Thủ tục mở doanh nghiệp thực hiện như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mở doanh nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng để khởi sự kinh doanh. xin giấy phép tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký kinh doanh và giải đáp những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực này:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chứng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung trả lời:

1. Có phải mua bảo hiểm cho nhân viên hay không? 2. Nếu thuê mặt bằng thì bên cho thuê có phải xuất hóa đơn đỏ hay không ? 3. Một xe thì được xuất tối đa bao nhiêu hóa đơn trong vòng 1 tháng? Phải xuất sao cho phù hợp với quy định của pháp luật ? 4. Tài sản do chính người làm giám đốc đứng tên thì không cần phải chuyển qua tài sản công ty có được không | 5. Các loại thuế phải đóng trong 1 tháng đối với 1 công ty ? 6. Khi thành lập công ty rồi mới mua xe có được không ? 7. Các giấy tờ cần thiết để xin thành lập công ty ?

Thứ nhất bạn hỏi 1. Có phải mua bảo hiểm cho nhân viên hay không? 

Theo quy định tại khoản 3 diều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Điều 2 Đối tượng áp dụng

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. 

>> NHư vậy người sử dụng lao động cũng là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội

Khoản 1,2 Điều 141 Bộ luật lao động cũng quy định

Điều 141 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

“1. Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên. ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.

2. Người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, hoặc làm những công việc thời hạn dưới ba tháng, theo mùa vụ, hoặc làm các công việc có tính chất tạm thời khác, thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm”.

2. Nếu thuê mặt bằng thì bên cho thuê có phải xuất hóa đơn đỏ hay không ?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 119/2014/BTC Quy định về sửa đổi các thông tu để cải cách hành chính

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 Thông tư 156/.2013TT-BCTnhư sau:

a) Bổ sung khoản 1 Điều 22 như sau:

“1. Nguyên tắc khai thuế.

Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế.

Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ một trăm triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”

>> NHư vậy đối với các cá nhân hộ gia đình có nhà cho thuê mà có thu nhập dưới 100 triệu / năm thì cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ cho trường hợp này. Và ngược lại nếu công ty bạn thuê mặt bằng của các nhân hộ giá đình mà có hợp đồng thuê trên 100 triệu trên một năm thì các nhân hộ gia đình đó phải có hóa đơn. Và những hóa đơn chứng từ này sẽ được xác định vào chi phí được trù khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

 3. Một xe thì được xuất tối đa bao nhiêu hóa đơn trong vòng 1 tháng? Phải xuất sao cho phù hợp với quy định của pháp luật ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014 đã được sửa đổi bởi thông tư 119/2014/TT-BTC và thông tư 26/2015 của BTC

Điều 16 Lập hóa đơn

1. Nguyên tắc lập hóa đơn

a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”

d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân chia.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh.

Và Điều 18 Thông tư 39/2014 các trường hợp không bắt buộc phải lập hóa đơn

Điều 18 Bán hàng hóa dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn

1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Như vậy thì theo các quy định trên pháp luật không bắt buộc công ty bạn phải xuất tối đa bao nhiêu hóa đơn trong một ngày.

4. Tài sản do chính người làm giám đốc đứng tên thì không cần phải chuyển qua tài sản công ty có được không |

Theo quy định tại khoản 13 Điều Luật doanh nghiệp năm 2015

13. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Vì bạn không nói rõ loại hình doanh nghiệp của bạn là gì. Tuy nhiên có hai trường hợp nếu loại hình doanh nghiệp của bạn là các loại hình công ty thì bắt buộc thành viên trong công ty phải chuyển góp vốn vào công ty . còn nếu bạn thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân thì không cần chuyển vốn góp vào công ty theo quy định tại Điều Luật doanh nghiệp

Điều 36 Chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

 5. Các loại thuế phải đóng trong 1 tháng đối với 1 công ty ?

Thuế giá trị gia tăng

Thuế Giá trị gia tăng: Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên phần giá tăng thêm của HH, DV chịu thuế. Đối tượng chịu thuế GTGT là HH, DV dùng cho sản xuất , kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. 

Tính theo phương pháp khấu trừ thuế

Tại Khoản 2 Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng hợp nhất quy định: 
“2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: 
a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; 
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.” 

Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ được quy định tại Luật thuế giá tri gia tăng 2013, nghị định 209/2013/NĐ-CP và thông tư 219/2013/TT-BTC như sau: 

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó: 

 Số thuế GTGT đầu ra=Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT

 Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra * thuế suất của loại hàng hóa, dịch vụ đó

Thuế GTGT đầu vào là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế GTGT

Ngoài ra nếu công ty bạn kinh doanh những mặt hàng là đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất nhập khẩu thì công ty bạn cũng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật

 6. Khi thành lập công ty rồi mới mua xe có được không ? 7. Các giấy tờ cần thiết để xin thành lập công ty ?

Vì bạn không nói rõ ngành nghề kinh doanh của công ty bạn là gì tuy nhiên nếu bạn hỏi sau khi thành lập công ty, thì công ty vẫn có quyền được mua xe để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về các giấy tờ cần thiết để xin thành lập công ty thì bạn phải tuân thủ các yêu cầu về thành lập từng loại hình doanh nghiệp một > Bạn không nói rõ bạn muốn thàn lập công ty nào nên chứng tôi không thể tư vấn cụ thể về hồ sơ . bạn xem quy định tại Nghị định 78/2015 Về Đăng ký doanh nghiệp để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Kính gửi luật sư, Tôi muốn thành lập công ty TNHH kinh doanh về vận tải. Luật sư vui lòng cho tôi biết tôi cần phải chuẩn bị gì? Chi phí dịch vụ là bao nhiêu? Thanks and Best regards, Kien TT.

 Trước tiên bạn phải đáp ứng điều kiên để được kinh doanh vận tải theo Luật giao thông đường bộ năm 2008

Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

c) Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều 72. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:

a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;

b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;

b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Ngoài ra bạn còn phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định 86/2014 Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Điều 9 Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 kilôgam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền gắn trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe đề chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng:

a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy định nhưng không thể tháo rời ra được;

b) Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công – ten – nơ.

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa ngoài các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và công bố quy hoạch bến xe hàng, điểm giao nhận hàng hóa tại địa bàn địa phương.

Điều 13. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quảnlý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thờilà chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);

c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

6. Về tổ chức, quản lý:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

b) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;

d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

Điều 20. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

3. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện hợp pháp;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh;

e) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

5. Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bạ phải đáp ứng các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định trên

Sau đó bạn chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 22 đối với viêc thành lập CTTNHH hai thành viên trở lên và Điều 23 khi thành lập CTTNHH 1 thành viên Theo quy định tại Nghị định 78/2015 Về đăng ký doanh nghiệp

Điều 22 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên 

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 22 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên 

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 78

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm 7 khoản 1 Điều 78 Luật doanh nghiệp

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.

5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Dear anh (chị) ! Anh chị cho em hỏi em muốn thành lập công ty TNHH mã ngành của e là 692 – 6920 – 69200: Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế Thì em muốn thành lập tại Hà Nội cần những giấy tờ gì, chứng chỉ gì? Theo luật mới nhất từ tháng 7/2015 e cần những gì. Mong Anh chị giúp e Cảm ơn !

Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bạn phải đáp ứng điều kiện kinh doanh với nhứng ngành nghề này cụ thể Luật kế toán năm 203 quy định 

Để  hoạt động trong lĩnh vực kế toán, thì căn cứ Điều 55 của Luật Kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán được quy định:

Điều 55 Hành nghề kế toán

1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.

2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

3. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 57 của Luật này và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.

Điều 57 Chứng chỉ hành nghề kế toán

1. Công dân Việt Nam được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên;

c) Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

2. Người nước ngoài được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Được phép cư trú tại Việt Nam;

b) Có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận;

c) Đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.

3. Bộ Tài chính quy định chương trình bồi dưỡng, hội đồng thi tuyển, thủ tục, thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy người quản lý doanh nghiệp và cá nhân hành nghề đều phải có chứng chỉ hành nghề và doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề này

Để kinh doanh dịch vụ kiểm tóa bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau Điều 20,21 Luật kiểm toán độc lập

Điều 20. Các loại doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

1. Các loại doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

b) Công ty hợp danh;

c) Doanh nghiệp tư nhân.

2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì không được sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi.

4. Doanh nghiệp kiểm toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kiểm toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.

Điều 21. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;

d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

đ) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.

2. Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề;

3. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.

4. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

b) Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;

c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;

d) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

5. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì phải làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Công ty bạn thành lập bao gồm cả dịch vụ tư vấn Luật thì bạn còn phải đáp ứn điều kiện văn bản hợp nhất Luật luật sư

Điều 34 

1. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.

2. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

3. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

4. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.

5. Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tức là bạn còn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư

Anh chị cho em hỏi: 1 – em làm cho thuê xe oto tự lái muốn thành lập công ty hay đăng ký hộ kinh doanh thì phải thế nào? 2 – thủ tục để thành lập công ty và giấy tờ liên quan cần những gì? 3 – chi phí cần có khi thành lập công ty và đóng thuế, kê khai đăng ký kinh doanh cho ngành nghề này tốn bao nhiêu ạ ? E cám ơn !

 Xin trả lời là :Tùy quy mô mà bạn có thể lựa chọn loại hình đăng ký là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân hoặc loại hình công ty (cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn). 

Bạn muốn kinh doanh dịch vụ cho thì trước tiên bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập 01 loại hình doanh nghiệp bất kỳ theo sự lựa chọn của bạn. Các loại hình doanh nghiệp quy định tạLuật doanh nghiệp 2014 gồm: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc hộ kinh doanh cá thể hoặc hợp tác xã.

 Đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phải đảm bảo các điều kiện chung theo quy định tại Điều 13 Nghị định 86/2014 NĐ-CP như sau:

– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

– Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

+ Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

+ Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

Tuy nhiên trước tiên bạn phải đăng ký kinh doanh

Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty thì tùy từng loại hình thành lập công ty kinh doanh mà bạn chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu tại NGhị định 78/2015 về Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp

 chi phí cần có khi thành lập công ty và đóng thuế, kê khai đăng ký kinh doanh cho ngành nghề này tốn bao nhiêu ạ

Bạn chỉ mất chi phí về việc soạn thảo hồ sơ giấy tờ để tạo bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp, ngoài ra bạn còn mất chi phí khi đi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục “Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp” tại Thông tư số 176/2012/TT­BKHĐT)

Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.

. Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập thường là:
Sau khi tiến hành đăng ký kinh doanh và được cấp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, doanh nghiệp thường phải nộp những loại thuế theo quy định sau:

1. Thuế môn bài:
Mỗi năm nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập, nếu sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế theo biểu thuế của năm. 

2. Thuế giá trị gia tăng: 

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp: Kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm. 

Ngoài ra tuỳ thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể phát sinh những loại thuế thác nhau.

4Thuế thu nhập cá nhân: 
– Chủ doanh nghiệp và nhân viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật Thuế thu nhập cá nhân. 

Chào anh (chị) , xin tư vấn giúp em cách thành lập công ty TNHH MTV , em muốn mở công ty làm bên công nghệ ( camera, báo trộm,..) chung với nội thất thì em đặt như thế nào cho nó hợp lý ạ, ngắn gọn nhưng đầy đủ chức năng mua bán, sản xuất, thương mại luôn ạ, mà em không hiểu biết về luật cho lắm. Help me!

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014

Điều 38 tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Điều 39 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1 Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại điều 42 của Luật này

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 40 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài

Như vậy tên doanh nghiệp của bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện quy định trên về đặt tên của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2014

Chào xin giấy phép, Mình đang tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty. Ngành nghề kinh doanh mình định làm đó là *thương mại và kỹ thuật về các dịch vụ năng lượng và tiết kiệm năng lượng*. Bạn có thể cho mình biết các thông tin cần thiết, chi phí tư vấn, các thủ tục để làm việc với Minh Khuê để hoàn thành thủ tục thành lập công ty được không? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ phía cty luật Minh Khuê! Trân Trọng!

 Hệ thống ngành nghề kinh tế

721 – 7210 – 72100: Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật

Nhóm này gồm:

– Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học và kỹ thuật tự nhiên Loại trừ nghiên cứu và phát triển thực nghiệm công nghệ sinh học;

– Nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên;

– Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật và công nghệ; – Nghiên cứu và phát triển khoa học y khoa;

– Nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học; – Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp;

– Nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực học thuật, tính ưu thế trong khoa học và kỹ thuật tự nhiên.

Cụ thể bản hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam

       

71109

Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác

   

712

7120

71200

Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

 

72

     

Nghiên cứu khoa học và phát triển

   

721

7210

72100

Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật

Vì bạn nói là muốn kinh doanh ngành nghề Ngành nghề kinh doanh mình định làm đó là *thương mại và kỹ thuật về các dịch vụ năng lượng và tiết kiệm năng lượng*. Nên theo bảng hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam thì bạn có thể đăng ký theo các mã ngành trên mà bạn muốn thành lập công ty

Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014 thì đay là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên bạn buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Về hồ sơ và thủ tục thành lập công ty bạn thực hiện theo quy định tại Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp

Chào anh, Mình có xem qua nội dung thành lập công ty dịch thuật trên website của bên anh. Anh có thể cho biết về phí dịch vụ của bên anh cũng như các yêu cầu về vốn điều lệ và bằng cấp đối với việc thành lập công ty dịch thuật được không? Cám ơn anh, Hiền

Thứ nhất vè thủ tục thàn lập công ty bạn tuân thủ theo yêu cầu về hồ sơ để thành lập từng loại hình công ty theo quy định tại Nghị định 78/2015

Thứ hai bạn thành lập công ty dịch thuật theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014 thì đây không phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên không yêu cầu phải có chứng chỉ hành ngề và vốn pháp định.Tuy nhiên  Nghị định số 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

 Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch và có bằng cử nhân ngoại ngữ. 

“Điều 27. Tiêu chuẩn điều kiện của người dịch/

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.”

chào quý công ty XIn luật sư có thể tư vấn giúp mình: Mình đang muốn mở công ty chuyển phát nhanh nhưng hình như phải ký quỹ 2 tỷ gì đấy. Mình muốn hỏi sau ngày 1.7.2016 luật đăng ký kinh doanh có một số mục mới, thì liệu mình muốn thành lập công ty chuyển phát nhanh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì không biết cần những điều kiện ạ. Mình xin chân thành cảm ơn

Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông.

Tại khoản 2 Điều 21 Luật Bưu chính năm 2010 có quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính như sau:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;

b) Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;

c) Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;

d) Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

Và tại Điều 5 Nghị định 47/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính có quy định cụ thể về điều kiện tài chính của doanh nghiệp như sau:

a) Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;

b) Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.

Mức vốn tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/2011 phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp.

Như vậy theo quy dịnh của Luật Bưu chính và nghị định hướng dẫn luật bưu chính thì khi kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh bạn phải tuân thủ điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính và phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;

Hiện tại tôi có nhiều tốp thợ chuyên làm về xây dựng. Tôi muốn thành lập công ty cung cấp về nhân lực đến các công trình xây dựng. Hãy hướng dẫn tôi cách thành lập 1 công ty như vậy và điều kiện để thành lập 1 công ty như vậy? Rất cảm ơn.

Bạn muốn thành lập công ty như vậy thì hoạt động của bạn được coi là cho thuê lại lao động 

Điều 54 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ 2012) có quy định cụ thể về hoạt động cho thuê lại lao động như sau:

1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.”

Điều 54 BLLĐ 20132 cũng xác định các nghĩa vụ cụ thể đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động khi có hoạt động kinh doanh này:

“1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.

2. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.

3. Chính phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động”

Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về ký quỹ, vốn pháp định cũng như điều kiện đối với người đứng đầu doanh nghiệp, việc thực hiện cho thuê lại lao động và được cấp phép thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động chỉ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc danh mục những công việc được phép thực hiện cho thuê lại lao động

Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Thứ nhất Doanh nghiệpthực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại:

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 55/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

quy định mức ký quỹ để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng. Quý Khách hàng phải nộp tiền ký quỹ này tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cho thuê (tức Công ty Quý khách hàng) mở tài khoản giao dịch chính và được hưởng mức lãi suất từ tiền ký quỹ này theo thỏa thuận với ngân hàng. Tiền ký quỹ này theo Điều 15 BLLĐ 2013 dùng để thoanh toán tiền lương và bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm lợi ích cho người lao động thuê lại.

Thứ hai, điều kiện về vốn pháp định”

Khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 55/2013/NĐ-CP xác định doanh nghiệp cho thuê để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải đảm bảo mức vốn pháp định là 2.000.000.000 đồng, đồng thời mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

Thứ ba, điều kiện về trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê:

Trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên. Đối với trường hợp trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh, giấy tờ hợp lệ để chứng minh là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người đứng tên (hướng dẫn theo Điều 4 Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn nghị định 55/2013).

Thứ tư, điều kiện về người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho thuê:

Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho thuê phải đáp ứng được các điều kiện theo Điều 8 Nghị định 55/2013/NĐ-CP:

“1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;

2. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên;

3. Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động”.

Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2013/NĐ-CP

Xin chào, Tôi muốn hỏi thành lập công ty quảng cáo và truyền thông xã hội có cần vốn điều lệ tối thiểu tôi có thể góp vốn bằng tài sản cá nhân và có cần thẩm định giá trị khi góp vốn hay chỉ cần ghi vào tờ khai hợp lý

 Theo quy định tại Luật đầu tư thì kinh doanh dịch vụ quảng cáo là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên bạn phải đáp ứng điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, Luật quảng cáo 2012

1. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các quyền sau:

a) Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo;

b) Đ­ược người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo;

c) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời;

d) Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.

2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các nghĩa vụ sau:

a) Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo;

b) Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;

c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;

d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên luật quảng cáo không quy định về mức tối thiểu số vốn pháp định phải có

Tôi có thể góp vốn bằng tài sản cá nhân và có cần thẩm định giá trị khi góp vốn hay chỉ cần ghi vào tờ khai hợp lýBạn có thể góp vốn bằng tài sản cá nhân. Và việc định giá tài sản góp vốn được thực hiện theo quy định tại điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2014

Điều 37 Định giá tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài  để được tư vấn trực tiếp hoặc bạn có thể liên hệ với gmail :

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp công ty Xin giấy phép.

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư doanh nghiệp –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *