Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất đai theo quy định mới năm 2020 ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Xin giấy phép, Luật sư có thể cho tôi hỏi về Hồ sơ, trình tự thủ tục, để tách thửa và hợp thửa đất đai theo quy định của pháp luật hiện nay có được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Mục lục bài viết

1. , hợp thửa đất đai theo quy định mới ?

Xin chào Xin giấy phép, Luật sư có thể cho tôi hỏi về Hồ sơ, trình tự thủ tục, để tách thửa và hợp thửa đất đai theo quy định của pháp luật hiện nay có được không ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Người gửi: H.V.H

Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất đai năm 2018 theo quy định ?

Luật sư tư vấn thủ tục và điều kiện tách thửa đất đai, gọi ngay:

Luật sư tư vấn

Hiện nay theo và ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, tại Điều 75 quy định trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất như sau:

1. Các bước làm thủ tục tách thửa và hợp thửa đất đai

Bước 1. Người sử dụng đất có như cầu sẽ nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện:

– Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.

Đối với trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

– Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

– Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất.

Trong trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

– Đo đạc chỉnh lý , hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

– Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất.

2. Hồ sơ tách thửa và hợp thửa đất đai

Người sử dụng đất có yêu cầu chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất nộp thêm các giấy tờ sau đây: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc Giấy chứng minh quân đội mới hoặc thẻ Căn cước công dân mới hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận; Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận.

3. Mẫu đơn yêu cầu tách thửa và hợp thửa đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

Kính gửi: ………………………………………………

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..

Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã viết)

1. Người sử dụng đất:

1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………

1.2. Địa chỉ …………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:

2.1. Đề nghị tách thành …………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:

a) Thửa đất số: …………………………………..; b) Tờ bản đồ số: ……………………………….;

c) Địa chỉ thửa đất: ……………………………………………………………………………………..

d) Số phát hành Giấy chứng nhận: …………………………………………………………………..

Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: ……………………..; ngày cấp …/…/…….

đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất: … m2; Thửa thứ hai: … m2;

2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:

Thửa đất số

Tờ bản đồ số

Địa chỉ thửa đất

Số phát hành Giấy chứng nhận

Số vào sổ cấp giấy chứng nhận

3. Lý do tách, hợp thửa đất: ………………………………………………………………………..

4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;

– Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có): ………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.

…………., ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Có được tách thửa đất không ?

Thưa Luật sư, nhà tôi có 2 thửa đất liền kề được bà nội giao lại năm 1934 (có văn tự thời đó) diện tích 1612.8 m2, nay trong bản đồ địa chính tại UBND năm 1980 lưu thửa đất 1586 m2 bao gồm đất ở, đất vườn, đất ao có ghi diện tích cụ thể.

Song năm 1981 khi chị gái tôi ra ở riêng, bố tôi đã tách cho chị mảnh đất để làm nhà. Năm 1982, gia đình có lưu giấy chứng nhận tạm thời do Phó Chủ tịch huyện cấp. Thửa đất bố mẹ tôi ở có diện tích 724 m2 ( trong đó đất ở 366 m2, đất vườn 200 m2, đất ao 158 m2). Thửa đất chị tôi ở có diện tích 773 m2 trong đó đất ở: 276m2, đất ao: 497 m2. Nay gia đình có nguyện vọng tách thửa đất cho các con thì phần đất chị tôi đã làm nhà cán bộ địa chính xã trả lời không được công nhận là đất ở vì giấy chứng nhận tạm thời không được công nhận, gia đình phải tuân thủ theo bản đồ địa chính năm 1979 lúc đó chưa tách thửa đất cho chị tôi. Nếu chị tôi làm nhà phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Xin hỏi luật sư : Giải thích của cán bộ địa chính có đúng không? Bây giờ diện tích đất gia đình chị tôi đã làm nhà từ 1982 có được công nhận là đất ở không?

Cảm ơn luật sư!

Có được tách thửa đất không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 11 quy định:

Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Quyết định giao đất, , cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.

Khoản 3 Điều 103 Luật Đất đai 2013 quy định:

Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.”

Điểm b khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013, giấy tờ về quyền sử dụng đất được thừa nhận bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Trường hợp gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời năm 1982 và đất đã được lưu trong bản đồ địa chính tại Ủy ban nhân dân năm 1980 nên việc xác định loại đất sẽ căn cứ theo quy định tại các giấy tờ trên. Theo như bạn cung cấp, năm 1981 chị bạn ra ở riêng, bố mẹ bạn đã tách đất cho chị bạn làm nhà và năm 1982 được cấp giấy chứng nhận tạm thời, có ghi rõ đất của bố mẹ bạn sử dụng và đất chị bạn sử dụng và đất chị bạn sử dụng được ghi rõ loại đất nên sẽ căn cứ theo quy định đó để xác định loại đất.

Do bạn không nói chị bạn xây nhà ở trên phần diện tích đất ở theo quy định tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời hay không nên nếu chị bạn xây nhà trên đúng phần diện tích đất ở theo quy định thì chị bạn không phải chuyển mục đích sử dụng đất và chị bạn chỉ cần thực hiện thủ tục yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được công nhận là đất ở đối với diện tích đất đã xây nhà. Còn nếu không thì chị bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để được công nhận diện tích đất đã làm nhà là đất ở.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tư vấn tách thửa khi mua bán đất ?

Kính chào Luật sư, vợ chồng tôi có mua một miếng đất ở Yên Vĩnh – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội. Hai bên thỏa thuận giá cả và làm thủ tục đặt cọc đã xong, nhưng từ trước tết vẫn không thể xin được Công văn tách thửa của Sở tài nguyên môi trường huyện để làm thủ tục công chứng. Cụ thể vấn đề như sau: Miếng đất tôi định mua gần trường cấp 1, cấp 2 xã Kim Chung, người đứng tên: Ông T.

Ông T có 2 miếng đất, miếng đất A hiện tại ông đang ở do ông cha để lại và chưa có sổ đỏ, miếng đất B rộng hơn 200m2, do ông tự mua lại đã được cấp sổ đỏ năm 2004. Gia đình ông muốn bán một phần mảnh đất B cho vợ chồng tôi. Ông T có một người em gái cùng cha khác mẹ, lấy chồng ở Hà Nội. Bà em gái này đã nhiều lần viết đơn kiện tranh chấp mảnh đất A do cha ông để lại với nhà ông T. Sự việc trên đã kiện nhau ra toà, và được tòa án giải quyết là miếng đất A hoàn toàn thuộc sở hữu của ông T. Và đã ra thông báo kết thúc vụ kiện và em gái ông T không còn liên quan đến mảnh đất A do cha ông để lại. Cuối năm 2015 (trước tết 2 tháng) gia đình ông T muốn bán bớt khoảng 40m2 đất ở mảnh B cho vợ chồng tôi để xây nhà ở mảnh đất A do cha ông để lại. Khi nộp hồ sơ tách thửa lên Sở Tài nguyên và Môi trường, do có một số người quen bên Sở Tài nguyên nên bà em gái ông T biết được thông tin trên, bà viết đơn nặc danh lên sở tài nguyên môi trường nói sai là miếng đất B nhà ông T tự mua là mảnh đất cha ông để lại và có tranh chấp với bà đó (trên thực thế tranh chấp trước đây là mảnh đất A chứ không phải B), để gây khó khăn cho việc mua bán miếng đất B. Vì vậy bên Sở Tài nguyên và Môi trường họ chưa cấp công văn tách thửa và hẹn khi nào giải quyết xong mới cấp. Phía nhà ông T đã lên địa chính xã, Chủ tịch Huyện để hỏi và các cơ quan đều nói miếng đất B là do ông T tự mua thêm và đã được cấp sổ đỏ và không có vấn đề gì, có thể chuyển nhượng tự do.

Nhưng cho đến nay bên Sở Tài nguyên và Môi trường họ vẫn từ chối việc cấp công văn tách thửa, cả 2 bên gia đình ông T và vợ chồng tôi vẫn chưa biết làm sao để giải quyết vấn đề trên. Vợ chồng tôi nhờ Luật sư tư vấn giúp xem tiếp theo nên phải làm thế nào, vì vợ chồng tôi cũng rất thích và vẫn muốn mua mảnh đất đó ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

>>

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì ông T vẫn chưa nhận được văn bản cho phép tách thửa, ông T tiến hành gửi lại bản sao bản án của Tòa án đã giải quyết mảnh đất A cho Sở tài nguyên và môi trường cùng với giấy tờ chứng minh mảnh đất B là do ông T tự mua (nếu hồ sơ đã nộp về cơ quan đăng ký đất đai thì Sở tài nguyên phải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ). Nếu sau khi chứng minh mà không được giải quyết thì ông T có quyền tiến hành khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 7 quy định:

” Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Trường hợp của ông T, ông T được quyền yêu cầu tách thửa nếu đủ điều kiện để được tách thửa, tuy nhiên, vì đơn nặc danh mà bên Sở Tài nguyên và Môi trường chưa cấp công văn tách thửa cho ông T. Vậy nên, ông T có quyền nộp đến Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Đồng thời, ông T cần chứng minh được mảnh đất B không đang trong tình trạng tranh chấp và ông có quyền ở hữu mảnh đất đó. Việc này, ông có thể xin giấy xác nhận từ Ủy ban nhân dân xã.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Tách thửa đất từ cha cho con ?

Chào Xin giấy phép! Ba tôi có 20000m2, vị trí đất ở tổ 4 ấp vĩnh An, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương, sổ đỏ được cấp ngày 27/1/2009. Bây giờ muốn tách cho con là 2000m2 và anh trai 2000m2, nhưng hiện tại đất tôi có sự sai lệch diện tích giữa sổ đỏ và thực tế, diện tích thực tế nhỏ hơn sổ đỏ, đồng thời trên mảnh đất của tôi hiện có 300m2 là đất thổ cư, nhưng trên đó có 3 căn nhà đã được xây dựng trước năm 2013, diện tích xây dựng vượt mức cho phép là 300m2 đất thổ cư. Vậy tôi xin được hỏi trình tự cụ thể các bước để làm hồ sơ tách sổ, và lệ phí thực hiện đo đạc là bao nhiêu, cán bộ địa chính sẽ đo đạt bao nhiêu lần để khi tách được đất cho tôi?

Cán bộ địa chính xã cho tôi biết là sau khi đi nộp hồ sơ để thực hiện kiểm tra lại diện tích đất thi tôi nên đi làm thủ tục đóng phạt trước là 1.500.000 đồng để khi người ta xuống đo đạc kiểm tra tổng thể lại diện tích thì tôi trình ra giấy tờ đóng phạt thì người ta sẽ thực hiện đo tổng thể và diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, nếu không họ chỉ kiểm tra lại những căn nhà đã được xây trái phép và trả lại hồ sơ, sau đó tôi đi đóng phạt, và chuyển mục đích sử dụng xong họ sẽ xuống đo đạc kiểm tra diện tích tổng thể, xong tôi mới đi điều chỉnh diện tích sổ đỏ, sau đó họ sẽ xuống đo lại diện tích phần đất được tách, tổng cộng là 3 lần đo, vậy 3 lần đo này cho tôi hỏi tổng lệ phí đo đạc là bao nhiêu?

Cảm ơn luật sư!

Tách thửa đất từ cha cho con

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Trình tự, thủ tục tách sổ; các loại thuế, lệ phí thực hiện; số lần cán bộ địa chính sẽ đo đạt để khi tách đất

Thứ nhất: trình tự, thủ tục tách thửa

– Điều kiện thực hiện tách thửa đất:

Việc tách thửa đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu.

Trường hợp thửa đất khi tách thửa sẽ hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực. Diện tích làm đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác được đưa vào sử dụng chung theo quy hoạch.

– Trình tự, thủ tục tách thửa được quy định tại Điều 75 như sau:

Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

– Việc tách thửa cần đảm bảo những quy định sau:

Đảm bảo về quyền định đoạt của chủ sở hữu.

Đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu tại nơi có đất.

Đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Như vậy, chỉ cần đảm bảo những điều kiện trên thì trường hợp của bạn vẫn được tách thửa, tách sổ.

Thứ hai: các loại thuế, lệ phí thực hiện

Thuế thu nhập cá nhân: 2% (Thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa các thành viên trong gia đình với nhau được miễn thuế)
Lệ phí trước bạ: 0,5% (trừ trường hợp nhận thừa kế hoặc tặng cho giữa các thành viên trong gia đình với nhau được miễn lệ phí trước bạ)
Lệ phí địa chính: không quá 100 nghìn đồng

Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại với mức không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ tùy theo diện tích đất được cấp giấy chứng nhận; tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ cấp quyền sử dụng đất và các điều kiện cụ thề của địa phương mà áp dụng mức thu khác nhau cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc mức thu đối với đất sử dụng làm nhà ở thấp hơn đất sử dụng vaò mục đích sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba: số lần cán bộ địa chính sẽ đo đạt để khi tách đất

– Thưc hiện việc đo đạc lại đất:

Ba bạn có 20000m2, vị trí đất ở tổ 4 ấp vĩnh An, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương, sổ đỏ được cấp ngày 27/1/2009. Bây giờ muốn tách cho con là 2000m2 và anh trai 2000m2, nhưng hiện tại đất bạn có sự sai lệch diện tích giữa sổ đỏ và thực tế, diện tích thực tế nhỏ hơn sổ đỏ. Do đó, theo Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”

– Thực hiện đo đạc diện tích xây dựng vượt mức cho phép:

Trên mảnh đất của bạn hiện có 300m2 là đất thổ cư, nhưng trên đó có 3 căn nhà đã được xây dựng trước năm 2013, diện tích xây dựng vượt mức cho phép là 300m2 đất thổ cư. Theo Khoản 1 Điều 170 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích sử dụng, loại đất được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất.

Vì vậy việc bạn xây nhà ở có diện tích vượt mức cho phép là 300m2 đất thổ cư là hành vi vi phạm pháp luật nên sẽ mức xử phạt tương ứng. Do đó cán bộ địa chính sẽ tiến hành đo đạc để xác định diện tích vượt mức cho phép mà bạn vi phạm.

Như vậy, cán bộ địa chính sẽ đo đạc ít nhất là 2 lần.

2. 3 lần đo này cho tôi hỏi tổng lệ phí đo đạc là bao nhiêu?

Theo Thông tư số 02/2014/TT-BTC, mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2. (xem thêm: )

Căn cứ Thông tư 02 nêu trên, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 05/2015/QĐ-UBND về Bảng đơn giá đo đạc và bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Như vậy, bạn có thể căn cứ vào quy định tại và diện tích đất thực tế được đo đạc, lập bản đồ nhằm đối chiếu trường hợp của mình để biết được tổng lệ phí đo đạc, lập bản đồ địa chính

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Giải quyết tranh chấp tách thửa khi mua bán đất ?

Kính gửi Xin giấy phép! Tình hình là tháng 05/2016 vợ chồng tôi có mua 02 lô đất tổng cộng 250m2 đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Chủ đất đứng tên cuốn sổ chung hơn 1000m2 nhưng đã cắt bán cho rất nhiều người. Hiện trong sổ có khoảng hơn 10 người có tên nhỏ phía dưới sổ. Ban đầu bảo vợ chồng tôi là sẽ để vợ chồng tôi đứng thay tên người chủ và giữ sổ luôn vì mua 02 lô, nhưng sau lại bảo vợ chồng tôi chỉ được đứng tên nhỏ phía dưới sổ. Vợ chồng tôi muốn đứng tên riêng một cuốn sổ nên quyết định mua thêm 01 lô bên cạnh để tăng diện tích trên 300m2 (hiện tại 375m2) ở Quận 9 nên đã sửa đổi lại HĐ chuyển nhượng có công chứng tư 250m2 thành 375m2.

Chủ đất hứa đến tháng 8/2016 sẽ tách thửa cho vọ chồng tôi ra sổ nhưng đến giờ vẫn chưa thấy. Chủ đất bảo còn thiếu người có tên nhỏ trong cuốn sổ nên không làm được, lúc thì bảo người có tên cuốn sổ không chịu cung cấp giấy tờ nên không đảm bảo làm được. Vậy xin đươc phép nhờ luật sư tư vấn giúp nếu chủ đất không muốn làm hoặc những người đứng tên trong sổ không hợp tác hoặc đi xa đâu đó mình không liên lạc được thì mảnh đất đó sẽ ở hiện trạng hợp đồng chuyển nhượng có công chứng thôi sao, không thể tách thửa, không ra sổ, không chuyển được mục đích sử dụng sao ạ. Tiền đã chồng đủ tại phòng công chứng rồi ạ ?

Rất mong được quý luật sư giành chút thời gian quý báo tư vấn giúp vợ chồng tôi ạ. Vợ chồng tôi xin chân thành cảm ơn!. Trân trọng!

Trả Lời:

Điều kiện thực hiện tách thửa đất và trình tự, thủ tục tách thửa được quy định tại Điều 75 như sau:

Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Việc tách thửa cần đảm bảo những quy định sau:

– Đảm bảo về quyền định đoạt của chủ sở hữu.

– Đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu tại nơi có đất.

– Đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Như vậy, chỉ cần đảm bảo những điều kiện trên thì trường hợp của bạn vẫn được tách thửa nên bạn cần thỏa thuận với chủ đất để tách thửa cho mình. Tuy nhiên, nếu chủ đất không muốn làm hoặc những người đứng tên trong sổ không hợp tác hoặc đi xa đâu đó bạn không liên lạc được thì mảnh đất đó sẽ ở hiện trạng hợp đồng chuyển nhượng có công chứng không thể tách thửa, không ra sổ, không chuyển được mục đích sử dụng. Vì vậy khi vợ chồng bạn vẫn không được chủ đất và những có quyền, nghĩa vụ người liên quan hợp tác thì bạn có quyền:

– Thứ nhất, yêu cầu chủ đất chịu phạt, bồi thường đúng cam kết như trong hợp đồng chuyển nhượng đã ký được công chứng.

– Thứ hai, khởi kiện ra tòa. Do đó bạn cần giữ lại mọi hóa đơn, chứng từ khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng.

Trong tình huống này, vì bạn muốn bảo vệ quyền lợi của mình đối với diện tích đất là 375m2 khi tiền đã chồng đủ tại phòng công chứng thì bạn nên khởi kiện ra Tòa án nơi có mảnh đất đó để yêu cầu giải quyết.

Theo Điều 186 quy định: Quyền khởi kiện vụ án.

“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Về hình thức, nội dung quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, , người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.

Bạn cần thực hiện đúng theo quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn khởi kiện. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Trường hợp vì lý do khách quan mà không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp. Bạn bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Vấn đề gửi đơn khởi kiện đến Tòa án tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Vì vậy, yêu cầu của bạn với chủ đất là hoàn toàn hợp pháp nên bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi chủ đất thực hiện đúng theo hợp đồng chuyển nhượng có công chứng đã ký tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu bị đơn tách thửa và . Bạn phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ, hợp pháp. Cụ thể, trong trường hợp của bạn thì hồ sơ khỏi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện (theo mẫu); Bản photo công chứng chứng minh nhân dân của bạn; Bản photo giấy (khi nào Tòa án yêu cầu trình hợp đồng chuyển nhượng có công chứng đã ký, hóa đơn chứng từ liên quan có chữ ký của chủ đất bản gốc để đối chiếu thì mới trình bản gốc cho Tòa xem).

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

6. Thủ tục sang tên, tách thửa theo quy định của pháp luật như thế nào ?

Thưa quý luật sư. Trường hợp của gia đình tôi là như thế này. Gia đình tôi trước giờ đều chung sổ đỏ với ông anh trai của tôi.Trong đó sổ đỏ bao gồm đất thổ cư và đất vườn.

Nay tôi muốn và chuyển nhượng lại quyền sở hữu từ tên anh trai tôi sang tên tôi( do mẹ tôi đã chia đất cho hai anh em tôi nhưng vẫn chưa tách sổ nên hiện tại thì tất cả các giấy tờ đề đứng tên anh trai tôi) thì không biết là tiền đóng thuế như thế nào và các giấy tờ để làm thủ tục và quy trình như thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp ( Mẹ tôi là mẹ Việt Nam anh hùng có giấy tờ và mẹ tôi vẫn nằm trong sổ hộ khẩu của gia đình tôi).

Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa được quy định tại Điều 75 :

Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

‘1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.’’

Hồ sơ đề nghị tách thửa được quy định tại Khoản 11 Điều 9, Điều 11 của thông tư 24/2014TT-BTNMT:

Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

11. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất:
a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Điều 11. Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 9 và 10 của Thông tư này.
2. Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
a) Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
b) Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
c) Nộp bản chính giấy tờ.
3. Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định của Thông tư này; trừ các giấy tờ là ; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.
4. Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
a) Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
b) Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
c) Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).”

Trường hợp của anh, do mẹ anh là Mẹ Việt nam anh hùng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng theo quy định tại pháp luật người có công và Khoản 1, Điều 11, (và ; ):

Điều 11. Miễn tiền sử dụng đất

Miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công; hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.”

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn Luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *