Tôi phải làm gì khi liên tục bị đòi tiền làm ảnh hưởng công việc của tôi?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Luật sư, tôi xin luật sư tư vấn một vấn đề như sau: Tôi Tên T, từ năm 2011 đến 2012 làm kế toán trưởng Công ty CP A. Năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn công ty thiếu vốn nên giám đốc công ty tôi có vay nóng với lãi suất 0.3%/ngày của một người tôi quen.

Những lần nhận tiền tôi là người viết giấy nhận tiền với nội dung: tôi tên là T có mượn của Bà B một số tiền ….để phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty A, có chữ ký đóng dấu của giám đốc và người nhận tiền là tôi, hoặc người nhận tiền khác ký. Công ty cũng đã nhiều lần trả lãi vay 0.3%/ngày cho bà B. Đến cuối năm 2012 Công ty làm ăn thu lỗ không thể trã gốc + lãi gần 400triệu cho bà B.

Vậy bà B có quyền kiện tôi hay không? có quyền đòi khoản tiền trên từ tôi không? Trong trường hợp trên ai có trách nhiệm trả số tiền đó? và bà B có quyền đòi số tiền cho vay trên hay không? Tôi phải làm gì khi bà B liên tục đòi tiền làm ảnh hưởng công việc của tôi? Mong luật sư tư vấn.

Chân thành cảm ơn!

 Tôi phải làm gì khi liên tục bị đòi tiền làm ảnh hưởng công việc của tôi?

 

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

 (văn bản mới: )

2. Nội dung tư vấn:

Vấn đề của bạn liên quan đến hợp đồng vay tài sản và cụ thể ở đây là vay tiền. 

Căn cứ vào điều 471 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hợp đồng vay tài sản:” hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, là sự thỏa thuận của các bên về việc bên cho vay đồng ý cho bên đi vay vay một khoản tiền nhất định và bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên vay khi đến hạn. Từ các phân tích trên có thể hiểu ở đây là bạn và bà B có thỏa thuận là bà B cho bạn vay một khoản tiền, tuy nhiên bạn dùng tư cách của công ty hay tư cách của cá nhân để đứng ra vay tiền giúp công ty thì sẽ là hai vấn đề khác nhau hoàn toàn.

Theo quy định tại điều 142 và điều 145  Bộ luật dân sự quy định về dại diện theo ủy quyền và phạm vi đại diện theo ủy quyền, theo đó đại diện theo ủy quyền là mối quan hệ của người đại diện và người được đại diện, ở đó người được đại diện theo ủy quyền thay mặt người được đại diện thực hiện các giao dịch trong phạm vi ủy quyền.

“Điều 142. Đại diện theo uỷ quyền

1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.

Điều 144. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.

3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

 Ở đây cần xác định rõ ràng rằng bạn đứng ra vay tiền với tư cách là . Vì trong có ghi rõ người đứng tên là bạn nhưng vay vì mục đích là phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty và có con dấu của công ty đã xác nhận. Bạn được ủy quyền đại diện cho công ty xác lập này. Còn các nghĩa vụ trả nợ sẽ do công ty đứng ra trả.

Do đó, đây sẽ được xác định là khoản nợ của công ty. Do vậy người đứng tên trong hợp đồng vay là bạn nhưng chủ nợ vẫn là công ty, công ty có nghĩa vụ trả khoản nợ này chứ không phải là bạn. Bạn có thể đưa ra các chứng cứ chứng minh là công ty có đề nghị bạn đứng ra vay tiền giúp cho công ty để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong trường hợp này bạn cần nói rõ với bà B là bạn đại diện cho công ty đứng ra vay tiền, và người nợ số tiền đấy là công ty chứ không phải là bạn. Kèm theo đấy bạn sẽ chứng minh cho bà B biết được rằng bạn được , đại diện cho công ty đứng ra giao kết hợp đồng vay chứ không phải là bạn tự đứng ra vay cho cá nhân mình, bên cạnh đấy các khoản tiền lãi hàng tháng cũng do công ty đứng ra trả chứ không phải bạn đứng ra chi trả. Do đó, bạn đề nghị bà B gửi yêu cầu trả nợ đến người đại diện theo pháp luật của công ty chứ không phải đến bạn. Bạn có thể yêu cầu công ty trực tiếp đứng ra nói chuyện với bà B việc công ty mới là con nợ của bà B chứ không phải là bạn để đảm bảo cho cuộc sống của bạn không bị bà B đòi tiền nữa.

Nếu công ty phủ nhận khoản tiền trên là không phải công ty ủy quyền cho bạn mà bạn tự đứng ra mượn danh nghĩa của công ty thì bạn có thể đưa ra các bằng chứng, chứng minh rằng công ty đã có sự ủy quyền bằng lời nói cho bạn hay có thể có tin nhắn hoặc nội dung cuộc nói chuyện tương tự như vậy. Bên cạnh đấy để khẳng định thêm nữa đây là khoản nợ của công ty bạn có thể chứng minh thêm là công ty đứng ra các khoản lãi hàng tháng. Trong hợp đồng có con dấu xác nhận của công ty, cũng như số tiền được người của công ty ký nhận hoặc bạn ký nhận nhưng có biên lai, giấy tờ ghi rõ bạn ký nhận thay giúp công ty. Bạn sẽ chứng minh và giải thích theo hướng bạn là người được công ty ủy quyền đứng ra vay khoản nợ trên giúp công ty để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận dân sự – Minh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *