Tội cố ý gây thương tích theo bộ luật hình sự năm 2015 thì mức phạt thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích phải tuân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thông qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn điều tra của cơ quan công an, giai đoạn công tố của Viện kiểm sát và giai đoạn xét xử của tòa án:

Mục lục bài viết

1. Tội cố ý gây thương tích theo bộ luật hình sự năm 2015 thì mức phạt thế nào ?

Thưa luật sư, xin cho Em hỏi: Dùng cuốc văng vào mặt gây thương tích 20% thì thuộc khoản 1 điều 134 hay khoản 2 ạ. Người có hành vi cố ý gây thương tích lúc đó say rượu ?

Cảm ơn luật sư.

Người gửi : Nguyễn Thanh Diệp

Tội cố ý gây thương tích theo bộ luật hình sự năm 2015 thì mức phạt thế nào ?

, gọi:

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, theo như bạn tường thuật, miêu tả lại thì người có hành vi cố ý gây thương tích lúc đó say rượu. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 . Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, dùng cuốc văng vào mặt gây thương tích 20% thì thuộc khoản 1 hay khoản 2 của điều 134

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Đầu tiên, theo quy định tại khoản 1 điều 134 BLHS 2015, phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Các trường hợp đó cụ thể là:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên: Được hiểu là dùng các vật nhọn, sắc, có tính sát thương và gây nguy hiểm cao cho nạn nhân hoặc sử dụng các thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người như dùng bom xăng…

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: So với BLHS 1999 thì BLHS 2015 quy định thêm đây một trong các tình tiết tăng nặng TNHS, đặc biệt quy định a-xít sunfuric, tức là một loại a-xít thông dụng và thường được sử dụng trong việc tấn công đối với tội phạm này.

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Là hậu quả từ hành vi phạm tội gây ra, cố tật nhẹ là một tật trên cơ thể con người không bao giờ chữa khỏi. Cố tật nhẹ là tật không chữa khỏi, nhưng tỷ lệ thương tích chỉ dưới 11%.

d) Phạm tội 02 lần trở lên: Là trường hợp phạm tội với nhiều lần, cho thấy tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên: Là trường hợp phạm tội với nhiều người, cho thấy tính nguy hiểm của công cụ, thủ đoạn mà đối tượng thực hiện hành vi có khả năng tác động và gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho nhiều người.

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Là những đối tượng yếu thế được pháp luật bảo vệ.Tương quan về sức lực cũng như khả năng có thể bị tổn thương nhiều hơn so với người bình thường nếu bị hành vi phạm tội tác động vào

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình: Là những người có quan hệ ruột thịt hoặc nuôi dưỡng, dạy dỗ đối với người thực hiện hành vi. Quy định này đề cao giá trị đạo đức trong xã hội trước hành vi phạm tội.

h) Có tổ chức: Là trường hợp có từ 02 người trở lên, bàn bạc, cấu kết để cùng thực hiện hành vi.

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là hành vi cố ý gây thương tích của những người có chức vụ, quyền hạn nhưng không liên quan đến công vụ của người đó.

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đây là những đối tượng bị kiểm soát và đang chấp hành án hình sự hoặc hành chính và cần có thái độ tôn trọng pháp luật một cách cao nhất.

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê: Người thuê và người được thuê gây thương tích cho người khác đều được coi là nghiêm trọng hơn trường hợp gây thương tích bình thường, nên người bị hại chỉ bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe dưới 11% thì người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

m) Có tính chất côn đồ: Là thái độ coi thường, bất chấp pháp luật của những người thực hiện hành vi phạm tội.

n) Tái phạm nguy hiểm: Căn cứ theo khoản 2 điều 53 BLHS 2015 để xác định.

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: Trong trường hợp phạm tội này người phạm tội gây thương tích cho nạn nhân là để cản trở việc thi hành công vụ của họ hoặc vì lý do công vụ của người khác mà gây ra thương tích.

Tiếp theo, phạm tội theo cấu thành tăng nặng tại khoản 2

Khoản 2 dùng tỉ lệ thương tật để xác định khung hình phạt tăng nặng. Theo đó, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Như vậy, từ những lập luận phân tích ở trên, người cố ý gây thương tích đã gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân là 20%, đã dùng hung khí nguy hiểm là chiếc cuốc chính là tình tiết định khung tăng nặng (căn cứ điểm a, khoản 1, điều 134). Chúng tôi cho rằng có khả năng rất cao người gây thương tích sẽ bị kết án tại khoản 2 của điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo ngay nội dung liên quan:

2. Tư vấn cách giảm án tội cố ý gây thương tích ?

Chào luật sư! Tôi có một người anh trai sinh năm 1985. Anh lấy vợ và sinh sống tại Di Linh (Lâm Đồng). Cách đây 1 tháng, anh về nhà chơi anh có sang nhà bác để chơi thì xảy ra việc.

Gần nhà bác tôi anh cũng có quen biết một đám người trạc tuổi. Họ chơi với nhau từ nhỏ nhưng cũng rất ít liên lạc. Lúc đó bọn họ (gồm 7 người) đang nhậu với nhau, anh tôi ghé vào nói chuyện với một vài người trong đó. Nói xong thì anh trai tôi đi về nhà bác và lấy xe về. Khi đi ngang qua đám người đó chặn anh tôi lại và gây sự, nhất quyết không cho anh tôi đi. Sau đó 4 người trong số họ xông vào đánh anh tôi tới tấp vào đầu. Anh tôi không thể chống cự vì bọn họ đông người. Thấy tình hình bất lợi anh tôi đã chạy vào nhà người quen gần đó để trốn. Sau nửa tiếng thấy yên ắng anh tôi trở ra tính về nhà thì bọn họ tiếp tục xông vào đánh. Họ dùng cả ghế, chai bia đập vào đầu anh tôi. Lúc này không thể chịu đựng được thì anh tôi đã lấy chai bia đập vỡ ra và đánh lại họ. Hậu quả là tất cả đều bị thương. Mọi người gần đó gọi công an đến. Công an đưa anh tôi lên phường và đưa bọn người kia vào bênh viện. Hai trong số họ bị thương nặng, hai người bị nhẹ. Tất cả đều đã xuất viện sau 1 tuần lễ xảy ra chuyện. Trong thời gian này bố mẹ tôi chi trả hết tất cả chi phí chữa chạy, thuốc thang, ăn uống. Anh tôi được bảo lãnh nên đã được trả về sau đó không lâu. Tổng cộng chi phí cho 4 người bọn họ gia đình tôi đến nay đã đưa hơn 60 triệu đồng. Lúc đưa tiền thì họ đồng ý nhận nhưng bây giờ họ không chịu ký giấy bãi nại cho anh tôi. Họ đòi gia đình tôi đưa thêm mỗi người 20 triệu nữa mới đồng ý ký hoặc không họ sẽ đưa đơn kiện. Xin hỏi luật sư:

1. Anh tôi như vậy có được xét là phòng vệ hay không hay là cố ý gây thương tích?

2. Họ đòi hỏi gia đình tôi bồi thường như vậy có đúng hay không?

3. Có thêm tình tiết: Trong xe anh trai tôi có một con dao. Dao này là do buổi chiều hôm đó anh tôi làm cỏ ở rẫy và chưa đem về nhà. Đến nay công an vẫn còn giữ xe của anh tôi. Anh tôi không hề dùng con dao này trong lúc xung đột xảy ra. Tình tiết này có bất lợi cho anh tôi không ? Xin nhờ luật sư tư vấn giúp

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của luật sư.

Ngưởi gửi: H.M

>>

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Thứ nhất: Hành vi của anh bạn là phòng vệ chính đáng hay cố ý gây thương tích.

Căn cứ vào quy định tại điều 15 có quy định về hành vi được xem là phòng vệ chính đáng

“Điều 15. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Phòng vệ chính đáng đươc hiểu là hành vi chống trả một cách hợp pháp đối với người thực hiện hành vi xâm hại những lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ bằng cách gây ra thiệt hại cho chính người đó. Hành vi phòng vệ chính đáng có thể gây thiệt hại cho người tấn công nhằm đẩy lùi hành vi tấn công, ngăn chặn sự xâm hại nhằm bảo vệ những lợi ích hợp pháp đấy đang bị xâm hại.

Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải trong giới hạn của việc phòng vệ chính đáng. Hành vi phòng vệ phải xảy ra khi đang có hành vi tấn công. Còn nếu chưa có hành vi tấn công hoặc có hành vi tấn công xong mới có hành vi chống trả lại thì những trường hợp này không được xem là phòng vệ chính đáng.

Anh trai bạn bị bốn người tấn công, dùng ghế, chai bia đập vào đầu và anh bạn đã chống trả lại hành vi tấn công này, như vậy, hành vi của anh bạn là chống trả kịp thời, không quá sớm cũng không quá muộn, vì hành vi tấn công đang diễn ra.

Như vậy, ở đây anh trai bạn sẽ được xác định là hành vi phòng vệ chính đáng.

Để xác định hành vi của anh trai bạn có vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng không cần dựa trên quy định tại điều 106 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009;

“Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm”.

Như vậy, nếu tỷ lệ giám định thương tật của những người bị anh bạn đánh bị thương đều từ 31% trở lên thì anh bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 điều 106 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009; còn chỉ có một người có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên còn ba người còn lại dưới 31% thì anh trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều 106 Bộ luật hình sự.

Nếu anh trai bạn bị truy cứu theo quy định tại khoản 1 điều 106 Bộ luật hình sự thì việc khởi tố vụ án sẽ phụ thuộc theo yêu cầu của người bị hại. Còn nếu như bị truy cứu theo khoản 2 điều 106 Bộ luật hình sự thì cơ quan công an sẽ tiến hành khởi tố vụ án mà không phụ thuộc vào người bị hại có làm đơn yêu cầu khởi tố hay làm hay không.

Thứ hai: Liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại

“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Căn cứ vào điều 609 Bộ luật dân sự 2005 thì anh trai bạn có nghĩa phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại các chi phí cần thiết cho việc khám chữa bệnh, thu nhập thực tế bị mất, nhưng bên kia muốn anh trai bạn bồi thường thì phải chứng minh.

Tuy nhiên, bên kia cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại do đó, các bên sẽ bù trừ nghĩa vụ cho nhau theo quy định tại điều 617 . Do đó gia đình bạn sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của bên kia cũng như của anh trai bạn để thực hiện bồi thường tương ứng với phần lỗi của mình.

“Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.

Thứ ba: Vấn đề liên quan đến con dao.

Nếu như có người làm chứng được anh trai bạn cầm con dao này đi làm rẫy và khi về đến đấy bị chặn xe lại và bị đánh luôn chưa kịp về nhà cất dao cũng như khi anh trai bạn đánh nhau không hề dùng đến con dao này thì con dao này sẽ không phải là một tình tiết bất lợi cho anh trai bạn. Còn nếu như không có người ra làm chứng để chứng minh các yếu tố trên thì đây sẽ là một tình tiết bất lợi cho anh trai bạn

Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

3. Luật sư hướng dẫn, tư vấn về cố ý gây thương tích ?

Chào luật Minh Khuê, em tên là Phạm Thị Thanh T; em có câu hỏi muốn được giải đáp: Do xích mích mua bán mà người ta kéo mấy người qua nhà em đánh gia đình em. Người đó có đem hung khí là cây hàng được quấn băng keo đen . Vật chứng đó đã được nộp cho công an . Vì bị kéo qua nhà đánh, nên gia đình em đã đánh lại. Cuộc ẩu đả xảy ra làm cho 1 người bên kia bị gãy tay( 25% thương tích) . Bây giờ người bên đó nộp đơn kiện gia đình em. Bắt gia đình em nhận tội và bồi thường .

Vậy trong trường hợp như thế gia đình em phải làm sao? Người đánh người kia gãy tay có bị phạt tù không thưa luật sư. Và hình phạt là như thế nào?

Cảm ơn luật sư!

>>

Trả lời:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 104 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Và theo quy định tại điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Như vậy, người trong gia đình bạn gây thiệt hại cho một người bên kia, với tỷ lệ thương tật là 25% thì người bị hại hoàn toàn có thể khởi kiện về tội cố ý gây thương tích.

Về hình phạt, cũng theo quy định điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì hình phạt khi cố ý gây thương tích mà tỷ lệ thương tật từ 11- 30% sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trong trường hợp này còn có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 46: “Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”; và điểm đ: “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra”.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem ngay nội dung liên quan:

4. Cấu thành và trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích ?

Kính gởi luật sư, xin cho em được hỏi : chồng em bị kết án 2 năm về tội cố ý gây thương tích.(17% cánh tay người bị hại )đã tạm giam tu ngày 02.06.2016 và thụ án đến nay.mà gia đình hiện tại rất neo đơn, mẹ bệnh, con 2 đứa nhỏ(1đưa 40 tháng.1 đứa 9 tháng.), vậy em có thể làm gì để cho chồng em về đoàn tụ với gia đình ?

Em xin cảm ơn !

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Thứ nhất, bị đơn có thể phúc thẩm giảm án không?

Trước hết, bạn cần hiểu theo quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự hiện hành, quyền kháng nghị thuộc về Viện Kiểm sát. Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị cáo, người bị hại có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định của tòa án

Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 thì: “Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm” nếu xét thấy bản án hoặc quyết định sơ thẩm đó chưa thỏa đáng.

Như vậy, nếu thấy mức hình phạt đối với mình còn nặng và gây khó khăn đối với cuộc sống của cả gia đình thì chồng bạn hoàn toàn có quyền kháng cáo bản án của Tòa án

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, hoặc kể từ ngày nhận được bản án hoặc từ ngày niêm yết bản án tại Tòa án trong trường hợp chồng bạn vắng mặt tại phiên toà, anh họ bạn phải gửi đơn kháng cáo theo mẫu đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm.

Như vậy, khi xét thấy hình phạt trong bản án đối với mình quá nặng, chồng bạn có quyền kháng cáo bản án theo thủ tục phúc thẩm đồng thời nên xin hưởng án treo để về đoàn tụ vói gia đình và tu dưỡng tại địa phương . Tuy nhiên, việc Tòa án cấp phúc thẩm có chấp nhận yêu cầu kháng cáo hay không còn phụ thuộc vào việc chứng minh các yêu cầu kháng cáo có căn cứ hay không?

Thứ hai, việc kháng cáo xin giảm mức hình phạt từ 3 năm tù xuống án treo:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự thì“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.

Theo hướng dẫn tại Điểm 6 Nghị quyết 01/HĐTP ngày 2 tháng 10 năm 2007 hướng dẫn về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì:

“Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;

d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Vậy nếu chồng bạn có nhiều tình tiết giảm nhẹ và có thái độ tu dưỡng tốt thì có thể làm thủ tục phúc thấm để được hưởng án treo theo quy định của pháp luật .

Xin chào luật sư ,tôi xin hỏi : Vợ tội làm công nhân may tại 1 công ty may , bị một đồng nghiệp đâm gây thương tích phải nhập viện 10 ngày khâu 7 mũi chiều dày khoảng 6,5 phân bác sỹ chuẩn đoán là bị chấn thương nong cổ cánh tay trái do bị đánh nếu giám định thương tích 5 % cơ quan điều tra có khởi tố vụ án hình sự không ạ?

Với trường hợp của vợ bạn , nếu người này dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho vợ bạn thì với mức thương tật 5% bạn cũng có thể yêu cầu cơ quan công an khởi tố vụ án hình sự theo điểm a khoản 1 điều 104 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 , cụ thể :

Điều 104 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

Hung khí nguy hiểm có thể được hiểu là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. a. Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn… b. Về vật mà người mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”. ( theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành BLHS )

Vậy bạn cần xác định hung khí dùng để đâm vợ bạn của người đó là gì, nếu thuộc 1 trong các loại hung khí nêu trên thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố vụ án lên cơ quan công an cấp huyện nơi bạn và vợ mình đang cư trú để truy tố người này trước pháp lụât về tội cố ý gây thương tích nêu trên .

Nếu hung khí dùng để đâm vợ bạn không phải là hung khí nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì bạn có thể đề nghị cơ quan công an cấp xã , phường nơi bạn đang cư trú xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này , cụ thể :

Theo điểm khoản 2 điều 5 :

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

Chào luật sư, em có một tình huống cần luật sư tư vấn giùm em. Em xin cám ơn. Tình huống của em như sau : trong 1 đám cưới anh A và anh B nảy sinh mâu thuẫn , anh A bỏ về nhà và anh B mang dao , rựa cùng 1 người nữa đến nhà A chửi bới, đe dọa và có hành vi xông vào định đánh A , A thấy thế liền dùng dao chém đứt 1 cánh tay của B và giám định thương tật của B là 31% . Vậy trong trường hoppwj này , A phạm tội cố ý gây thương tích hay ượt quá giới hạn phòng về chính đáng . Tôi xin chân thành cám ơn!

Điều 15 Bộ Luật hình sư quy định về phòng vệ chính đáng:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”

Vậy phòng vệ chính đáng là vấn đề được đặt ra khi có sự xâm hại hoặc đe dọa xâm hại một cách tức thời đến sức khỏe và tính mạng của bạn , bạn có thể chống trả lại một cách cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình , chống trả ân thiết ở đây được hiểu là có hành vi có mức độ tương đương hoặc nhỏ hơn mức độ mà ngươi ki đang định gây ra cho mình , trong trường hợp này , anh B không có vũ khí xông vào định đánh anh A nhưng anh A lại dùng dao chém đứt tay B thì A thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nên vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tội cố ý gây thương tích với mức độ thương tật là 31% theo khoản 2 điều 104 BLHS hiện hành .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem thêm nội dung:

5. Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích ?

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề cần được tư vấn như sau: Vào khoảng 18h00, ngày 22, tháng 8, năm 2016, tôi đang ở nhà tại địa chỉ như trên thì được tin cháu ruột của tôi là T, SN: 1994 , HKTT: TT An Châu, Châu Thành, An Giang bị một số đối tượng vây đánh tại khu dân cư Nhơn Mỹ thuộc ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới (tôi không biết nguyên nhân).

Tôi chạy ra mục đích là để can ngăn (Khoảng cách từ nhà ra hiện trường vụ việc khoảng 70m đường tắt). Lúc này tôi thấy cháu tôi (T) trốn trong nhà của anh A gần nơi xảy ra vụ việc. Phía bên ngoài rất nhiều đối tượng bao vây và cầm nhiều hung khí (gậy dài, vỏ chai bia, ghế sắt…). Tôi có nói “chuyện từ từ, đâu còn có đó, cháu tôi có làm gì cho tôi xin lỗi, mấy ông cho nó về rồi mai anh em mình nói chuyện với nhau”, nhưng các anh này không nghe và còn xô đẩy tôi (khoảng 5 người). Khoảng 5 phút sau cháu rể tôi là V, SN: 1988, HKTT Hòa Long 4, TT An Châu, Châu Thành, An Giang cùng vợ là H, SN: 1992, HKTT Nhơn An, Nhơn Mỹ, Chợ Mới, An Giang cũng ra để can ngăn. Do nghĩ cháu rể tôi là người từ địa phương khác đến, các đối tượng này lập tức vây đánh. Tôi thấy vậy chạy lại can ra thì cũng bị các đối tượng trên đánh. Tôi bị nhiều đối tượng đánh bằng hung khí là gỗ dài, trong lúc này có một số đối tượng ném đá vào V và H. Sau khi thấy chúng tôi bị chảy nhiều máu các đối tượng trên bỏ đi. Hậu quả: Tôi bị thương vùng đầu và đi điều trị tại bệnh viện Đa khoa Châu Thành, do thấy tình trạng diễn tiến không tốt, các Bác sỹ tại đây chuyển lên tuyến trên (bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang) để tiếp tục điều trị. V bị đánh rách mí chân mày trái (tôi không biết bằng hung khí gì), H bị rách vùng đầu gần tai trái và cả 2 điều trị tại bệnh viện Đa khoa Châu Thành. Với thương tích như vậy, tôi có đề nghị khởi tố vụ án hình sự không? Làm thủ tục như thế nào, tôi nghe nói phía công an huyện chỉ xử lý hành chính.

Xin luật sự trả lời giúp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn và trân trọng kính chào.

Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích ?

Luật sư tư vấn luật hình sự về tội cố ý gây thương tích, gọi :

Trả lời:

Thứ nhất, xác định yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo Điều 104 quy định:

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

Trường hợp của bạn có rất nhiều đối tượng bao vây và cầm nhiều hung khí (gậy dài, vỏ chai bia, ghế sắt…). Bạn có ý muốn nói chuyện hòa giải nhưng bên kia có thái độ không chấp nhận. Bạn chạy lại can ra thì cũng bị các đối tượng trên đánh, trong lúc này có một số đối tượng ném đá vào V và H.

Hậu quả bạn bị t​hương vùng đầu và đi điều trị tại bệnh viện Đa khoa Châu Thành, do thấy tình trạng diễn tiến không tốt, các Bác sỹ tại đây chuyển lên tuyến trên (bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang) để tiếp tục điều trị. V bị đánh rách mí chân mày trái, H bị rách vùng đầu gần tai trái và cả 2 điều trị tại bệnh viện Đa khoa Châu Thành. Do đó, mọi người cần phải đi xác định thương tật để có thể khởi kiện những đối tượng trên.

Theo luật định thì tỷ lệ thương tật phải từ 11% trở lên. Dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Có tổ chức; Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm, cụ thể là các công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công. a. Về công cụ, dụng cụ (Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn..).b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra. (Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…); c. Về vật có sẵn trong tự nhiên (Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…)

Thứ hai, tư vấn về vấn đề khởi kiện.

Trường hợp 1: Khi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo Điều 100, :

“Điều 100. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

1. Tố giác của công dân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;

3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

5. Người phạm tội tự thú.”.

Tại Điều 103, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:

“Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.”.

Trường hợp 2: Chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo Điều 186 quy định: Quyền khởi kiện vụ án.

“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.

Bạn cần thực hiện đúng theo quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn khởi kiện. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Trường hợp vì lý do khách quan mà không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp. Bạn bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Vấn đề gửi đơn khởi kiện đến Tòa án tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Tội cố ý gây thương tích có phải tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên mới bị phạt tù hay không ?

Xin chào Luật sư, Xin hỏi Luật sư về hành vi cố ý gây thương có phải bị thương tích từ 11% trở lên là bị phạt tù đúng không? Người nhà em bị 1 đối tượng dùng dao chém vào người gây thương tích theo công an là 10% tổ thương cơ thể. Vậy hành vi của đối tượng này không thể phạt tù đúng không ạ

Xin cảm ơn Luật sư. Xin chúc Luật sư luôn luôn dồi dào sức khỏe và thành công.

Tội cố ý gây thương tích có phải tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên mới bị phạt tù hay không ?

Luật sư tư vấn:

Cố ý gây thương tích là Hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

1. Các yếu tố cấu thành tội Cố ý gây thương tích:

Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Chủ thể: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể: Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Mặt chủ quan: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

2. Truy tố trách nhiệm hình sự:

Căn cứ theo điều 134, quy định như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đối với trường hợp của bạn, hoàn toàn có đủ yếu tố để cấu thành tội cố ý gây thương tích, bởi lẽ:

Hành vi dùng dao chém người khác và gây tổn hại sức khỏe của người khác là 10% thì thuộc điểm a, khoản 1, điều 134, Luật này (dùng hung khí nguy hiểm). Nên gia đình bạn hoàn toàn có quyền tố hành vi của đối tượng đó ra cơ quan công an.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *