Trình tự giải quyết tai nạn, va chạm giao thông được thực hiện thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn nhưng nếu không hiểu biết pháp lý và không có kỹ năng xử lý vụ việc thì rất dễ xảy ra những xung đột, ẩu đả … Luật sư tư vấn và giải đáp một số quy định liên quan:

Mục lục bài viết

1. Trình tự giải quyết tai nạn giao thông ?

Thưa Luật sư, ngày 24/2/2016, khoảng 1-2 giờ chiều, trong khi tôi tham gia giao thông bằng xe mô tô trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Hà Ninh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thì xảy ra va chạm với một xe mô tô khác đang sang đường. Vụ va chạm không quá mạnh, xong người phụ nữ điều khiển xe mô tô ấy bị gãy chân do tay lái xe của người đó đâm vào chân khi xe bị đổ. Khi xảy ra tai nạn tôi đi một mình, hoàn toàn tỉnh táo, không uống rượu bia, có giấy tờ đầy đủ và đội mũ bảo hiểm, còn người phụ nữ kia lai 2 người nữa, và không đội mũ.

Do sau khi tai nạn xảy ra, nhận thấy 2 người ngồi sau xe mô tô hoàn toàn bình thường, còn người phụ nữ cầm lái chỉ nói bị đau chân và không bị chảy máy gì, tôi thì bị thương ở chân, xe mô tô kia không hư hại gì, xe tôi bị nứt yếm và kẹt ga, xét thấy tai nạn không nghiêm trọng và do đang có công việc nên tôi điểu khiển xe máy đi.Nhưng do xe bị kẹt ga nên tôi cho xe quay lại để sửa, đúng lúc có người dân ở đó gọi lại để giải quyết. Tai nạn nhẹ nên lúc đó không ai gọi công an, tập trung đưa người phụ nữ vào bệnh viện, và bác sĩ chuẩn đoán bị gãy chân. Trong lúc đó ngườì nhà phụ nữ kia giữ tôi lại và nhờ người dân gần đó khóa xe mô tô của tôi và giữ chìa khóa xe. Cho đến chiều tôi vào thăm người phụ nữ, được bác sĩ chỉ định nằm lại theo dõi sau khi đã bó bột. Và đến tối người nhà phụ nữ kia gọi công an xã đưa tôi và xe đến trụ sở CA xã Hà Ninh. Trong khi giải quyết, CA xã đã tạm giữ giấy đăng kí xe và CMT của tôi mà không giữ bất kì giấy tờ gì của người kia, và hẹn 10 ngày sau đến giải quyết, để 2 bên tự thỏa thuận. Vậy tôi có những vấn đề thắc mắc sau, rât mong được giải đáp:

1. Việc giữ giấy đăng kí xe và CMT của tôi mà không giữ bất kì giấy tờ gì của người phụ nữ kia có hợp pháp không, lí do họ đưa ra là người kia là người của xã họ ( xã Hà Ninh ) và bị thương nặng hơn tôi. Còn tôi là người nơi khác, lí do đó có đúng với pháp luật?

2. Về việc giải quyết, nếu sau 10 ngày 2 bên không tự thỏa thuận được thì cần tới can thiệp của công an, vậy lúc đó CA sẽ giải quyết thế nào khi mọi tang chứng đều đã mất hết, còn nhân chứng là người hàng xóm với người phụ nữ kia, sẽ không tránh khỏi việc bênh vực cho người đó. Trong trường hợp này tôi cần làm gì?

3. Về việc bồi thường, tôi phải chịu trách nhiệm bao nhiêu % đối với người phụ nữa kia. Và người đó có phải chịu trách nhiệm với tôi không, trong khi xe tôi hỏng và chân tôi cũng bị đau. Người phụ nữ ấy có 2 con nhỏ và săp đi xuát khẩu lao động sang Trung Quốc vào ngay 25 tới, gia đình bên đó đưa ra lí do ấy để buộc tôi bồi thường thêm khoản chi phí ngoài viện phí thì có đúng không?

Rất mong nhận được phản hồi sớm từ phía công ty!

>>

Trả lời:

1. Việc giữ giấy đăng kí xe và CMT của tôi mà không giữ bất kì giấy tờ gì của người phụ nữ kia có hợp pháp không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 , trưởng công an cấp xã có quyền:

“b. Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này”.

Theo quy định khoản 3 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: “Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính”.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 10 về tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

“a. Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b. Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c. Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

– Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

– Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trường hợp của bạn, nếu công an xã có quyền thu giữ xe của bạn (tùy thuộc vào giá trị xe của bạn theo quy định tại điều luật trên) thì phải thu giữ cả phương tiện giao thông của người phụ nữ kia.

2. Bảo vệ quyền lợi khi mất hết tang chứng:

Khi bạn làm đơn đề nghị yêu cầu cơ quan công an giải quyết thì sau khi thụ lý đơn, cơ quan công an phải tiến hành các thủ tục điều tra, giải quyết vụ việc. Theo quy định tại Quyết định 18/2007/QĐ – BCA thì phải ghi lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan, người bị nạn, người làm chứng, thậm chí dựng lại hiện trường nếu cần thiết. Ngoài ra, cơ quan công an còn giám định chuyên môn với thương tật của người bị nạn nên vẫn đảm bảo được tính công bằng. Nếu bạn không đồng ý với kết quả giải quyết của cơ quan công an thì có thể làm đơn khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.

3. Bồi thường thiệt hại:

Điều 604 quy định:

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.

Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.

Điều 617 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi:

“Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.

Bạn cung cấp các thông tin chưa cụ thể để xác định lỗi thuộc về ai nên chúng tôi chưa thể khẳng định ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tuy nhiên, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, còn nếu các bên không tự thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

2. Cảnh sát giao thông làm như vậy là đúng hay sai ?

Kính chào Xin giấy phép. Tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Khi tôi đi đến đoạn có cột đèn tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ. Đèn xanh chuẩn bị chuyển sang màu vàng, tôi vẫn cho xe chạy tiếp. Khi đèn chưa sang đỏ tôi có dừng xe lại và lùi về phía vạch đợi hết đèn đỏ thì đi tiếp.( vì tôi không chắc đã vượi quá 2/3 xe khi đèn xanh sang vàng hay chưa ).

Sau đó tôi bị công an giao thông bắt phạt vì lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Do tôi ko mang giấy tờ và có gọi người nhà mang tới. Vì bị bắt lúc gần hết giờ hành chính ( khoảng 18h00) nên họ không đợi người nhà tôi đến đã chở xe tôi về trụ sở mà không viết biên bản xử lý cho tôi, cũng không hẹn ngày giải quyết. Tôi muốn luật sư giải đáp giúp tôi những câu hỏi sau.

1. Khi đèn chưa sang đỏ tôi dừng lại và lùi xe về vạch dừng thì có vi phạm luật hay không ?

2. Luật có giới hạn thời gian bao lâu phải xuất trình được giấy tờ hay không ?

3. Công an giao thông không lập biên bản mà đưa xe tôi về trụ sở là đúng hay sai ?

4. Nếu như vậy là vi phạm luật giao thông tôi sẽ bị phạt như thế nào và số tiền nộp phạt là bao nhiêu

5. Nếu như tôi không sai thì có thể khiếu nại ở đâu ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Đ.L

>>

Trả lời:

1. Đèn vàng vẫn chạy là đúng hay sai ?

Khoản 3 Điều 10 quy định về tín hiệu đèn báo hiệu như sau :

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Như vậy, khi đèn chuyển sang vàng bạn phải dừng xe tại vạch dừng. Trường hợp của bạn khi sắp chuyển sang đèn vàng bạn vẫn di chuyển,khi đèn chưa sang đỏ, bạn lùi về phía vạch dừng là không vi phạm quy tắc về báo hiệu của giao thông đường bộ, mặc dù trường hợp của bạn có thể được di chuyển tiếp.

2. Thời gian bao lâu phải xuất trình giấy tờ ?

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, Khi vi phạm luật giao thông đường bộ và có yêu cầu kiểm tra giấy tờ bạn phải xuất trình những giấy tờ cần thiết như trên, tuy nhiên trường hợp của bạn không thuộc trường hợp vi phạm luật giao thông và quên mang giấy tờ. Đối với trường hợp người tham gia giao thông quên mang giấy tờ thì luật không quy định trong khoảng thời gian bao lâu thì phải xuất trình được.

3. Công an không lập biên bản mà đưa xe về trụ sở là đúng hay sai, vi phạm thì bị xử phạt bao nhiêu ?

Khoản 1 Điều 75 về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;
c) Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;
đ) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16;
e) Khoản 3 Điều 17;
g) Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19;
h) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.

Trường hợp của bạn không thuộc trong các trường hợp tạm giữ phương tiện,nếu bạn vi phạm về tín hiệu báo hiệu đường bộ được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 171/2013 :

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm o Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm e, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 5; Điểm đ Khoản 6; Điểm d Khoản 7 Điều này”;

4. Có thể khiếu nại ở đâu ?

Điều 7 quy định về trình tự khiếu nại như sau :

Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Như vậy đối với hành vi hành chính của cảnh sát giao thông như trên, bạn có thể khiếu nại đến cơ quan nơi người có hành vi. cụ thể bạn sẽ gửi đơn khiếu nại đến thủ trường cơ quan đó.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

>&gt Xem thêm: 

3. Hướng dẫn khởi kiện người vi phạm luật giao thông gây tai nạn, không bồi thường ?

Thưa luật sư, xin cho em hỏi là: Cách làm đơn kiện người tham gia giao thông qui phạm luật.Khi người đó đụng ba em thì đã xin lỗi và có gọi cho người nhà người đó lên để gặp trực tiếp và xin lỗi. Gia đình Em cũng không làm khó gì hết. vậy mà khi vào bệnh viện cách đây là 2 ngày vậy mà không thấy ai xuống thăm hỏi gì hết, gđ e đt kêu xuong để nói phải trái cho có tình nghĩa.

Vậy mà bên đó lớn tiếng kêu ba em có lỗi nữa chứ,bênh đó chạy mướn xe cải tiến cho người ta,còn nói nặng nhẹ gđ em nữa chắc tại hấy gđ e hiền quá nên vậy ?

Mong có hồi đáp sớm .Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

Trả lời:

quy định về điều kiện tham gia giao thông, bạn có thể đối chiếu quy định để xác định lỗi thuộc về bên nào? Từ đó, xác định trách nhiệm từng bên tham giao thông.

Về mẫu đơn khởi kiện thì bạn có thể tham khảo .

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

4. Công an phường có được xử phạt giao thông không ?

Kính chào xin giấy phép, hôm nay khoản 2h sáng tôi điều khiển xe ô tô 3,5 tấn đi từ Hà Nội về Hòa Binh.Tôi đang đi thì anh công an phường Ba La đuổi theo tôi tại khúc bến xe ép tôi vào, kiểm tra giấy tờ xe tôi rồi cầm và bảo tôi đánh xe về trụ sở công an phường đẻ làm việc. Người đuổi theo xe tôi chỉ có 1 người duy nhất và người đó cầm giấy tờ xe tôi. Hỏi anh công an phường có được đuổi theo tôi không?

Trả lời:

Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết (Khoản 3 Điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008).

Căn cứ vào điều 3 , đó là:

1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị – xã hội; hoạt động văn hoá, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội (Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP).

Ngoài ra, Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết (Khoản 2 Điều 8 Nghị định 27/2010/NĐ-CP).

Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã: thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng; thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt (khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP).

Cần lưu ý là các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm cũng không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng phương tiện để kiếm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 14 , cụ thể:

“Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông”.

Nội dung tuần tra phải được thể hiện trong kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm cụ thể và bảo đảm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường săt, Giám đốc công an cấp tỉnh (Khoản 1 Điều 15 Thông tư 65/2012/TT-BCA).

Như vậy, công an phường chỉ tuần tra trong trường hợp cần thiết quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP. Bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về việc ngày xảy ra sự việc mà khách hàng đã nêu có thuộc trường hợp cần thiết không?

Mặt khác, bạn không nêu bạn có dấu hiệu vi phạm hay hành vi vi phạm hay không. Bạn không có hành vi vi phạm, dấu hiệu vi phạm thì công an phường không được đuổi theo bạn, không được có hành vi tiếp theo là kiểm soát các giấy tờ có liên quan.

Tuy không được cung cấp đầy đủ thông tin, dựa vào những thông tin mà quý khách hàng cung cấp, chúng tôi có thể kết luận là việc anh công an phường đuổi theo bạn trong trường hợp này là không đúng thẩm quyền.

>&gt Xem thêm: 

5. Lấy chậm đăng ký xe có bị phạt không ?

Thưa luật sư! Cháu xin hỏi: cháu mới vừa mua chiếc xe 50cc nên chưa có giấy tờ xe,cháu có cho 2 người bạn mượn nhưng bị CSGT bắt vì không đội nón bảo hiểm cả 2 người và không xuất trình được giấy tờ xe bị tam giữ phương tiện ngày hẹn xuống lấy là ngày 25/7/2016, nhưng cái giấy hẹn lấy giấy tờ xe hẹn ngày 21/7/2016 nhưng đã quá hẹn mà cháu chưa lấy được giấy tờ xe. Cháu xin hỏi là nếu đi lấy xe thì bị phạt bao nhiêu và nếu trễ 1 tuần lấy xe thì có sao ko ?

Xin cảm ơn luật sư!

>> , gọi:

Trả lời:

1. Về mức xử phạt các hành vi vi phạm:

* Không đội mũ bảo hiểm: Thời điểm bạn vi phạm là trước ngày thời điểm có hiệu lực nên các quy định về xử phật vẫn sẽ áp dụng theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đường bộ, đường sắt và sửa đổi xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt, cụ thể, với lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, bạn sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;…”

Như vậy, cả người điều khiển và người ngồi sau xe đều không mang mũ bảo hiểm nên mức phạt sẽ từ 200.000 – 400.000đ

* Không có giấy tờ xe:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;…”

Trong câu hỏi, bạn không nói rõ bạn của bạn khi điều khiển xe có giấy phép lái xe không, nếu không có thì theo quy định tại nghị định 171/2013/NĐ-CP mức xử phạt như sau:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.…”

Tuy nhiên, xe bạn mới mua nên vẫn đang làm thủ tục đăng ký, Theo quy định tại khoản 4, điều 24, quy định về đăng ký xe thì trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe là:

“a) Trường hợp đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh
Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên xe, kiểm tra đủ thủ tục quy định, viết giấy hẹn cho người sử dụng xe:
– Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe; giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì thu lại biển số cũ để đổi sang biển 5 số theo quy định).
– Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe trả kết quả.
Cơ quan đăng ký xe gửi thông báo đến người đứng tên trong đăng ký xe biết và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký xe, tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai, cơ quan đăng ký xe giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe; giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì thu lại biển số cũ để đổi sang biển 5 số theo quy định).
b) Trường hợp làm thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác:
Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đúng thủ tục quy định và giải quyết như sau:
– Trường hợp hồ sơ sang tên, di chuyển xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng xe.
– Trường hợp hồ sơ sang tên, di chuyển xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định thì viết giấy hẹn và thực hiện các thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng xe. Giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe giải quyết thủ tục sang tên, di chuyển xe.
Cơ quan đăng ký xe gửi thông báo đến người đứng tên trong đăng ký xe và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký xe, tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai, cơ quan đăng ký xe giải quyết sang tên, di chuyển xe theo quy định, ghi kết quả xác minh và ký xác nhận vào giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.
– Trả cho người đang sử dụng xe: 01 phiếu sang tên di chuyển và 01 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo hồ sơ gốc của xe để làm thủ tục đăng ký xe ở nơi chuyển đến.
– Lưu 01 phiếu sang tên, di chuyển và 01 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe, thông báo, niêm yết và kết quả xác minh.
Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy hẹn quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
c) Trường hợp đăng ký sang tên xe tỉnh khác chuyển đến
Cơ quan đăng ký xe (nơi người đang sử dụng xe đăng ký thường trú) tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đủ thủ tục quy định, kiểm tra thực tế xe phù hợp với hồ sơ sang tên, di chuyển xe thì trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải hoàn thành việc cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.”

Như vậy, theo quy định tại điều luật này, trong thời hạn 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe trả giấy tờ đăng ký thì với giấy hẹn mà cơ quan đăng ký xe bạn hoàn toàn có quyền lưu thông mà không cần phải lo lắng bị xử phạt.

2. Về vấn đề làm thủ tục nộp phạt và nhận xe quá hạn giấy hẹn:

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2014 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính thì đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

quy định như sau:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Như vậy, bạn cần căn cứ vào biên bản xử phạt mà CSGT đã lập khi đó để đi nộp phạt đúng hạn, mỗi ngày quá hạn sẽ phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Dù chưa lấy được giấy đăng ký xe thì bạn nên mang giấy hẹn lấy đăng ký xe khi nộp phạt để không bị nộp phạt lỗi không có giấy đăng ký xe và nếu nơi có trách nhiệm trả giấy đăng ký xe cho bạn lùi lịch hẹn thì bạn cũng nên xin xác nhận lùi lịch hẹn để xuất trình với cơ quan CSGT để không phải nộp phạt.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *