Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo pháp luật hình sự

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tùy theo mức độ của thương tật mà hành vi này sẽ bị xử phạt dưới nhiều hình thức khác nhau, Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Tội hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo luật hình sự

Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, (bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

>>

XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ HẠI TỪ CHỐI GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT

Trao đổi một số ý kiến về vấn đề người bị hại từ chối giám định thương tật, sức khỏe trong vụ án hình sự:

1. Thực trạng việc người bị hại từ chối giám định thương tật, sức khỏe

Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”. Đó là các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền nhân thân, quyền sở hữu công nghiệp gắn với mỗi cá nhân như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136); Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138); Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139); Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội cưỡng dâm (Điều 143)… Theo quy định nêu trên thì Cơ quan điều tra chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với các tội thuộc khoản 1 các điều luật quy định về tội phạm tương ứng. Quy định này của BLTTHS nhằm bảo vệ bí mật đời tư và danh dự của người bị hại, đều là các tội ít nghiêm trọng nên có thể giải quyết bằng con đường hành chính, dân sự, giảm bớt việc giải quyết bằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định về quyền nêu trên cho người bị hại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã dành cho người bị hại quyền quyết định việc có yêu cầu xử lý hành vi phạm tội của người phạm tội hay không sau khi cân nhắc quyền lợi của mình giữa việc xử lý hành vi phạm tội với việc không xử lý hành vi phạm tội bằng vụ án hình sự. Với quy định này, lợi ích của người bị hại đã được ưu tiên trước lợi ích của xã hội khi xem xét xử lý hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, có những hành vi phạm tội có dấu hiệu cấu thành tội phạm khoản 2 các điều luật được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS nhưng người bị hại lại không đồng ý giám định thương tích nên đã gây khó khăn cho công tác đấu tranh trong chống tội phạm; đặc biệt là đối với các tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác. Sau khi làm rõ và bắt giữ đối tượng về hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác, không phải vụ án nào cũng xử lý nghiêm được đối tượng gây án vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là người bị hại từ chối giám định hay giám định lại thương tích. Không có kết quả giám định hoặc giám đinh lại thương tích của người bị hại thì việc truy tố đối tượng gây án sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống tội phạm.

Việc người bị hại từ chối giám định hoặc giám định lại thương tích có nhiều nguyên nhân. Có trường hợp do giữa người bị hại và đối tượng gây án có mối quan hệ gia đình, họ hàng (anh em ruột, vợ chồng…) hoặc mối quan hệ hàng xóm láng giềng, nên người bị hại đã từ chối giám định thương tích. Có vụ cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến ổ nhóm mang tính chất xã hội đen, đâm thuê, chém mướn, … nhưng do người gây án và người bị hại đã ngầm thỏa thuận, tự hòa giải bồi thường hoặc người bị hại, người thân của họ bị đối tượng gây án đe dọa, mua chuộc…, họ lo sợ cho tính mạng của bản thân và gia đình nên đã không hợp tác với cơ quan điều tra mà tự thỏa thuận bồi thường. Đồng thời, người bị hại viết đơn từ chối giám định thương tích hoặc kéo dài thời gian đi giám định thương tích để thoái thác, gây khó khăn cho việc xử lý của cơ quan điều tra.

Ví dụ 1: Vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 27/08/2011 tại khóm 5, phường 7, thành phố S, tỉnh S. Do mâu thuẫn trong việc tranh giành địa bàn làm ăn với nhau, Trần Văn D (sinh năm 1985) dùng mã tấu chém người bị hại là anh Lê Văn T (sinh năm 1988) liên tiếp 04 nhát với các vết thương: 01 vết thương vành tai trái; 01 vết thương ở đầu vùng thái dương trái; 01 vết cẳng tay trái và 01 vết ở lưng phải. Khi ra viện, gia đình D đã thỏa thuận bồi thường cho T số tiền 40 triệu nên T đã làm đơn xin cho D và làm đơn từ chối giám định. Cơ quan điều tra đã nhiều lần mời T đến trụ sở làm việc và đưa đi giám định nhưng T vẫn không chịu hợp tác với Cơ quan điều tra mà cố tình lánh mặt gây khó khăn cho quá trình điều tra vụ án.

Ví dụ 2: Vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày ngày 27/4/2010 tại huyện T, tỉnh P. Chiều ngày 27/4/2010, Nguyễn Văn Tịnh cùng em ruột là Nguyễn Minh Vương đến sân bóng chuyền thì gặp Hồ Văn Tân. Do có mâu thuẫn từ trước nên hai bên cãi vã rồi xông vào đánh nhau; Tân bỏ chạy đến nhà bạn là Trương Văn Vũ nói bị anh em Tịnh đuổi đánh nên nhờ Vũ dẫn về. Khi Vũ dẫn Tân đi được khoảng 100m thì gặp anh em Tịnh và Nguyễn Văn Trung. Tân chỉ tay nói có giỏi thì đánh tao nữa đi. Nghe vậy, Tịnh cùng Vương, Trung chạy đến thì Tân và Vũ bỏ chạy. Vũ chạy vào một nhà ở gần đó lấy 01 con dao chạy ra. Thấy Vũ cầm dao, Trung dùng ghế nhựa ném. Vũ cầm dao xông vào chém Tịnh trúng mặt và tay trái. Ngày 28/4/2010, Trung tâm pháp y tỉnh P kết luận tỷ lệ thương tích của Tịnh là 19% nhưng cuối bản giám định có ghi thêm: “Nạn nhân đang trong thời gian còn điều trị, do đó chúng tôi chỉ đánh giá tạm thời. Kính đề nghị Cơ quan điều tra Công an huyện T trưng cầu giám định bổ sung sau khi đã điều trị ổn định”. Ngày 01/6/2010 Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định bổ sung đối với Nguyễn Văn Tịnh. Ngày 11/6/2010, Trung tâm pháp y tỉnh P kết luận tỷ lệ thương tích của Nguyễn Văn Tịnh là 13%. Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện T đã truy tố Vũ về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS (dùng hung khí nguy hiểm). Ngày 13/01/2011, Tòa án nhân dân huyện T đưa vụ án ra xét xử. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã quyết định trưng cầu giám định lại đối với người bị hại. Kết quả giám định lại, tỷ lệ thương tích của bị hại giảm xuống còn 09%. Tuy nhiên, người bị hại đã có đơn rút yêu cầu khởi tố đối với bị cáo trước ngày mở phiên tòa nên Hội đồng xét xử đã căn cứ vào khoản 2 Điều 105 BLTTHS ra quyết định đình chỉ vụ án. Vì cho rằng Tòa án trưng cầu giám định không đúng quy định của BLTTHS (không triệu tập người giám định tham gia tố tụng mà căn cứ khoản 5 Điều 215 BLTTHS để ra quyết định trưng cầu giám định lại là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng) nên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh P đã kháng nghị Quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án huyện T. TAND tỉnh P chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh P, hủy quyết định đình chỉ vụ án của TAND huyện T để điều tra lại. Quá trình điều tra lại, do người bị hại từ chối giám định lại và sau đó bị hại đã không có mặt ở địa phương nên việc giám định chưa thể tiến hành được, đã ảnh hưởng đến việc điều tra, giải quyết vụ án.[4]

Ngoài ra, đối với một số tội khác mà tỷ lệ thương tật là căn cứ để xem xét có khởi tố vụ án hay không cũng gặp khó khăn tương tự. Cụ thể trong các vụ án vi phạm an toàn giao thông mà người bị hại bị thương tích từ chối việc thực hiện giám định thì các CQTHTT không khởi tố vụ án, khởi tố bị can được vì không xác định được tỷ lệ thương tích.

Ví dụ: Khoảng 4 giờ 45 ngày 11/6/2012, Lưu Hoàng N (xã đội trưởng xã đội V, thị xã C, tỉnh A) điều khiển xe mô tô 67H-6423 hướng từ cầu xã V đến Chợ C, thị xã C. Khi đến khu vực phường C, thị xã C, do thiếu quan sát, không làm chủ tay lái va chạm vào phía sau xe lôi đạp do ông Lưu Văn T đang điều khiển đi cùng chiều phía trước làm xảy ra tai nạn. Hậu quả làm ông T bị chấn thương sọ não, dập não, máu tụ dưới màng cứng, xuất huyết dưới nhện. Theo kết quả xác minh ban đầu, lỗi dẫn đến tai nạn hoàn toàn do N gây ra, hành vi của N có đủ dấu hiệu của hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, sau khi tai nạn xảy ra, N đã bồi thường tổng chi phí điều trị cho gia đình ông T 170 triệu đồng; ông T cùng gia đình làm , không yêu cầu khởi tố hình sự đối với N và từ chối giám định nên Cơ quan điều tra không có cơ sở để xử lý hình sự hành vi vi phạm của N.

2. Một số giải pháp khắc phục được áp dụng trong thời gian qua

Với các bất cập nêu trên, nhiều địa phương đã có các giải pháp nhằm đấu tranh hiệu quả đối với các tội phạm này; cụ thể như sau:

– Xem xét để chuyển hướng tội danh khác mà có dấu hiệu tương tự (như từ tội cố ý gây thương tích sang , gây rối trật tự công cộng…); tiến hành áp giải để thực hiện thực hiện thủ tục giám định.

– Kết hợp giữa đánh giá tình hình và đối chiếu với bảng quy định thương tích để khởi tố vụ án. Trường hợp đối tượng gây án sử dụng hung khí nguy hiểm như súng quân dụng, súng săn, súng tự tạo, dao, kiếm, gậy gộc… hoặc có tổ chức…thì thông qua bệnh án của bị hại đã điều trị hoặc đang điều trị tại các Trung tâm y tế từ cấp huyện hoặc cấp tương đương trở lên, đối chiếu với bảng quy định thương tật ban hành kèm theo quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành xác định bước đầu về tỷ lệ thương tật của người bị hại làm căn cứ xử lý; khi xác định đủ 02 điều kiện này thì tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra.

– Vận động, thuyết phục, giáo dục, giải thích cho người bị hại biết quy định của pháp luật để yêu cầu họ phải đi giám định thương tích để xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm pháp luật. Nếu người bị hại vẫn từ chối giám định thì triệu tập họ đến CQTHTT để làm việc; kết hợp với cơ quan giám định kiểm tra, kết luận nhanh về thương tích để làm căn cứ khởi tố; áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc phối hợp với cơ quan giám định đến nhà bị hại để tiến hành giám định.

– Liên ngành tư pháp cấp tỉnh tại một số địa phương đã thống nhất giám định bằng hồ sơ trong trường hợp người bị hại từ chối giám định tổn hại sức khỏe. Nếu đã triệu tập từ hai lần trở lên, đến tận nhà mời và giải thích rõ quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý mà người bị hại vẫn từ chối giám định thì có thể giám định bằng hồ sơ (bệnh án và giấy chứng nhận thương tích) mà không cần thiết phải giám định trên người của bị hại để tránh việc bỏ lọt tội phạm.

Với các giải pháp nêu trên, một số địa phương đã khắc phục phần nào khó khăn khi người bị hại từ chối giám định thương tích để đấu tranh có hiệu quả đối với những tội mà tỷ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe của người bị hại là căn cứ để khởi tố vụ án. Xem xét các giải pháp trên thấy như sau:

– Giải pháp thuyết phục, vận động, giải thích cho người bị hại chỉ có hiệu quả trong trường hợp người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại đồng ý, chấp nhận đi giám định thương tích. Nếu người bị hại cương quyết không tham gia bất cứ hoạt động nào, không hợp tác thì vụ án lại đi vào bế tắc.

– Việc giám định qua hồ sơ (bệnh án và giấy chứng nhận thương tích), thì có địa phương không phù hợp với thủ tục, trình tự giám định theo quy định của pháp luật nên không thể xem là giải pháp triệt để. Việc giám định tổn hại sức khoẻ được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ, trong đó không thể thiếu việc hỏi, khám xét trực tiếp người bị thương tích; ngoài ra, Pháp lệnh Giám định tư pháp (nay là Luật Giám định tư pháp) cũng quy định giám định viên có quyền từ chối giám định, nếu yêu cầu của CQTHTT vượt quá khả năng chuyên môn của họ. Vì vậy, nếu CQTHTT trưng cầu giám định thương tích “theo hồ sơ”, rất nhiều khả năng yêu cầu này sẽ bị tổ chức giám định từ chối. Hiện nay, Viện Pháp y quốc gia đã từ chối việc giám định theo hồ sơ bởi các lý do sau:

Một là, tùy vào vị trí tổn thương, mức độ tổn thương, cơ địa của người bị các tổn thương đó, có khi thương tích ổn định, tốt lên, nhưng cũng có khi lại xấu đi. Vì vậy, kết luận tổn hại sức khỏe thời điểm hiện tại mà căn cứ vào các triệu chứng cách xa thời điểm kết luận là không phù hợp, sẽ xảy ra trình trạng khiếu kiện của bị can, yêu cầu giám định lại của người tham gia tố tụng, cơ quan tố tụng, có khi của chính người bị hại.

Hai là, trường hợp giám định qua hồ sơ, giám định viên phải căn cứ phần lớn vào hồ sơ y tế. Nhưng cán bộ y tế không phải là Giám định viên và thường thì những ghi chép trong hồ sơ y tế rất chung chung, nhiều khi không chính xác vì có trường hợp ghi theo lời khai của người bệnh…. Cho nên, nếu giám định viên căn cứ vào hồ sơ y tế thì có thể dẫn đến hậu quả là cung cấp chứng cứ không đúng. Trách nhiệm kết luận giám định lúc này thuộc về giám định viên và cơ quan giám định chứ không phải do hồ sơ cũng không do cơ quan trưng cầu.

Ba là, yêu cầu giám định thường có các nội dung: xác định tỉ lệ tổn hại sức khỏe là vĩnh viễn hay tạm thời, cơ chế gây thương tích, vật gây thương tích. Vì vậy, không thể căn cứ vào hồ sơ cách đây hàng tháng, hàng năm, có vụ nhiều năm để kết luận được. Giám định viên chỉ kết luận những gì họ khám giám định và được sự hỗ trợ cận lâm sàng, tại thời điểm giám định.

Do đó, các giải pháp nêu trên chỉ là tạm thời nên vẫn cần một giải pháp hiệu quả, triệt để hơn để xử lý khó khăn này.

3. Đề xuất giải pháp khắc phục

Theo quy định tại Điều 206 BLTTHS 2015, CQTHTT bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định “Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động.” Cho nên, đối với các tội mà tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ là yếu tố định lượng làm căn cứ có khởi tố vụ án hay không thì việc giám định có tính chất quyết định. Tuy nhiên, với quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS thì khi có hành vi phạm các tội được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS xuất hiện 02 khả năng: (1) Hành vi phạm tội đáp ứng khoản 1 của các tội được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS và (2) Hành vi phạm tội đáp ứng các khung tăng nặng của các tội được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS. Bên cạnh đó, ngoài các tội liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS thì một số tội khác của Bộ luật Hình sự cũng dùng định lượng là tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.

Vấn đề người bị hại từ chối giám định thương tích được xem xét trên 02 khía cạnh sau:

Thứ nhất, đối với các tội được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS mà phải giám định tỷ lệ thương tật, mức độ tổn hại sức khoẻ để xem xét trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này, việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại chỉ phát sinh khi có căn cứ xác định hành vi của người bị hại phạm vào khoản 1 của một trong các tội được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS. Cho nên, khi thủ tục giám định chưa được thực hiện thì quyền yêu cầu của người bị hại cũng chưa phát sinh. Ngoài ra, nếu sau khi giám định mà hành vi phạm tội thuộc các khoản tăng nặng của một trong các tội được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS thì việc khởi tố vụ án không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại. Nghĩa vụ của người bị hại trong trường hợp này giống như tất cả các công dân khác là phải thực hiện nghĩa vụ tham gia phòng chống tội phạm, nghĩa là họ phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan điều tra theo luật định, trong đó phải tạo điều kiện để cơ quan chức năng thực hiện việc giám định thương tích làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Sau khi giám định mà hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của một trong các tội được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS thì việc khởi tố vụ án phụ thuộc vào yêu cầu người bị hại.

Thứ hai, đối với các tội không được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS: Trường hợp hành vi phạm tội không thuộc một trong các tội được liệt kê tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS thì việc khởi tố vụ án không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại nên không đặt ra hành vi phạm tội phạm ở khoản nào của điều luật. Việc người bị hại tham gia giám định thương tích, tổn hại sức khỏe hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị hại. Có ý kiến cho rằng, nếu người bị hại giám định thương tích thì quyền lợi của họ bị xâm phạm do người phạm tội không đồng ý bồi thường ngay hoặc chỉ chấp nhận bồi thường ít hơn hoặc người phạm tội sẽ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe bản thân người bị hại cũng như người thân của họ. Theo quy định tại Điều 30 BLTTHS (giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự), Điều 11 BLTTHS (Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân) thì quyền lợi của người bị hại đã được đảm bảo cả về vấn đề bồi thường và tính mạng, sức khỏe.

Như vậy, khó khăn, vướng mắc đối với việc xử lý hành vi của người phạm tội xuất phát từ nghĩa vụ của người bị hại đối với việc họ từ chối tham gia giám định thương tích. Vấn đề này chưa được BLTTHS quy định chặt chẽ dẫn đến việc nghĩa vụ của người bị hại tham gia vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm chưa đảm bảo. Cho nên, cần phải có giải pháp khắc phục việc người bị hại từ chối giám định như xảy ra trong thời gian qua.

Nghĩa vụ của người bị hại được quy định chung nhất tại khoản 4 Điều 62 BLTTHS. Theo đó: “Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;”. Như vậy, người bị hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng. Việc từ chối khai báo rõ ràng khác với việc từ chối giám định. Chúng tôi cho rằng, từ chối khai báo không nghiêm trọng bằng từ chối giám định bởi vì nếu người bị hại từ chối khai báo thì cơ quan, người tiến hành tố tụng có thể sử dụng tài liệu, chứng cứ từ các nguồn chứng cứ khác như lời khai của người tham gia tố tụng khác, vật chứng…, nhưng việc người bị hại từ chối giám định thì rõ ràng căn cứ để khởi tố vụ án không được đảm bảo, chưa nói đến việc không xử lý được trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Tóm lại, việc người bị hại từ chối giám định gây rất nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong thời gian qua. Tuy nhiên, những quy định của BLTTHS về nghĩa vụ của người bị hại chưa đáp ứng yêu cầu trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong khi đó, việc quy định nghĩa vụ của người bị hại trong việc tuân thủ yêu cầu giám định hoàn toàn không ảnh hưởng quyền lợi của người bị hại nhưng lại góp phần đấu tranh tội phạm có hiệu quả. Do đó, cần thiết phải quy định về nghĩa vụ của người bị hại trong việc giám định thương tích nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm thời gian qua.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

2. Mức phạt khi có hành vi cố ý gây thương tích?

Thưa luật sư, ngày 30/05/2018 Chồng em trên đường đi làm về đến chỗ rẽ vào làng va phải bà hàng xóm đi cùng chiều sang đường không xi nhan nhưng cả 2 ngã ra và không sao.

Sau đó con trai lớn nhà bà ấy đứng gần đó ra chửi chồng em trong lúc tức giận nhà em tát anh ấy 1 vài phát gây chảy máu mũi. Anh ấy lấy điện thoại gọi em trai mang phi sắt dài khoảng 60 cm ra đánh chồng em, vì chồng em đi làm về nên vẫn đội mũ bảo hiểm nên chỉ vỡ kính mũ bảo hiểm còn người không sao, chồng em thấy 2 anh em họ chạy tới nên chồng em sợ quá chạy vào nhà gần đó. Hai anh ấy chạy theo và người em ôm chồng em lúc đó 2 bên xảy ra xô xát nhà em thấy cái búa gần đó nên cầm và chỉ khua trước mặt để tự vệ, nhưng không may va phải đầu người em và chảy máu. Sau đó được mọi người can ngăn nên nhà em về nhà.

Ngày hôm sau, Công an huyện về điều tra và thu xe máy nhà em. Suốt thời gian đó nhà em có sang hỏi han nhưng gia đình anh ấy vẫn không nghe đòi nhà em bồi thường 200 triệu rồi rút xuống 130 triệu, rồi 80 triệu vợ chồng em xin chịu 40 triệu nhưng nhà anh ấy không đồng ý và vẫn kiện nhà em ra tòa. Vào ngày 30/11 vừa qua tòa án huyện em mở phiên tòa xét xử chồng em với tội danh “Cố ý gây thương tích theo khoản a Điều 1034 BLHS” vì theo giám định sức khỏe của 2 anh ấy (Anh lớn bị nhà em đánh bằng tay vào mũi tỉ lệ 11%, còn anh dùng búa là 3%). Phạt 15 tháng tù giam và đền bù 25 triệu.

Cho em hỏi mức phạt của chồng em như vậy là quá nặng phải không? Em muốn kháng cáo thì phải làm những thủ tục gi? Liệu kháng cáo lên trên nhà em có được giảm nhẹ hình phạt không hay lại nặng thêm? Cảm ơn!

Mức phạt khi có hành vi cố ý gây thương tích?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 134 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; “

Theo tỷ lệ chồng bạn gây thương tích cho anh kia là 11%, theo quy định thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, chồng bạn bị phạt tù 15 tháng là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, việc bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế gây ra sẽ tiến hành bồi thường cho người bị hại.

Bạn có thể kháng cáo, tuy vào các mức độ hành vi và thái độ của chồng bạn mà án có thể nhẹ đi, nặng thêm hoặc giữ nguyên.

Thủ tục kháng cáo được thực hiện căn cứ vào Điều 332 :

– Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.

Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.

>> Tham khảo nội dung:

3. Hướng dẫn thủ tục xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích?

Thưa luật sư, cho em hỏi, trong lúc say rượu, dùng dao thái lan dâm 2 người gây thương tích: một người 4 nhát, một nhát ở đầu 3 nhát ở lưng. Một người 2 nhát 1 nhát ở tay 1 nhát ở vai. Hai người tỷ lệ thương tật dưới 11% bị thưa kiện thiì bị phạt bao nhiêu năm tù ạ? Cảm ơn!

Hướng dẫn thủ tục xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích ?

Trả lời:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại Điều 134 , theo đó, trường hợp này của bạn tỷ lê thương tật dưới 11% nhưng bạn lại dùng dao, mà dao được coi là dùng vũ khí nguy hiểm nên trường hợp này bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 134 với khung hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Thân chào Xin giấy phép! Vừa qua, ba tôi bị tòa án tuyên phạt 7 năm về tội cố ý gây thương tích. Vậy tôi muốn làm như thế nào và nộp đơn ở đâu? Trên đây là nội dung thắc mắc của tôi! Xin chân thành cảm ơn!

>> Điều kiện để được giảm nhẹ hình phạt được quy định tại Điều 63 như sau:

– Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.

– Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.

– Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.

– Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung.

– Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định đã nêu trên.

– Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của thì thời gian ðã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.

Theo đó, bố bạn chỉ được giảm nhẹ khung hình phạt khi đã chấp hành được 1/3 thời hạn và có ý thức cải tạo tốt. Do đó,trong trường hợp này bạn chưa thể làm thủ tục để xin giảm án được.

Chào luật sư! Em bị người ta đánh chấn thương đầu và vết thương xuyên thấu môi, nhưng giám định thì không đến 11%. Bây giờ, em muốn thưa anh ta được không? Nếu không được thì làm thế nào để được đảm bảo quyền lợi cho em. Bên kia 3 người đánh em và tới trước sân nhà em đánh. Kính mong luật sư tư vấn cho em. Em xin chân thành cảm ơn.

>> Tỷ lệ thương tích của bạn là dưới 11% do đó trong trường hợp này bên kia sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ sử dụng hung khí nguy hiểm được quy định như sau:

– “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

+ Về công cụ, dụng cụ. Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

+ Về vật mà người phạm tội chế tạo ra. Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

+ Về vật có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…

Do bạn không cung cấp bên kia sử dụng hung khí gì nên chúng tôi chưa thể cho bạn một câu trả lời chính xác được, do đó trong trường hợp này bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xác định đó có phải là hung khí nguy hiểm không. Ngoià ra, nếu thuộc một trong các trường hơp khác được quy định theo Điều 134 thì bạn vẫn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự của những người này.

Thưa luật sư, em vừa rồi có xảy ra xô xát và em đã gây thương tích cho một người với thương tích 3% sức khoẻ nếu ra pháp luật thì em bị xử lý thế nào? Em xin cảm ơn!

>> Trường hợp này nếu bên kia sử dụng hung khí gây nguy hiểm hoặc thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 trên, còn trường hợp không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bên đó vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 590 sau:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thưa luật sư, cháu đang học lớp 12 sang năm tới, cháu có ý định thi vào lực lượng vũ trang, cụ thể hơn là cháu thi vào Học Viện kỹ thuật quân sự nhưng về quá khứ và lý lịch gia đình của cháu năm 2005 bố đẻ ra cháu vi phạm tội cố ý gây thương tích bị kết án tù 6 năm. Bố cháu đã thi hành hình phạt,vậy cháu có đáp được điều kiện không? Cháu cảm ơn ạ!

>> Tiêu chuẩn tuyển chọn được quy định tại Mục 2 Chương quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, bạn có thể tham khảo.

>> Tham khảo ngay:

4. Tội cố ý gây thương tích khi nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Thưa luật sư. Em năm nay 18 tuổi – vào lúc 9 giờ tối ngày này tháng trước em và 2 người bạn ngồi nhậu ở quán gần nhà. Sau một hồi em nghe bên kia chửi thề, em mới đập 1 chai bia xuống đất. Xong em và hai người bạn đi về, em và người thứ nhất có quay lại mang theo dao. Lúc đó, chỉ có 2 người cầm dao ra tới bàn định hỏi bàn mày chửi ai thì chưa kịp hỏi, bên đó thấy em mang theo hung khí liền lấy vỏ bia tống ra. Em cầm dao quơ 2 cái bỏ chạy cùng người bạn thứ 2 thoát thân nhưng không gây thương tích. Người thứ hai không dùng hung khí chỉ ném đá ngay cổng không gây thương tích. Nhưng sau khi chạy thoát thân được 30 phút thì em nghe tin người bạn thứ 3 bị đánh trọng thương 20% – em và người thứ 2 không biết người thứ 3 ở đâu ra vì người đó đã về cùng lúc với 2 đứa em.

Khi đi em và người thứ 2 cũng không rủ rê niếm xỉa gì đến người đó. Sau vụ việc gia đình người thứ 3 lại thưa kiện 2 người bọn em ra tòa. Chứ không phải bên bàn kia. Thưa luật sư, cho em hỏi như vậy có đúng pháp luật và em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay phạt hành chính không luật sư? Em xin cảm ơn.

– Lê Minh Tuấn –

Tội cố ý gây thương tích khi nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

>> Luật sư trả lời:

5. Tư vấn về tội cố ý gây thương tích và trách nhiệm hình sự?

Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp, con trai tôi cháu năm nay được 3 tuổi, khi đang chơi đùa trước cửa nhà cháu có nhổ nước bọt vào người một cô gái năm nay 20 tuổi, sau đó con trai tôi bị cô gái đó đánh trả lại bằng một cái tát vào mặt làm cháu bị chảy máu mũi rồi hôm sau xuất hiện vết bầm tím. Vậy cho hỏi trong trường hợp này nếu gia đình tôi đưa ra Công An kiện thì cô gái kia sẽ bị hình phạt như thế nào? Mức phạt ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi sớm từ Quý Luật Sư Công ty Minh Khuê.

Trả lời:

Hành vi này bản chất xuất phát từ hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con trai bạn. Tuy nhiên, hành vi của cô gái này là không phù hợp. Hành vi này được xác định là hành vi cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hậu quả gây ra mà trách nhiệm được đặt ra có thể là trách nhiệm hành chính hoặc hình sự. Theo đó:

Xử phạt vi phạm hành chính: Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”

Truy cứu trách nhiệm hình sự: Cô gái này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 , đã được tư vấn ở các bài viết trên, bạn có thể áp dụng tương tự cho trường hợp của mình.

>> Xem thêm nội dung:

6. Tư vấn về tội cố ý gây thương tích?

Chào luật sư! Hôm nay cháu xin nhờ bác giúp cháu hiểu rõ hơn về tội cố ý gây thương tích: Vụ việc là hôm lễ ngày 2/9 cháu đi ăn lễ thì có một ông gần nhà chạy lại chặn đầu xe của tụi cháu chửi tụi cháu, văng tục vì lý do là tụi cháu vừa chạy xe vừa mở nhạc vì đi chơi lễ tụi cháu có đem theo một thùng loa mini, trong lúc chửi tụi cháu ông ta đã có rượu trong người rồi, thấy ông ta chửi cháu vô lý quá cháu có xuống xe nói chuyện đàng hoàng không chửi tục thì bị ông ta đánh vào mặt cháu 2 cái, cháu té xuống đất và khi đó vì bị đánh vô cớ nên cháu có đánh trả lại ông ta và bỗng nhiên có thêm 2 người đàn ông nữa bay vào hành hung cháu trong khi đó họ đều trên 35 tuổi mà cháu thì chỉ có 16, cháu cố chạy được một đoạn thì 3 người đó quay sang đánh bạn của cháu chẳng biết vì lý do gì.

Thấy vậy cháu mới chạy lại vô tình thấy 1 thanh sắt được mài bén và có mũi nhọn nhưng không có cán, cháu chạy lại lỡ chém 1 người trong số 3 ông đó để giải vây cho bạn cháu chạy thì sau đó bạn cháu chạy được cháu cũng chạy thoát thân luôn. Nhưng hôm nay người mà bị cháu gây thương tích họ kiện cháu vì tội cố ý gây thương tích cho họ trong khi vết thương cháu chắc chắn là chưa tới 5%. Vậy cho cháu hỏi cháu phải đi tù không ạ và cây dao cháu cầm không có cán có được gọi là hung khí không ạ? Nhờ luật sư chỉ giúp cháu sớm vì 2 ngày nữa là xét xử rồi?

Cháu chân thành cảm ơn ạ!

 Tư vấn về tội cố ý gây thương tích ?

Trả lời:

Trước hết, cần xem xét đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Như vậy, độ tuổi của bạn, bạn mới chỉ nhắc đến bạn 16 tuổi, chưa nói rõ là đã đủ 16 tuổi (qua sinh nhật lần thứ 16 hay chưa?) Do đó, nếu đã qua sinh nhật lần thứ 16 thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, còn nếu chưa qua sinh nhật lần thứ 16 thì bạn chỉ phải chịu trách nhiệm về các tội được nêu ở trên về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 22 quy định về Phòng vệ chính đáng như sau:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố:

+ Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). Trong tình huống này, người đàn ông sau khi bị bạn đánh trả đã cùng với 2 người đàn ông khác lao vào hành hung bạn. Sau khi bạn cố chạy được thì lại quay sang đánh bạn của bạn, hành vi này đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của bạn và bạn của bạn.

+ Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho bạn và sau đó bạn cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó. Trường hợp này bạn đã lỡ chém 1 người để giải vây cho bạn. Hành vi này đã gây tổn hại đến sức khỏe đến người nạn nhân là người có ý định tấn công các bạn.

+ Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích bạn gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích bạn phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình. Như vậy, bước đầu có thể thấy rằng bạn đang trong tình thế cần và có quyền phòng vệ chính đáng.

Tuy nhiên, Điều 136 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Mức thương tật để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng ở đây là 31%. Do vậy, cần phải giám định mức độ thương tích trước khi có thể đưa ra được kết luận rằng bạn có vượt quá mức độ phòng vệ chính đáng không. Trong trường hợp của bạn, nếu khi giám định mức thương tật của người bị bạn gây thương tích là chưa tới 5% thì hành vi của bạn sẽ không thuộc trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà chỉ là phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 Bộ Luật hình sự. Khi đó, bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự, tức là không phải đi tù.

Cây dao bạn cầm được coi là hung khí nguy hiểm theo quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần I hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự:

“2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự – MiInh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *