tin và bảo đảm không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

b) Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng tên miền của mình theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc tế phải thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 23 Luật công nghệ thông tin. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể quy trình, thủ tục thông báo sử dụng tên miền quốc tế.

3. Tổ chức sử dụng địa chỉ Internet và số hiệu mạng phải thực hiện định tuyến và sử dụng địa chỉ Internet, số hiệu mạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet phải cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.

5. Tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet phải nộp lệ phí đăng ký và phí duy trì tài nguyên Internet theo quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty chúng tôi, hy vọng chúng tôi đã giải đáp được vấn đề của bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: . Trân trọng./.

2. Bảo vệ tên miền quan trọng như thương hiệu

Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan sở hữu trí tuệ ASEAN và châu Âu đã diễn ra trong hai ngày 13-14/1 tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy việc chia sẻ công việc giữa các cơ quan sở hữu trí tuệ, tích hợp kết quả hợp tác giữa các cơ quan này vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế lên tầm chiến lược mới.

Đơn đăng ký sáng chế tăng 15-10%

Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cho biết, mỗi năm Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam nhận được hơn 3.000 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, 2.000 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và gần 30.000 đơn . Đơn vị này đã cấp 800 bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, hơn 1.200 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và gần 23.000 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Do đó, thời gian này, các bên liên quan đang tiến tới chương trình tăng cường năng lực thẩm định sáng chế, sử dụng kết quả của nước đã tiến hành trước để áp dụng cho các nước khác. Việc làm này sẽ nhằm giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan quản lý và đỡ tốn thời gian cho người đăng ký bằng sáng chế.

Tại HIPOC 2011, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và EPO đã ký bản ghi nhớ hợp tác. Bản ghi nhớ hợp tác nhằm nâng cấp quan hệ hợp tác giữa EPO và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bản lên tầm chiến lược, đặt nền tảng cho quan hệ hợp tác chiến lược với khu vực ASEAN. Hợp tác song phương giữa Việt Nam và EPO được bắt đầu từ năm 2006 khi Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được hai Bên ký kết và có hiệu lực đến hết năm 2010.

HIPOC được tổ chức từ năm 2003 và đã có những đóng góp quan trọng vào việc nâng cao hợp tác về sáng chế trong khu vực ASEAN. Hội nghị năm nay với chủ đề “Nâng cấp quan hệ hợp tác ASEAN – EPO lên tầm chiến lược” sẽ rà soát tình hình hợp tác EPO – ASEAN hiện tại và đưa ra những định hướng cho hợp tác trong tương lai.

Ông Trần Việt Hùng cũng cho biết, thách thức chung của việc cấp bằng sáng chế là số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng, trung bình mỗi năm tăng 15 – 20 %.

Trong khi đó phải mất 2 – 3 năm để cấp được một bằng sáng chế. Hơn nữa, hiện tại vì nhân lực ít, hệ thống tra cứu dữ liệu sở hữu trí tuệ không chỉ trong nước mà ở phạm vi toàn thế giới còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cập nhật thường xuyên, do đó mất rất nhiều thời gian để cấp được một bằng sáng chế. Nếu văn bằng cấp ra không đảm bảo chất lượng sẽ gây rất nhiều khó khăn, phiền phức cho đơn vị, cá nhân đăng ký.

Hội nghị này tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ hợp tác song phương cũng như hợp tác khu vực, đặc biệt là thúc đẩy việc chia sẻ công việc giữa các cơ quan sở hữu trí tuệ và tích hợp kết quả hợp tác giữa các cơ quan này vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế lớn hơn, ví dụ như việc chia sẻ công việc trong khuôn khổ Hiệp ước Hợp tác về sáng chế (PCT) do WIPO quản lý.

Nên đăng ký tên miền như một thương hiệu

Đó là lời khuyên của ông Trần Việt Hùng đối với các doanh nghiệp khi đăng ký tên miền. Liên quan tới câu chuyện lình xình Vincom và Vincon mới đây, theo ông Hùng, Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ các nhãn hiệu đã đăng ký và Công ty Vincom đăng ký từ trước. Việc một doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu tên là Vincon, thay chữ M bằng chữ N và một điều đặc biệt là cùng sử dụng trong lĩnh vực bất động sản rõ ràng là vi phạm. Và công ty này đã bị thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ xử phạt.

Cụ thể, Luật Doanh nghiệp cũng quy định, tất cả tên doanh nghiệp đặt ra đều không được vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định. Ông Hùng cũng cho rằng, quy định này rất phù hợp với thời điểm hiện nay, khi các doanh nghiệp ra đời sau nhưng đặt tên na ná hoặc trùng với một hãng nổi tiếng từ trước. Đây là sự bất công và luật pháp trên thế giới không chấp nhận như vậy.

Mặc dù, trong Luật không bắt buộc phải tra cứu các đối tượng được bảo hộ nhãn hiệu khi đặt tên doanh nghiệp, song đơn vị đặt tên phải chịu trách nhiệm về điều đó và nếu có nảy sinh thì sẽ không được tiếp tục sử dụng tên đó nữa. Về vấn đề tên miền, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cũng cho biết, nếu một tên miền đụng chạm tới một nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc một nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó tại Việt Nam thì sẽ được coi là cạnh tranh không lành mạnh và bắt buộc bên vi phạm phải chấp nhận xóa tên.

(: Biên tập)

3. Khuyến khích và tạo điều kiện để sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia

Nhà nước khuyến khích việc ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội. Đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đưa Internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Đó là những nội dung quan trọng của về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành ngày 28/08/2008. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về Internet.

Tạo điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền .vn

Theo đó, khuyến khích tăng cường đưa thông tin tiếng Việt lên mạng Internet. Tên miền quốc gia .vn, địa chỉ Internet và số hiệu mạng Internet do Việt Nam quản lý là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, cần phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện để sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia .vn và thế hệ địa chỉ Internet IPv6. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam và các tên miền quốc tế.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam để cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng. Doanh nghiệp có quyền từ chối hoặc tạm ngừng, ngừng cung cấp dịch vụ trong 1 số trường hợp như: Người sử dụng dịch vụ Internet vi phạm pháp luật về Internet; không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cước sử dụng…; thiết bị truy cập đầu cuối Internet gây mất an toàn cho hệ thống thiết bị Internet, cho doanh nghiệp cung cấp và người sử dụng Internet…

Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao. Trong đó lưu ý, các tổ chức, cá nhân là chủ khách sạn, nhà hàng, văn phòng, sân bay… khi cung cấp dịch vụ Internet cho người sử dụng không thu cước dịch vụ trong phạm vi các địa điểm nói trên đều phải ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và thực hiện đầy đủ các quy định về đại lý, trừ các quy định liên quan đến giá cước đối với người sử dụng dịch vụ.

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ?

Quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet theo quy định của pháp luật

Cũng theo Nghị định này, các doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng sau khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp (kể cả các mạng Internet dùng riêng cũng phải có Giấy phép thiết lập mạng).

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được thuê đường truyền dẫn của các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng để kết nối trực tiếp đi quốc tế, kết nối trực tiếp với nhau hoặc kết nối với các trạm trung chuyển Internet. Các mạng Internet dùng riêng không được kết nối trực tiếp với nhau.

Về nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, pháp luật về sở hữu trí tuệ, báo chí, xuất bản, bảo vệ bí mật nhà nước, bản quyền, quảng cáo và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet. Các cơ quan báo chí đã được cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử theo quy định của pháp luật về báo chí được thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng cho hoạt động báo chí. Các doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử để cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.

>> Tham khảo dịch vụ:

4. Phối hợp xử lý vi phạm tên miền

Theo quy định tại của Bộ Khoa học và Công nghệ : Hướng dẫn thi hành một số điều của ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì vấn đề nêu trên được quy định như sau:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Nghị định 97/2010/NĐ-CP hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đưa ra một trong các văn bản sau đây:

a) Văn bản kết luận về việc tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng; và việc đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền đó bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp hay không;

b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi tên miền vi phạm.

2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản kết luận về việc tên miền vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản kết luận đó cho chủ thể quyền, bên vi phạm và tạo điều kiện cho các bên tự thoả thuận, thương lượng trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được văn bản kết luận này.

a) Trường hợp các bên đã đạt được thoả thuận và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 97/2010/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền ra văn bản thông báo ghi nhận thoả thuận đó và dừng giải quyết vụ việc;

b) Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong thời hạn quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc thu hồi tên miền vi phạm” thì sau một năm, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành, nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi văn bản đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam thực hiện việc thu hồi tên miền. Trình tự, thủ tục thu hồi tên miền được thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, viễn thông, Internet và các quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *