Tìm hiểu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lối đi chung ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quy định về giải quyết tranh chấp lối đi chung, hay gõ đi chung còn nhiều vướng mắc. xin giấy phép giải đáp những vấn đề pháp lý về quyền sử dụng bất động sản liền kề, nhằm cung cấp đến khách hàng cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình.

Mục lục bài viết

1. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lối đi chung ?

Xin giấy phép giải đáp những vấn đề pháp lý về quyền sử dụng bất động sản liền kề, nhằm cung cấp đến khách hàng cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trả lời:

Thưa luật sư, Cho mình hỏi về việc sử dụng phần đất của mình trên sổ đỏ ko có liên quan gì đến ai, mà tự nhiên giờ lại nảy sinh tranh chấp về lối đi chung trên con đường mà ko có bất cứ giấy tờ gì họp pháp thì sẽ xử lý như thế nào.. Cho mình cám ơn trước nhen. Mong được nhanh chóng giải quyết thắc mắc này..

Về việc sử dụng bất động sản liền kề được quy định trong (Văn bản mới: ) như sau:

” Điều 273. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo đó nếu trường hợp của bạn thuộc một trong các trường hợp được quy định ở trên thì họ có quyền sử dụng diện tích bất động sản liền kề của bạn để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết trên, bạn phải có nghĩa vụ tạo điều kiện cho họ sử dụng mặc dù đó là tài sản của bạn, và bên kia phải có nghĩa vụ đền bù cho bạn.

Kinh gửi: Luật Sư Em có 1 thắc mắc chưa biết giải quyết như thế nào, rất mong nhận được sự tư vấn của Luật Sư Em mua đất của Ông Tư tháng 03 năm 2009 toàn bộ khu đất đó là đã được Ông Tư chia cho con cháu mỗi người một miếng để ở, duy nhất chỉ có nhà em là người lạ vào đó. Tại thời điểm mua đất trên bản đồ địa chính để lối đi chung là 3,5m sau đó ông Tư có cắt một miếng bán cho anh Quang là cháu họ nhưng lại để lối đi chung là 3m. Con đường trên sổ sách từ nhà em đi ra là 1 con đường thẳng nhưng hiện nay đã bị con gái ông Tư là chi Lan chiếm mất gần 2 mét để làm sân, tại thời điểm hiện tại em đang yêu cầu được tự bỏ tiền ra đổ đường bê tông nhưng chị Lan không chịu trả phần đất đường đã chiếm làm sân mà yêu cầu em làm con đường xịch qua phần đất của Anh Quang và Chị Nấu là chị gái của chị Lan , anh Quang và chị Nấu cũng đã đồng ý cho em làm đường trên 1 phần đất của họ nhưng về thủ tục pháp lý em không biết làm như thế nào cho đúng pháp luật để không bị tranh chấp về sau. Xin Luật Sư tư vấn giúp em với Chân thành cảm ơn Luật Sư

>> Theo quy định về quyền sử dụng diện tích đất liền kề như ở trên thì nếu bạn không còn lối đi ra nào khác thì bạn có quyền yêu cầu anh Quang và chị Nấu dành cho chị một lối đi ra. Trường hợp này để đảm bảo chắc chắn thì giữa bạn và những người còn lại có thể viết một văn bản thỏa thuận về vấn đền này. Trong văn bản này bạn thể hiện rõ là theo quy định của pháp luật thì khi sử dụng bất động sản liền kề của người khác làm lối đi thì bạn phải đền bù cho họ tuy nhiên ở đây là do chị Lan lấn chiếm phần đất của mình nên anh Quang và Chị Nấu đồng ý bù trừ cho luôn. Văn bản này phải có chữ kí của ba bên và có thể có người làm chứng. Sau đó bạn photo làm ba bản mỗi người giữ một bản.

Chào luật sư! Em muốn hỏi về một số thông tin, rất mong luật sư giúp e giải đáp những câu hỏi này. Em vừa mới mua căn nhà rộng 95m2, can nhà của e chưa xây cổng. bên cạnh nhà em có một ngôi nhà nuôi én của hàng xóm. lúc trước giữa chủ nhà cũ và ông này có thỏa thuận dùng đất của nhà e làm lối đi chung để ông ta đến thăm én. sân này là đất trong sổ của e, nhưng ko được phép xây dựng nhà. e đang tính xây cổng thì ông hàng xóm nói sẽ đi kiện nếu như xây. Vậy cho e hỏi e có đc quyền xây cổng hay không? Nếu như kiện thì có phải e đúng luật không, vì đất trong sổ của e. em cảm ơn!

>> Trường hợp của bạn nếu nhà nuôi én kia làm bên trong nhà bạn và không còn lối đi nào khác ra ngoài thì bạn phải có nghĩa vụ cho phép họ sử dụng diện tích bất động sản liền kề của mình để phục vụ cho mục đích đi lại của họ. Bạn có thể xây cổng đến đảm bảo an toàn cho cả hai nhưng vẫn phải đảm cho bên kia có quyền đi lại qua lối đi đó.

em có định mua 01 mảnh đất,sổ đỏ chủ hộ có diện tích 344 m2,trong đó 44 m2 là ngõ của chủ hộ ,giờ họ tách thửa =3 miếng =100 m2,họ bảo 02 nhà đầu còn 88 m2 trong đó 12 mét để lại + 44 m2 là ngõ đi chung,e định mua ô trong cùng nhà e là hết e vẫn còn 100 m2,cho e hỏi mình có thỏa thuận là 12 +44 là ngõ chung thì sau này có vấn đề gì về ngõ chung này không,vì 02 nhà trước e họ phải bớt lại mỗi nhà 12 m2 làm ngõ đi chung vẫn trả tiền,

>> Nếu bạn mua mảnh đất trong cùng và không phải chừa lại lối đi chung nhưng nếu sau này nếu như bạn không có lối đi nào khác buộc phải đi qua lối đi chung đó thì hai nhà đầu kia có trách nhiệm tạo điều kiện cho bạn đi qua và theo quy định tại khoản 3 Điều 275 trên thì trường hợp của bạn là bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau nên khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong và bạn không phải thực hiện nghĩa vụ đền bù theo quy định tại khoản 1 nữa.

Xin chào luật sư! Tôi có một việc như sau xin luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi có mua chung một mảnh đất và được tách gia làm hai hộ và tôi ở phần bên trong. Hai gia đình đã thỏa thuận mở một ngõ đi chung. Phần ngõ đó đều được vẽ trong sổ đõ của mỗi hộ và ghi là phần ngõ chung. Nhưng khi nhà bên ngoài làm nhà đã mở cửa sổ và đổ ô văng cửa sổ tầng một đua ra ngỏ. Luật sư cho tôi hỏi làm như vậy có được không? Xin cam ơn luật sư!

>> Tại Khoản 1 Điều 271 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:

” Điều 271. Hạn chế quyền trổ cửa

1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”

Theo Điều 10, Luật Xây dựng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng, trong đó cấm xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

Trước ngày 3/4/2008, tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Tập 1 – 1997), được ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có quy định tại Phần II, Chương 7, Điều 7.12, khoản 7.12.2 về quan hệ với các công trình bên cạnh, trong đó có quy định hạn chế quyền trổ cửa như sau:

– Từ tầng hai trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh.

– Nếu trường hợp có thỏa thuận được mở cửa thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể được mở các lỗ cửa… Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.

Kể từ ngày 3/4/2008, quy định nêu trên ở Phần II, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam (Tập I – 1997) hết hiệu lực và đã được thay thế bằng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008. Về quan hệ với các công trình bên cạnh được quy định tại Chương II, Điều 2.8, khoản 2.8.12 của Quy chuẩn mới này như sau: Công trình không được vi phạm ranh giới.

– Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.

– Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.

Theo Quy chuẩn QCXDVN 01: 2008/BXD thì tất cả các bộ phận của công trình nhà ở, bao gồm cánh cửa sổ, cánh cửa đi không được vượt quá ranh giới đất (không thấy có quy định cụ thể về hạn chế quyền trổ cửa). Theo đó nhà bên ngoài không được phép mở cửa sổ vượt quá ranh giới đất của họ, mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

>> Tham khảo ngay:

2. Mở của ra vào và thoát nước mưa ra lối đi chung ?

Chào luật sư, tôi có vấn đề như sau xin luật sư vui lòng giúp: tôi mới mua 1 căn nhà có 2 mặt tiền, mặt chính quay ra đường lớn, mặt hông quay ra một con hẻm rộng 2 mét là lối đi của 4 hộ dân phía sau, chủ nhà cũ khi bán lại cho tôi có nói trước đây có đóng góp tiền để làm con hẻm này. Trong sổ hồng của tôi có ghi con hẻm này là lối đi chung.

Xin luật sư cho tôi biết mấy vấn đề sau:

1. Gia đình tôi có được sử dụng con hẻm này để đi vào nhà hay không ?

2. Nhà tôi có được thoát nước mưa ra hẻm này hay không( ống thoát nước bố trí gọn không ảnh hưởng gì) ?

3. tôi có được mở cửa phụ ở phía bên hẻm này hay không ?

Rất mong luật sư sớm quan tâm trả lời, tôi xin chân thành cám ơn.

– Trần Tiến Đức

>> Luật sư trả lời:

3. Quyền về lối đi chung của các bất động sản liền kề được quy định như thế nào?

Cám ơn xin giấy phép đã trả lời câu hỏi của tôi. Ở đây tôi xin nói rõ hơn: trước năm 1992 khi tôi chưa được UBND xã cấp cho lối đi riêng, thì tất cả các hộ dân có bất động sản ở cánh đồng đó đang được đi vào lối đi khác thẳng hơn và tiện lợi hơn.Nhưng sau khi tôi làm con đường vào nhà tôi thì một số hộ dân đã tự ý đi nhờ vào đường của tôi vì đường rộng hơn. Sau đó UBND xã cho một số người đấu thầu bất động sản ở cánh đồng đó (cánh đồng đó thuộc về một vụ lúa, một vụ cá). Do thả cá nên khi tháo nước để bắt cá trử ruộng cho người dân cấy vụ chiêm thì con đường đi xuống bất động sản đó đã bị cá dũi hết cả đường.

Chính vì vậy, đến nay con đường đó không còn rộng như ngày trước nữa, hàng năm sau vụ thả cá, người có bất động sản của khu vực này phải tự mình đắp một bờ nhỏ để giữ nước ruộng nhà mình. Dân kêu xã thì xã trả lời là đã hết trách nhiệm vì trước đó xã đã cho tiền đắp đường đi rồi. Mặc dù nguyên nhân làm mất đường là do xã cho đấu thầu thả cá (tiền đấu thầu UBND xã sử dụng, còn người dân không được hưởng lợi gì). Một số hộ dân đòi tôi phải cho họ đi nhờ, nhưng tôi trả lời tôi không cho đi nhờ nữa mà các hộ dân có bất động sản ở khu vực này hãy thương thuyết với các hộ dân có bất động sản liền kề tạo cho một lối đi chung và mọi người phải trả tiền cho những người đã cho đất làm lối đi theo thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mọi người làm đơn đề nghị UBND xã cắt đất để mở cho một lối đi chung (vì con đường vào nhà tôi không phải chỉ là lối đi duy nhất của khu vực này). Nhưng mọi người không nhất trí là phải trả tiền cho lối đi chung. Theo quan điểm của xin giấy phép thì tôi phải giải quyết như thế nào cho đúng?

Rất mong được sự tư vấn của xin giấy phép.

Quyền về lối đi chung của các bất động sản liền kề được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 254 quy định: “Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo quy định trên, các hộ dân không có lối đi ra đường công cộng có quyền yêu cầu các hộ dân có bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ và đương nhiên, các hộ dân đi nhờ phải đền bù cho các hộ dân đã dành diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình để làm lối đi chung. Gia đình bạn có con đường riêng và con đường đó thuận tiện cho các hộ dân đi qua để ra đường công cộng và nếu đó là con đường thuận tiện, hợp lý nhất nhất thì gia đình bạn phải cho các hộ dân đi qua nhưng gia đình bạn có quyền yêu cầu các hộ dân phải đền bù cho gia đình bạn. Nếu gia đình bạn và các hộ dân vẫn không tự thỏa thuận được thì có quyền nộp đơn ra ủy ban nhân dân xã yêu cầu giải quyết.

>> Xem ngay:

4. Pháp luật quy định như thế nào về quyền đi lối đi chung?

Kính gửi Luật sư! Tôi hiện sống ở Hà Nội. Mảnh đất trước đây đời các cụ ở, sau cải cách ruộng đất bị quy là gia đình địa chủ bị mất một phần chia cho một số hộ, có lối đi chung và cũng có quyền đi chung. Nhà phía trước, từ đời các cụ, vốn quay ra ngõ trước mặt, không hề có chút quyền nào được đi cái lối đi….Sau này nhà đó đến đời con thì chia làm 2 cho 2 anh em, ông anh bán miếng đất cho chủ đất mới.

Chủ đất chia lô làm 3, muốn bán lẻ cho những người không có điều kiện mua cả miếng đất rộng nói trên. Nếu xét về quyền được đi lại, người mua đất chỉ có quyền xây nhà quay ra mặt ngõ phía trước, chứ không hể có quyền đi trên lối đi mà họ đòi đi (vì từ trước đây đời các cụ, nhà đã bán đất không hề có quyền đó). Nay chủ đất bằng cách nào đó, đã làm việc với xã để mua hay thỏa thuận được quyền đi trên lối đi mà trước đây nhà họ không hề có quyền sử dụng.

Vậy xin hỏi quý Luật sư, việc trả tiền, để được đi như vậy là đúng hay sai pháp luật. Chính quyền Xã nói rằng đó là đất địa chủ từ xưa.

Xin hỏi Luật sư, từ sau cải cách ruộng đất, đến nay ai còn dùng 2 từ địa chủ, hay ủy ban xã sử dụng cái giấy tờ đã lỗi thời từ sau cách mạng để chia lối đi riêng cho người thiên hạ đến mua miếng đất không có quyền sở hữu lối đi của người khác…??

Sớm mong hồi âm. Xin cám ơn Luật sư!

Pháp luật quy định như thế nào về quyền đi lối đi chung?

Trả lời:

Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn đưa ra chúng tôi thấy rằng đây là trường hợp sử dụng hạn chế bất động sản liền kề: quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo (Văn bản mới: )

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Quyền này phát sinh khi bất động sản của một người bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối ra đường công cộng. Như trường hợp của bạn, chúng tôi vẫn chưa thể xác định được bất động sản bạn đề cập có bị vây bọc hay không cho nên chúng tôi sẽ tư vấn theo chiều hướng bị vây bọc hoàn toàn.

Theo quy định của pháp luật các chủ bất động sản vây bọc phải tạo điều kiện mở cho chủ bất động sản bị vây bọc một lối đi thuận tiện và hợp lý nhất đảm bảo đầy đủ các điều kiện về vị trí, giới hạn, chiều dài, chiều rộng….Đồng thời với đó là chủ bất động sản bị vây bọc (người được dành lối đi) phải đền bù cho chủ bất động sản liền kề hoặc không nếu giữa họ có thỏa thuận không phải đền bù. Nếu các chủ bất động sản liền kề không đồng ý mở cho họ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chính quyền địa phương can thiệp.

Như vậy, việc chủ đất mà bạn đề cập trả một khoản tiền là phù hợp với quy định của pháp luật.

Còn vấn đề sử dụng thuật ngữ “địa chủ” ở thời điểm hiện tại chúng tôi nhận thấy như sau:

Sau cải cách ruộng đất nước ta không còn địa chỉ bởi vậy thuật ngữ này không được sử dụng nữa. Do thông tin bạn đưa ra chưa đầy đủ mà chỉ đề cập rằng chính quyền xã nói đất này là đất địa chủ từ xưa. Chúng tôi không xác định được mục đích của câu nói là xác định nguồn gốc đất hay có mục đích khác nên không thể khẳng đinh rằng chính quyền xã làm sai hay không. Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng quyền về lối đi qua bất động sản (quyền đi trên lối đi mà bạn đề cập) hoàn toàn được pháp luật ghi nhận và cho phép.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Không đóng tiền mở lối đi chung thì có được đi qua không?

Thưa luật sư! Gia đình chúng tôi là bà X và chị Y vốn là công nhân giao thông. Năm 1997, chúng tôi được cơ quan cấp cho 2 miếng đất phía sau để xây nhà ở và đến nay đã có sổ đỏ riêng của mỗi gia đình. Chúng tôi có một lối đi chung ra đường của thôn rộng 1,2m dài 30m (lối đi này trước là đất của cơ quan, sau cắt cho chúng tôi làm đường đi), lối đi chung này giáp với phần đất của gia đình anh A nên gia đình anh A đã mở một cửa nách để làm lò mổ trâu bò (phía sau nhà anh, phía trước nhà chúng tôi) gây ô nhiễm môi trường; mặt khác, khách khứa đi lại trên lối của gia đình chúng tôi gây ảnh hưởng giao thông (vì lối đi khá hẹp,rộng 1,2m).

Vì vậy tôi xin hỏi luật sư một số nội dung như sau:

1. Chúng tôi có được yêu cầu gia đình anh A xây bịt cửa nách lại và không được đi lại trên lối đi của chúng tôi được không? (vì gđ anh đã xây nhà, mở cổng chính ngay trên lối đi của thôn, nghĩa là không phải không có đường đi) ?

2. UBND xã có quyền quản li lối đi chung của hai gia đình chúng tôi được không? UBND xã có quyền để gia đình anh A mở cổng nách và đi lại làm ăn trên lối đi của chúng tôi được ko ?

3. Năm 2010, chúng tôi làm đường bê tông, anh A có xin đóng góp tiền, nay vì mâu thuẫn anh đòi lại chúng tôi đã trả tiền và anh lấy một nửa số tiền, còn một nửa ko chịu lấy (để vẫn được đi trên lối của chúng tôi). Như vậy việc đóng tiền có đồng nghĩa với việc anh có quyền sử dụng lối đi ko?

Xin các quý luật giải đáp và trả lời giúp chúng tôi. xin chân thành cảm ơn!

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung

gọi :

Trả lời:

Theo quy định tại khỏan 1 điều 12 : Những hành vi bị nghiêm cấm

1, Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, lối đi là do cơ quan cấp cho bà X và chị Y với chiều rộng là 1,2m dài 30m. Hành vi của anh A được xem là một trong những hành vi bị nghiệm cấm. Cụ thể là cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Theo như trình bày ở trên thì nhà anh A có lối đi khác chứ không chỉ có một lối đi chung cùng với gia đình bà X chị Y . Vì vậy trường hợp của anh A không được áp dụng theo quy định về quyền hạn chế sử dụng bất động sản liền kề theo quy định tại đièu 273 của .

“Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.”

Theo đó, bà X và chị Y có thể yêu cầu anh A dừng ngay các giao dịch mua bán, giết mổ trâu bò mà gây ảnh hưởng đến lối đi chung của hai gia đình.

Về thẩm quyền quản lý đất đai . Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cơ quan quản lý đất đai như sau:

1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:

a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.

Về việc đóng tiền của anh A để sử dụng lối đi chung. Theo quy định tại khỏan 2 ,3 điều 688 của Bộ luật dân sự 2005 các căn cứ xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp. Các chủ thể có quyền sử dụng đất dựa trên quy định này được pháp luật bảo vệ khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý.

– Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

– Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Như vậy, vấn đề xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp cũng như quyền sử dụng lối đi chung này của anh A bằng việc góp tiền để làm đường là không được công nhận theo quy định của pháp luật. Vì vậy, anh A không được hưởng các quỳên của người sử dụng đất Việc anh góp tiền làm đường để sử dụng lối đi chung phải được sự đồng ý của bà X và chị Y.

>> Tham khảo ngay:

6. Giải quyết tranh chấp về đất được xác định là lối đi chung?

Xin chào luật sư ,xin cho tôi hỏi tôi và nhà đối diện có tranh chấp diện tích đất khoảng 60m2, nguyên nhân là năm 1980 nhà nước chủ trương lấy kênh dẫn nước phục vụ nông nghiệp và làm đường giao thông nông thôn nên lấy phần đất của nhà đối diện và lắp đặt lên phần ranh giới giữa nhà tôi và nhà đó ( phân ranh giới khoảng 60m2 ).

Và bây giờ khi gia đình tôi xây nhà ở thì nhà kia băng qua đường tự ý cắm cột làm hàng rào lấy toàn bộ và nói là đất của họ và không cho gia đình tôi mở ngỏ để ra đường giao thông ,họ nói phải mua với giá 10 triệu mới cho. Xin cho ý kiến tư vấn tôi nên làm thế nào?

Giải quyết tranh chấp về đất được xác định là lối đi chung?

Trả lời:

quy định như sau:

Điều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.

2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.

Điều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.

Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Theo thông tin bạn cung cấp diện tích đất khoảng 60 m2 của nhà dối diện nhà bạn đã được nhà nước thu hồi để làm đường giao thông, do đó phần diện tích đất này sẽ được Nhà nước bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, nên phần diện tích 60m2 đất này không còn thuộc sở hữu của nhà đối diện và đây được xác định là lối đi chung. Do đó việc nhà đối diện yêu cầu gia đình bạn phải trả 10 triệu là không có căn cứ pháp luật và theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình, và tôn trọng duy trì ranh giới chung này. Do đó, nhà bạn có thể tiếp tục xây dựng trên phần đất thuộc sở hữu hợp pháp của mình, trường hợp chủ thể khác có hành động làm cản trở thì gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0899456055 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *