Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có phải là 5 % ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào quý khách hàng, công ty xin giấy phép cung cấp quy định của pháp luật về thuế liên qua đến dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Mời quý khách hàng đón đọc.

:

1. Cơ sở pháp lý

–  

–  

– 

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Về của dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

Khoản 15 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT- BTC quy định vê thuế suất 5% bao gồm:

“15. Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việcnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; , tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.”

Căn cứ công văn 3127/TCT-CS ngày 08/09/2011 của Tổng cục thuế hướng dẫn:

trường hợp tổ chức có đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu côngnghiệp theo quy định tại Điều 154 và Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ số50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (danh sách tổ chức đủ điều kiện hành nghề dịch vụđại diện sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp hoặctrên trang website của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam), thực hiện dịch vụ đại diệnsở hữu công nghiệp quy định tại Thông tư 08/2006/TT-BKHCN ngày 04/04/2006 củaBộ Khoa học và Công nghệ thì dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp áp dụng thuếsuất thuế GTGT là 5%.”

Như vậy, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT là 5%.

2.2. Về khoản phí nhà nước do bên công ty chi hộ cho bên khách hàng

– Trường hợp, trong hợp đồng công ty nêu rõ khoản lệ phí nhà nước là khoản thu hộ – chi hộ:

Công văn 2519/CT-TTHT ngày 24/03/2016 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh có hướng dẫn:

“2) Trường hợp Công ty có chi trả hộ các hãng tàu các khoản phí, lệ phí hàng hải, hoa tiêu phát sinh trong quá trình tàu ghé cảng Việt Nam, các chứng từ biên lai phí, lệ phí mang tên chủ tàu, Công ty chỉ là đơn vị thanh toán hộ cho hãng tàu thì khi thu lại tiền chi hộ từ hãng tàu, Công ty lập chứng từ thu, không lập hóa đơn GTGT.”

Căn cứ vào quy định trên, khi công ty thu lệ phí của khách hàng để nộp cho cơ quan nhà nước, công ty lập chứng từ thu, biên lai nộp lệ phí sẽ ghi tên của khách hàng.

Công ty không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với khoản chi hộ này, vì các khoản này không liên quan đến việc bán hàng hóa dịch vụ của công ty theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh”

Hạch toán khoản chi hộ như sau: Căn cứ khoản 3.5 Điều 21 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Khi chi hộ khách hàng:

Nợ TK 1388

Có TK 111, 112

Khi thu lại tiền của khách hàng:

Nợ TK 111,112

Có TK 1388

– Trường hợp công ty cung cấp dịch vụ, lệ phí nhà nước tính vào phí dịch vụ, không tách riêng lệ phí nhà nước, biên lai nộp lệ phí ghi tên công ty, thì đây được coi là một khoản doanh thu của công ty. Công ty tiến hành xuất hóa đơn khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phần phí nhà nước này. Phần lệ phí nhà nước được tính vào của Công ty khi tiến hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Hạch toán chi phí: Khoản 3 Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nợ TK 6425 (Chi phí quản lý doanh nghiệp: thuế, phí, lệ phí)

Có TK 111,112.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực thuếhãy gọi ngay:    (nhấn máy lẻ phím 5) để được

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Quỳnh – Bộ phận thuế

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *