Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bạn tôi nói dối anh chị em bạn bè và mọi người 6 tỷ đồng hùn tiền vào để bạn ấy tự kinh doanh rồi chia lợi nhuận cho mọi người 2 lần/ tháng. Nhưng được 1 tháng sau thì trả lời mất hết số tiền trên và nói đưa cho người khác làm và bạn ấy không biết gì. Như vậy có phải là hành vi lừa đảo không. Chúng tôi muốn viết đơn tố cáo thì nộp ở đâu.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới bộ phận tư vấn luật của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật hinh sự 2015 sửa đổi 2017;

Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

……

Căn cứ quy định trên, để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phải có hành vi gian dối và nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản được hiểu là:

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

– Cần lưu ý rằng về mặt ý chí của người phạm tội, mục đích chiếm đoạt tài sản phải nảy sinh trước khi thực hiện hành vi gian dối. Người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác sau đó mới sử dụng các thủ đoạn gian dối để thực hiện ý định chiếm đoạt đó của mình.

Đặc điểm này nhằm phân biệt với hành vi của Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người thực hiện tội phạm này nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người khác sau khi đã có sự chuyển dịch tài sản của người đó cho người phạm tôi, sau đó người phạm tội lợi dụng sự tin tưởng, tín nhiệm giữa hai hai người với nhau để chiếm đoạt tài sản của người đó. Điều 175 Bộ Luật hình sự quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Căn cứ vào quy định trên cùng thông tin bạn cung cấp, hành vi của người bạn kia có dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản rõ ràng hơn Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nên trong trường hợp bạn và những người anh, chị, em kia muốn tố cáo hành vi của người bạn này thì có thể làm đơn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tới cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định Điều 5 Bộ Luật Tố tụng hình sự: Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát các cấp;
– Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.( Khoản 4 Điều 144)

Như vậy, khi muốn tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm, bạn có thể đến Cơ quan công an nơi gần nhất để trình báo, có thể bằng lời nói hoặc làm đơn tố cáo.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *