Thuế khoán là gì ? Hình thức kê khai theo phương thức thuế khoán thực hiện như thế nào ?

Tính thuế khoán đối với hộ kinh doanh mới ra kinh doanh ?

xin giấy phép tư vấn và giải đáp pháp luật về thuế khoán, phương thức kê khai thuế khoán và giải đáp một số vướng mắc của người dân về mức nộp thuế khoán theo quy định của luật thuế để Quý khách hàng tham khảo:

Mục lục bài viết

1. Thuế khoán là gì ? Hình thức kê khai thuế khoán thực hiện như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Khi tôi mới mở cửa hàng kinh doanh, cán bộ quản lý thuế đến và yêu cầu nộp thuế khoán. Vậy xin hỏi luật sư: Thuế khoán là gì ? Tại sao phải nộp thuế khoán và cách thức nộp thuế khoán thực hiện như thế nào ? Cảm ơn!

Người hỏi: Ngô Duy Phong (Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Hộ kinh doanh cá thể chịu 3 loại thuế:

Thuế môn bài:

Mức nộp thuế môn bài: Theo Biểu thuê môn bài của hộ kinh doanh quy định tại năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành. Thông thường, thuế đóng 1 năm sẽ là 1.000.000 đồng.

Kỳ tính thuế môn bài theo năm và thời hạn được quy định tại Điều 17 của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và ngày 22/7/2013 của Chính phủ về quản lý thuế:

Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.

– Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (điều 26 thông tư 156)

Thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ để tính thuế bạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.

b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3, khoản 2 Điều này.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

d) Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

d.1) Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

d.2) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

d.3) Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

gửi công ty luât TNHH MINH KHUÊ, nhờ luật sư trả lời giúp cho tôi nhữjng thắc mắc sau . Tôi kinh doanh quan cafe thu nhập 1 tháng 6tr .mà kinh doanh ở vùng quê ,thì tôi đóng thuế khoán như sao có hợp lí không – thuế MBAI 700.00 – thuế GTGT 1 tháng 252.000 – thuế TNCN 1 tháng 126 .000 -TỔNG CỘNG 1 tháng là 378.000 -cho tôi biết tôi đóng thuế như vậy là bậc mấy – quán chỉ bán được 6 tháng còn sáu tháng còn lại thì ít khách mưa nhiu nên thu nhập giảm .đất kinh doanh là tôi thuê , – giờ tôi muốn viết đơn giamr thuế khoán thì tôi viết ra sao và nộp ở đâu .

Khoản 4, Điều 6 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh quy định:

Điều 6. Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

4. Xác định doanh thu và mức thuế khoán

a) Doanh thu tính thuế khoán đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu được ổn định trong một năm.

b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế…

c) Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, …) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp bạn là cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, nếu trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm,…) thì bạn phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế.

Thưa Luật Sư. công ty em đang khai thuế theo hình thúc khấu trừ nhưng giờ muốn chuyển sang phương pháp khai thuế khoán thì cần làm những thủ tục nào ah.

Khoản 7 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

7. Chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Người nộp thuế đang áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, nếu đáp ứng điều kiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT; hoặc người nộp thuế đang áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ chuyển sang phương pháp trực tiếp thì gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp người nộp thuế từ 01/01/2014 thuộc đối tượng được tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.

Người nộp thuế phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới hoặc năm người nộp thuế tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ.

Theo đó, chỉ thể chuyển đổi phương pháp khấu trừ sang phương pháp trực tiếp hoặc từ phương pháp trực tiếp sang phương pháp khấu trừ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tính thuế khoán đối với hộ kinh doanh mới ra kinh doanh ?

Thưa luật sư! Em có chút thắc mắc nhờ tư vấn giúp em: Trường hợp Hộ kinh doanh cá thể thì khi xin Quận cấp giấy phép đăng ký kinh doanh rồi và đã nộp thuế môn bài ở chi cục thuế. Nhưng giờ em muốn hỏi thuế khoán (thuế thu nhập doanh nghiệp) và thuế thu nhập cá nhân thì chủ hộ kinh doanh có phải tự tính rồi đi đóng hay cán bộ thuế đến quy định mức phải nộp rồi mới đóng? Do mới xin được giấy phép ngày 17/08/2015 nên 2 loại thuế này em không biết tính sao hết ạ. Em cám ơn nhiều ạ!

Tính thuế khoán đối với hộ kinh doanh mới ra kinh doanh ?

Trả lời:

Về thuế khoán của bạn, thuế khoán bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân chứ không phải thuế thu nhập doanh nghiệp. Về việc khoán doanh thu, Điều 6 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:

2. Hồ sơ khai thuế

Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 của hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán cụ thể như sau:

– Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKDban hành kèm theo Thông tư này.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKDban hành kèm theo Thông tư này và không phải lập, nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

– Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chứckhai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười (10) kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ.

4. Xác định doanh thu và mức thuế khoán

a) Doanh thu tính thuế khoán đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu được ổn định trong một năm.

b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Căn cứ hồ sơ khai thuế của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thống thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.

c) Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, …) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải nộp hồ sơ khai thuế, sau đó cơ quan thuế sẽ khoán cho bạn một mức doanh thu khoán ổn định cho cả năm. Bạn sẽ tính và nộp thuế theo mức doanh thu khoán đó.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Căn cứ áp thuế môn bài, thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể ?

Thưa luật sư, Xin Quý vị giúp tôi giải thích cách tính thuế khoán đối với ngành photocopy. Tôi là chủ cửa tiệm photocopy, sử dụng 01 máy photocopy, và 10 máy games, địa bàn là đơn vị xã, thuộc tỉnh Đăklăk. Xin nói thêm: hiện nay cửa tiệm của tôi đang phải đóng mức thuế môn bài là 1.000.000đ (một triệu), mức thuế hàng tháng thu là 330.000đ (ba trăm ba mươi nghìn) như thế là hợp lý chưa?

Đội thuế liên xã năm nay (2013) yêu cầu tiệm tôi phải tăng mức thuế tháng thành 370.000đ(ba trăm bảy mươi nghìn.

Người gửi: phamvan ngoc

Căn cứ áp thuế môn bài, thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể?

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục của chúng tôi. Xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Ngày 6-12-2012, Tổng cục Thuế ban hành về việc thu thuế môn bài năm 2013. Theo đó, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh tiếp tục thực hiện bậc thuế môn bài đã xác định khi lập bộ thuế môn bài năm 2012 để thu thuế môn bài năm 2013.

Như vậy, trong năm 2013, đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế môn bài của năm 2013 theo 6 mức như sau: Có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 1 triệu đồng; thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 750.000 đồng; thu nhập từ trên 500.000 đồng – 750.000 đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng; thu nhập trên 300.000 – 500.000 đồng/tháng, nộp thuế môn bài cả năm là 100.000 đồng và có thu nhập từ 300.000 đồng/tháng trở xuống, nộp thuế môn bài cả năm là 50.000 đồng.

Riêng đối với những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có biến động lớn về tình hình kinh doanh hoặc mới bắt đầu kinh doanh trong năm 2013 thì Cục Thuế căn cứ vào quy định về thuế môn bài và tình hình thực tế địa phương để xác định bậc môn bài năm 2013 cho phù hợp.

Đối với các tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã,…) vẫn nộp thuế môn bài theo 4 mức: 3 triệu đồng/năm nếu có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, 2 triệu đồng/năm nếu có vốn đăng ký từ 5 – 10 tỷ đồng, 1,5 triệu đồng/năm nếu có vốn đăng ký từ 2 – dưới 5 tỷ đồng và 1 triệu đồng/năm nếu có vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng.

Thời hạn nộp thuế môn bài của năm 2013 đối với các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân đang kinh doanh chậm nhất đến ngày 30/01/2013.

Như vậy, mức thuế môn bài phải nộp đối với hộ kinh doanh cá thể căn cứ vào mức thu nhập thực tế của hộ kinh doanh cá thể đó; đối với tổ chức kinh tế và doanh nghiệp mức thuế môn bài phải nộp căn cứ vào vốn đăng ký của doanh nghiệp. Tôi không chắc chắn rằng cửa hàng photocopy của bạn là loại hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể nên không thể tư vấn cho bạn rõ hơn về mức thuế môn bài cụ thể phải nộp. Do vậy, bạn cần đối chiếu trường hợp của bạn với quy định trên của pháp luật để biết được mức thuế môn bài cụ thể mình phải nộp.

Dưới đây là bảng tóm tắt về mức thuế môn bài phải nộp đối với hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp trong năm 2013:

Thuế môn bài 2013

Thuế môn bài mới nhất năm 2013 dành cho các hộ kinh doanh cá thể và doanh ngiệp

1. Thuế môn bài đối với Doanh nghiệp

Bậc thuế môn bài

Mã NDKT
(TM )

Vốn đăng ký

Mức thuế cả năm

Bậc 1

1801

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000

Bậc 2

1802

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng

2.000.000

Bậc 3

1803

Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng

1.500.000

Bậc 4

1804

Dưới 2 tỷ đồng

1.000.000

2. Thuế môn bài đối với Hộ kinh doanh cá thể

Bậc thuế môn bài

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

Trân trọng!

4. Mức thuế khoán áp dụng cho hộ gia đình kinh doanh quán ăn

Chào luật sự, Cho e hỏi hiện tai e mới mở quán nhậu vì quán mới mở nên chưa có khách mà tiền thuê nhà nhân viên tháng trên 10 triệu đồng toàn bù lổ. Hôm nay bên thuế mún quán phải đóng thu nhập cá nhân tháng 1triệu thì có đúng ko ạ. Nếu như vậy quán có nguy cơ đóng vì ko đủ khả năng duy trì ?

Cảm ơn luật sư!

Người gửi : Nguyễn Quốc B

Luật sư tư vấn:

Theo điều 68 quy định Hộ kinh doanh cá thể khi làm đăng ký kinh doanh:

“1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.

3. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện.

4. Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

5. Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.”

Theo Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 4 ngày 04/10/2012 quy định Mức lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh phải đóng:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.”
“2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kin doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm” 1.000.000đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”

Theo điều 2 hướng dẫn thực hiện thuế TNCN và thuế GTGT quy định về cách xác định và tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như sau:

“1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

“2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.

b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3, khoản 2 Điều này.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

d) Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

d.1) Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

d.2) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

d.3) Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư này.”

Như vậy, việc căn cứ để tính quán của bạn có phải đóng thuế hay không và mức chính xác là bao nhiêu thì chưa thể đưa ra giúp bạn được.

Còn cơ quan thuế bảo bạn phải đóng thuế Thu nhập cá nhân là 1 triệu đồng, có thể bạn đang nhầm là phần thuế khoán mà quán của bạn phải nộp. Vì theo quy định cơ quan thuế sẽ thu các loại thuế đối với quán của bạn ( hộ kinh doanh cá thể) (nếu có) bao gồm:

– Thuế môn bài: nộp 1 lần/1 năm kinh doanh;

– Thuế khoán : Thuế GTGT và thuế TNCN . Sẽ đóng theo tháng hoặc quý theo việc quản lý thuế của địa phương.

Và việc tính số tiền thuế phải đóng của quán của bạn thì dựa trên doanh thu bán hàng (tổng toàn bộ tiền hàng thu về chưa trừ chi phí) do đó việc chi phí thuê cửa hàng của bạn không được trừ khi tính thuế của hộ kinh doanh của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *