Tiền hoa hồng sẽ tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào ?

Dạ thưa luật sư! giải đáp giúp em câu hỏi này với aj. Công ty em làm bên ngành du lịch, các nhân viên ký hợp đồng trên 3 tháng, lương cơ bản nhân viên thì không cao, chủ yếu là tiền hoa hồng, vậy tiền hoa hồng sẽ tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào. Tính theo 10% hay tính như lương theo luỹ tiến ạ.

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

Thông tư 111/2013/TT-BTC

2. Nội dung

Căn cứ quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

– Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. Các tính thuế là lấy thu nhập tính thuế x thuế suất theo từng bậc lũy tiến quy định tại phụ lục I thông tư 111/2013/TT- BTC

-Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Cách tính thuế = tổng thu nhập chịu thuế x 10%

Như vậy, trong trường hợp này, bên công ty bạn có ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên với người lao động, có trả tiền lương cứng và tiền hoa hồng cho người lao động này, thì thuộc trường hợp phải khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Công ty cần làm rõ các khoản chịu thuế, không chịu thuế và các khoản miễn thuế tại Điều 2, 3 Thông tư 111/2103/TT-BTC để xác định tổng thu nhập chịu thuế cho cá nhân.

– Cá nhân người lao động này sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 9.000.0000 đ/ người/ tháng. KHi quyết toán thuế, cá nhân nào chưa giảm trừ đủ 12 tháng thì được tính giảm trừ đủ 12 tháng.

– Cá nhân còn được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 3.600.000đ / người/ tháng

Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTCngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, cụ thể một số nội dung cần lưu ý như sau:

+ Người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2014/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì được tính giảm trừ gia cảnh trong năm 2017, kể cả trường hợp người phụ thuộc chưa được cơ quan thuế cấp MST.

+ Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì việc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được tính tương ứng với số tháng xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân phải khai tại Việt Nam theo quy định.

+ Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 285/06/2016 của Bộ Tài chính khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại.

+ Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính khai “thời điểm tính giảm trừ” sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh, cá nhân đăng ký lại tại Mu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.

+ Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ gia cảnh cho NPT kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện ủy quyền quyết toán thuế và đã khai đầy đủ thông tin NPT gửi cho tổ chức trả thu nhập thì tổ chức trả thu nhập kê khai vào mẫu phụ lục Bảng kê 05-3/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính và tính giảm trừ người phụ thuộc cho người nộp thuế.

Lưu ý: Một người phụ thuộc chỉ được làm người phụ thuộc của một người nộp thuế trong một năm tính thuế. Vì vậy, nếu trong trường hợp có nhiều người nộp thuế nhưng chỉ có 1 người phụ thuộc thì những người nộp thuế thỏa thuận để một người đăng ký giảm trừ. Trường hợp có sự chuyển đổi người phụ thuộc giữa những người nộp thuế thì chỉ được chuyển đổi theo năm dương lịch. Vì một người phụ thuộc không thể làm người phụ thuộc của 2 người nộp thuế trong cùng 1 năm tính thuế, kể cả trường hợp 2 thời điểm khác nhau trong năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *