Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh cá thể thực hiện thế nào ?

Trong quá trình hoạt động kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn về việc kê khai thuế cũng như các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đăng ký kinh doanh. xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thực hiện thế nào ?

Thưa luật sư, Tôi dự định kinh doanh mô hình trang trại (VAC), tôi có một số vướng mắc xin giải đáp: 1. Sản xuất nông nghiệp VAC có thể thành lập dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể không ? Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thực hiện thế nào? Nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh cá thể ?

(Người hỏi: Thanh Vân – Hải Dương)

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Chúng tôi, vấn đề Bạn quân tâm Xin giấy phép xin giải đáp như sau:

1. Sản xuất nông nghiệp VAC có thể thành lập dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể ?

Căn cứ khoản 2 Điều 49 (Thay thế bởi: )

”Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp”.

Anh Hoàng đang làm mô hinh trang trại theo hướng vườn ao chuồng với thu nhập hàng tháng là 30 triệu đồng. Với mức thu nhập hàng tháng này, hộ anh Hoàng thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp anh Hoàng có sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở xuống thì có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Trường hợp hộ anh Hoàng có sử dụng hơn mười lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp (khoản 4 điều 170 Luật Doanh Nghiệp 2005)

2. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ điều 52 nghị định 43.2010/NĐ-CP (Thay thế bởi: ) quy đinh về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể như sau:

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Bước 3: Nhận đăng ký kinh doanh

Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Căn cứ điều 9 (Thay thế bởi: ) về Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.

Trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 11 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

3. Nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh cá thể ?

Thuế môn bài:

Căn cứ ngày 14 tháng 7 năm 2014 về thuế môn bài, Hộ kinh doanh cá thể sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản không nằm trong đối tượng tạm miễn thuế môn bài Theo quy định tại Điểm 4.5 mục II văn bản, và thuộc đối tượng: hộ sản xuất hộ kinh doanh cá thể chịu thuế môn bài theo 6 bậc thuế quy định tại điểm 2 mục I của văn bản, cụ thể như sau:

Đơn vị: đồng

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

Thuế GTGT:

Căn cứ Điều 1 Sửa đổi khoản 1 Điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu”

Như vậy hộ kinh doanh trang trại VAC không phải kê khai, nộp thuế GTGT.

Thuế thu nhập hộ kinh doanh cá thể:

Căn cứ khoản 4 điều 2 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014: căn cứ tính thuế thu nhập hộ kinh doanh là:

Thuế thu nhập = Thuế suất thuế thu nhập hộ kinh doanh x doanh thu khoán

Thuế suất thuế thu nhập hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm ngành nghề sản xuất sản phẩm, thuế suất 1.5%

Doanh thu khoán do chi cục thuế ấn định trong thông báo mức thuế khoán sau khi doanh nghiệp đăng ký thuế tại chi cục. Mọi vướng mắc pháp lý hãy gọi ngay:

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Thủ tục chuyển địa điểm hộ kinh doanh sang địa bàn quận khác ?

Xin giấy phép tư vấn và Hướng dẫn thủ tục chuyển địa điểm hộ kinh doanh sang địa bàn quận khác theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2014:

Hướng dẫn thủ tục chuyển địa điểm hộ kinh doanh sang địa bàn quận khác ?

Luật sư tư vấn:

Với trường hợp của bạn, Xin giấy phép xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 66 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm. Trong trường hợp bạn muốn thay đổi nơi hoạt động hộ kinh doanh của mình từ Quận Hoàng Mai sang địa bàn Quận Hai Bà Trưng, chúng tôi xin được tư vấn 2 phương án để bạn lựa chọn.

Phương án thứ nhất: Bạn sẽ chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai. Sau đó, đăng kí hộ kinh doanh mới tại quận Hai Bà Trưng.

Căn cứ Điều 77 :

“Điều 77. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.”

Theo đó, khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh của bạn phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

Sau khi đã hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh tại quận Hoàng Mai, bạn có quyền thành lập hộ kinh doanh mới tại Quận Hai Bà Trưng.

Để thành lập hộ kinh doanh mới tại Quận Hai Bà Trưng bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ và thực hiện theo quy định tại Điều 71 nghị định 78/2015/NĐCP như sau:

“Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh”.

Bạn có thể tải mẫu Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh được ban hành tại phụ lục III-1 và danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh được ban hành tại phụ lục III-2 của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

Phương án thứ hai:Bạn có thể đăng kí thay đổi nội dung đăng kí hộ kinh doanh. Thủ tục này, được quy định tại khoản 2 Điều 75 của Nghị định 78/2015/NĐCP như sau:

“2. Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh gửi thông báo về việc chuyển địa chỉ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập và bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký”.

Bạn có thể tải mẫu thông báo về việc thay đổi nội dung đăng kí hộ kinh doanh tại phụ lục III-3 của tại đây: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

Như vậy, vấn đề của bạn có 2 phương án giải quyết. Bạn có thể cân nhắc để lựa chọn phương án phù hợp nhất với hộ kinh doanh của mình.

Trân trọng./.

3. Hộ kinh doanh có được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh hay không ?

Theo quy định về hoạt động đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể mới cho nhiều thay đổi so với quy định luật doanh nghiệp năm 2005 đã hết hiệu lực. Xin giấy phép tư vấn và giải đáp việc:

Xin hỏi hộ kinh doanh có được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh hay không ?

Luật sư tư vấn:

Với trường hợp của bạn, Xin giấy phép xin tư vấn cho bạn như sau: Căn cứ Điều 66 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định:

“Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì mỗi hộ kinh doanh chỉ được đăng kí 1 địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, tại Điều 72 của Nghị định này có quy định trường hợp ngoại lệ như sau:

“Điều 72. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh”.

Như vậy, nếu hộ kinh doanh của bạn thuộc trường hợp hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động được phép hoạt động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký nhưng phải có thông báo tới các cơ quan nhà nước có liên quan. Trường hợp hộ kinh doanh của bạn không thuộc trường hợp hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động mà muốn thực hiện hoạt động tại nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì bạn nên xem xét tới việc đăng ký thành lập doanh nghiệp để thuận lợi hơn cho việc mở rộng địa bàn kinh doanh.

Trân trọng./.

4. Hộ kinh doanh trốn tránh việc kiểm tra thị trường có bị xử phạt không ?

Thời hạn kiểm tra thị trường được tuân thủ và áp dụng chặt chẽ theo quy định. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, thời gian kiểm tra không được tính vào thời giạn kiểm tra. Thời gian kiểm tra thị trường không được tính vào thời hạn kiểm tra được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 22 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016, theo đó:

Các trường hợp, thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra bao gồm:

– Thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra;

– Thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.

Vậy, trong tình huống trên của bạn, thời gian hộ kinh doanh trốn tránh không ảnh hưởng đến thời hạn kiểm tra.

Trên đây là quy định về việc thời gian kiểm tra thị trường không được tính vào thời hạn kiểm tra. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại .

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *