Tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về luật đấu thầu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin hỏi: đối với hình thức bảo lãnh dự thầu nêu trong hồ sơ dự thầu bằng hình thức đặt cọc nhưng nhà thầu thực hiện bằng hình thức bảo lãnh ngân hàng. Như vậy, theo quy định của Luật đấu thầu thì nhà thầu này được chấp nhận hay không hoặc được làm rõ hay không?

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung phân tích:

Xin hỏi: đối với hình thức nêu trong hồ sơ dự thầu bằng hình thức đặt cọc nhưng nhà thầu thực hiện bằng hình thức bảo lãnh ngân hàng. Như vậy, theo quy định của Luật đấu thầu thì nhà thầu này được chấp nhận hay không hoặc được làm rõ hay không?

Theo qui định của pháp luật về đấu thầu, hiện nay pháp luật chỉ điều chỉnh một số vấn đề về bảo đảm dự thầu như: các trường hợp áp dụng bảo đảm dự thầu, mức bảo đảm dự thầu tối đa, thời gian thực hiện bảo đảm dự thầu, các trường hợp không được hoàn trả bảo đảm dự thầu,…. Vấn đề mà bạn đề cập đến là “hình thức” thực hiện bảo đảm dự thầu, tuy nhiên theo Luật Đấu thầu 2013 thì không có đề cập đến khái niệm hình thức bảo đảm dự thầu mà chỉ có quy định về các “biện pháp” bảo đảm dự thầu, cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Luật này như sau:

“Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của , hồ sơ yêu cầu.”

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 358 Bộ luật Dân sự 2005: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự….”

Như vậy, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận về các biện pháp để bảo đảm dự thầu hoặc sẽ do bên mời thầu đưa ra cho phù hợp với nhu cầu, mục đích của họ. Do vậy, việc bên mời thầu quy định biện pháp bảo đảm dự thầu là bằng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản của Chủ đầu tư) là thuộc quyền hạn của họ và không trái với các qui định của pháp luật.

Nhà thầu trúng thầu và Chủ đầu tư cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên có vi phạm luật đấu thầu không?

Khoản 4 Điều 6 Luật Đấu thầu quy định:

“4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
b) Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.”

Điều này được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 30/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu 

1. Nhà thầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu. 

2. Nhà thầu tham dự thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp. 

3. Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát. 

4. Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 

a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp; 

b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau; 

c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế; 

d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên. 

5. Trường hợp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”

“Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu 

1. Nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (riêng đối với dự án PPP nhóm C độc lập với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề xuất dự án); nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 

a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp; 

b) Nhà đầu tư tham dự thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau; 

c) Nhà đầu tư tham dự thầu với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (riêng đối với dự án PPP nhóm C độc lập với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề xuất dự án); nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên từ 20% trở lên. 

2. Nhà đầu tư được phép tham dự thầu đối với dự án do mình lập báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP nhóm C do mình lập đề xuất dự án) và phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ đối với nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (lập đề xuất dự án đối với dự án PPP nhóm C).”

Như vậy, Nhà thầu trúng thầu và Chủ đầu tư cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên là không vi phạm luật đấu thầu

Một công ty xây dựng (có chức năng và chuyên về xây dựng) vay vốn nhà nước để đầu tư 1 dự án. Công ty này được tự thực hiện dự án. Đối với các thiết bị (công ty này phải mua sắm để lắp đặt) mà công ty không tự chế tạo hay sản xuất, liệu công ty này có phải tổ chức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu) hay không ạ?

Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 quy định về những dự án phải tiến hành hoạt động đấu thầu:

“1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ , hàng hóa, xây lắp đối với:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;”

Nếu dự án của công ty bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì phải tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Xin luật sư tư vấn hộ tôi cụ thể là thế này tôi có 1 miếng đất ở quê do người chú họ tôi hồi còn sống đấu thầu của xa từ nhiều năm trước nay chuyển sang tên tôi cán bộ xã đã làm hồ sơ đo đạc đầy đủ rồi và tất cả bên liên quan đã ký rồi cách đây 1 năm mà mãi tôi vẫn chưa có sổ thưa luật sư có cách nào tư vấn giúp tôi làm sổ nhanh nhất không. Xin cảm ơn luật sư!

Trong trường hợp bạn đã ký các loại giấy tờ và hoàn thành thủ tục để thuê đất của địa phương mà một năm sau vẫn chưa được giao đất thì bên phía địa phương đã vi phạm quy định. Giao dịch đã được thiết lập thì bên địa phương có nghĩa vụ phải giao đất cho bên thuê. Trường hợp này bạn phải trình bày vấn đề này với cơ quan đã cho bạn thuê đất yêu cầu giải quyết.

Kính chào luật sư! Em muốn hỏi một chút về một tình huống trong đấu thầu. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư. Tình huống như sau: Có 03 nhà thầu (A,B,C) cùng tham gia mua hồ sơ yêu cầu. Nhân viên của nhà thầu A đứng tên mua hồ sơ yêu cầu, nộp Hồ sơ đề xuất, Nộp bảo lãnh dự thầu và tham gia mở thầu cho nhà thầu B. Luật sư cho E hỏi trong tình huống này mình phải xử lý như thế nào ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

 Nếu Nhân viên của nhà thầu A thực hiện việc mua hồ sơ yêu cầu, nộp hồ sơ đề xuất những công việc khác dưới danh nghĩa của nhà thầu B khi không được sự ủy quyền của nhà thầu B thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. hồ sơ dự thầu của nhà thầu B bị hủy và nhân viên A có thể sẽ chịu những trách nhiệm pháp lý về hành vi giả mạo. Nếu nhân viên đó thực hiện những công việc như trên theo sự ủy quyền của nhà thầu B thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu B vẫn có giá trị hiệu lực. 

Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về việc mở thầu. Theo đó nhà thầu vẫn có thể vắng mặt khi mở thầu. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến cho nhà thầu vắng mặt.

Chúng tôi tổ chức đấu thầu gói thầu quốc tế X về xây dựng, Tập đoàn A đã trúng thầu. Tuy nhiên Tập đoàn A đã uỷ quyền cho giám đốc công ty con B (có tư cách pháp nhân độc lập) đứng ra ký hợp đồng với con dấu và tài khoản thanh toán của công ty A. Như vậy có đúng không? xin chân thành cảm ơn !

Công ty A hoàn toàn có thể ủy quyền cho công ty B thực hiện công việc theo hợp đồng ủy quyền nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư dự án. Điều 586 Bộ luật Dân sự 2005 quy định bên Ủy quyền có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền. 

Kính chào Luật sư. Em có một câu hỏi về thông tư 05/2015/TT-BKHDT về việc hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa. Em xin phép được hỏi: Trong thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá Hồ sơ dự thầu không đền cập đến việc đánh giá tính hợp lệ của hàng hóa theo mục 5 CDNT và Mục 5.3 BDL. như vậy nếu đã yêu nhà thầu cung cấp tài liệu làm rõ những yêu cầu này nhưng nhà thầu vẫn không đạt thì đánh giá tính hợp lệ của hàng hóa ở bước nào. Em xin chân thành cảm ơn!

Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định:

Điều 58. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
b) Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
c) Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;
d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
a) Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
b) Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;
c) Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai :
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
6. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường:
a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu;
b) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
c) Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;
d) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
đ) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
e) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.

Theo quy định trên, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất trong thời gian tối đa 20 ngày, bên mời thầu sẽ đánh giá hồ sơ đề xuất. Nếu hồ sơ đề xuất không đạt yêu cầu thì sẽ đề nghị bên nhà thầu hoàn thiện hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu, nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá “đạt”. Khi hồ sơ đề xuất được đánh giá, các bước tiếp theo của quy trình chào hàng cạnh tranh sẽ được tiếp tục thực hiện. 
Khi đã thông báo tới các nhà thầu nộp hồ sơ bổ sung nhưng phía bên nhà thầu vẫn không cung cấp đủ hồ sơ cũng như không đáp ứng các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm hay kỹ thuật, bên mời thầu có quyền loại hồ sơ đề xuất khỏi danh sách dự thầu.

Xin chào luật sư! Xin luật sư giải thích giùm tôi là Hộ kinh doanh cá thể hoặc Cửa hàng kinh doanh, có được phép tham gia đấu thầu hay không? (mặt hàng thông dụng bán sẵn trên thị trường). Nếu được tham gia thì hạn mức tham gia đấu thầu là bao nhiêu tiền ạ. Cảm ơn luật sư nhiều!

Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Như vậy, nếu đáp ứng đủ các yêu cầu như trên thì , chủ cửa hàng kinh doanh có thể tham gia đấu thầu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Đấu thầu.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *