Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế mới nhất ?

Thời điểm cuối năm, kết thúc một năm làm việc, cá nhân cần tổng hợp lại thu nhập một năm của mình, xem đã đến mức phải chịu thuế hay chưa hoặc có số thuế nộp thừa hay không? Việc nộp thuế của cá nhân hàng tháng phụ thuộc vào cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ thuế của cá nhân và nộp vào ngân sách:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế ?

Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng được ủy quyền quyết toán cho tổ chức chi trả thu nhập. Vậy trình tự, hồ sơ quyết toán thuế TNCN như thế nào mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

Luật sư tư vấn:

Cá nhân không thuộc diện ủy quyền quyết toán thuế theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc không có nhu cầu ủy quyền thực hiện quyết toán – hoàn thuế thu nhập cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế.

Khoản 2 Điều 23 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về việc hoàn thuế thu nhập cá nhân như sau:

“Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”

Như vậy, để được hoàn thuế, cá nhân trực tiếp quyết toán – hoàn thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế bằng hồ sơ sau:

– Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN (Điền vào chỉ tiêu {47} nếu có nhu cầu hoàn trả trực tiếp).

– Bảng kê 02-1/BK-QTT-TNCN nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

– Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Ngoài ra, khi đi nộp hồ sơ, cá nhân mang theo chứng minh nhân dân, bản chụp hợp đồng lao động (nếu quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức chi trả thu cá nhân có nhập giảm trừ gia cảnh) hoặc sổ hộ khẩu/sổ tạm trú (nếu quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú).

Cách thức nộp hồ sơ:

– Bước 1: Nộp tờ khai qua mạng

Cá nhân tải phần mềm Hỗ trợ quyết toán thuế TNCN V3.3.1, nhập đầy đủ thông tin quyết toán vào tờ khai 02/QTT-TNCN và bảng kê 02-1/BK-QTT-TNCN.

Sau khi nhập đầy đủ thông tin, cá nhân kết xuất tờ khai XML, đăng nhập vào trang http://tncnonline.com.vn để nộp tờ khai bản mềm cho cơ quan thuế.

Bước 2: Nộp tờ khai qua mạng

Cá nhân mang bộ hồ sơ quyết toán đã nêu tại phần trên đến cơ quan thuế trực tiếp quyết toán để làm thủ tục quyết toán – hoàn thuế.

Cơ quan thuế sẽ giải quyết hồ sơ và hoàn thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Công ty Xin giấy phép. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất. Trân trọng./.

2. Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thủ tục xin hoàn thuế TNCN ?

Thưa luật sư, tôi là cán bộ đã về hưu từ năm 2014, đã có MST cá nhân. Trong năm 2016 tôi có thu nhập từ thanh lý hợp đồng bảo hiểm nhân thọ do công ty cũ mua cho nhân viên. Số tiền thuế TNCN trừ từ hợp đồng bảo hiểm ban đầu là 10%.

Vậy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thuộc diện thu nhập được hoàn thuế như tiền lương, tiền công hay không? Nếu có thì căn cứ vào điều kiện nào của luật thuế ?

Rất mong được phản hồi sớm từ quý công ty. Xin trân trọng cảm ơn.

Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thủ tục xin hoàn thuế TNCN ?

Luật sư tư vấn:

Điều 4 sửa đổi, bổ sung bởi quy định về thu nhập được miễn thuế như sau:

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

8. Thu nhập từ kiều hối.

9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.

11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;

b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.

14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

Căn cứ theo quy định trên, thu nhập mà bác có được khi thanh lý hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là thu nhập miễn thuế. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các trường hợp được hoàn thuế gồm có:

– Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

– Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

– Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do bác đã nộp thuế thu nhập cá nhân cho thu nhập được miễn thuế do đó, trường hợp này bác sẽ được hoàn thuế.

Về thủ tục xin hoàn thuế, tại cơ quan thuế, trong Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/QTT-TNCN bác cần ghi số tiền đề nghị hoàn vào chỉ tiêu số [47] -” Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” trong trường hợp bác muốn nhận lại số tiền thuế đã nộp hoặc ghi vào chỉ tiêu số [49]- ” Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” trong trường hợp bác muốn chuyển số tiền này sang bù trừ cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Tư vấn về hoàn thuế thu nhập cá nhân thực hiện như thế nào ?

Tôi đang làm việc tại cty có vốn nước ngoài , hàng tháng cty trừ trước 10%thuế thu nhập cá nhân của nhân viên ,và bộ phận nhân sự của cty nói rằng cuối năm cơ quan thuế quyết toán với cty thì cty sẽ cung cấp chứng từ để từng nhân viên đi làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế (công ty không đóng bhxh ,bhyt cho nhân viên).

Cho tôi hỏi cty tôi làm như vậý có đúng luật hay không. Và nếu nhân viên làm thủ tục hoàn thuế tncn thì làm ở đâu và có quy định thời gian làm thủ tục hoàn thuế tncn là trong bao lâu không ạ. Quá hạn có bị mất số tiền nộp thuế dư không ạ ?

Cảm ơn!

– Lam Nguyen

Luật sư trả lời:

Căn cứ Điều 2 thì: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó việc công ty bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì trái với quy định.

Về thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân

Thứ nhất, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 thì bạn được hoàn thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

Điều 8. Quản lý thuế và hoàn thuế

…2. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:

a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;

c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Thứ hai, thời gian bạn phải đi nộp hồ sơ

Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế Thu nhập cá nhân: thông thường cùng với thời hạn quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính). Do đó, bạn phải hoàn tất thủ tục trong 90 ngày đó, nếu quá thì không thể được hoàn thuế nữa.

Thứ ba, thủ tục hoàn thuế trong trường hợp bạn được hoàn thuế.

Bạn có thể thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cụ thể:

“Điều 53. Hoàn thuế thu nhập cá nhân

Việc chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.

Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

1. Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó…”

Căn cứ Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

“Điều 58. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế

1. Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế

a) Đối với của tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và có mã số thuế thì được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của tổ chức, cá nhân đó.

Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân không phải là người nộp thuế thì nộp tại Cục Thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức có trụ sở điều hành, nơi cá nhân có địa chỉ thường trú.

Đối với hồ sơ hoàn thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì được nộp tại nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế.”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Tư vấn về hoàn thuế thu nhập cá nhân 2015

Kính chào luật sư ! Trong năm nay em làm tại 2 công ty ( tạm gọi là công ty A từ tháng 01 đến tháng 04, và công ty B từ tháng 05 đến tháng 12 ) Sau khi hết năm 2 công ty xuất hóa đơn để em quyết toán hoàn thuế năm 2015 như sau: Công ty A: Đóng thuế 10% thu nhập tháng dựa theo lương nhận được (không bảo hiểm).

Tổng thu nhập chịu thuế đã trả: 179.389.518 Số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ: 18.047.431 Số thu nhập cá nhân còn được nhận: 161.342.087 Công ty B: Đóng thuế 10% thu nhập tháng sau khi trừ 10triệu theo lũy tiến (có bảo hiểm). Tổng thu nhập chịu thuế đã trả: 89.757.082 Số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ: 1.676.092 Số thu nhập cá nhân còn được nhận: 88.080.990.

Cho em hỏi với thông tin như trên em được hoàn thuế được bao nhiêu và công thức tính như thế nào ( không kèm các bảo hiểm và giảm trừ gia cảnh ) ?

Xin cảm ơn luật sư !

>> :

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 53 , được sửa đổi bởi Điều 23 quy định về điều kiện hoàn thuế TNCN như sau:

Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.

Đối với cá nhân đã uỷ quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

1. Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có uỷ quyền quyết toán thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

2. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN khi quyết toán thuế.”

Theo quy định trên thì :

+ Chỉ những cá nhân có Mã số thuế mới được hoàn thuế

+ Nếu cá nhân có 1 nguồn thu nhập, uỷ quyền quyết toán cho đơn vị chi trả, sau khi quyết toán năm, đơn vị chi trả thu nhập sẽ tự bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Đơn vị chi trả có trách nhiệm bù số thuế nộp thừa vào kỳ sau hoặc đề nghị hoàn thuế nộp thừa.

Những cá nhân có từ hai nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, thuộc diện trực tiếp kê khai, hoặc quyết toán với cơ quan thuế có thể lựa chọn bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau, hoặc làm thủ tục hoàn thuế

+ Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

Nếu bạn đủ các điều kiện trên thì sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra công thức tính số thuế thu nhập cá nhân được hoàn lại, vấn đề tính toán này thuộc phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoàn thuế.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng./

5. Khoản chi học phí cho con của người lao động nước ngoài có được tính vào chi phí hợp lí và có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không ?

Thưa luật sư, Sếp của em là người nước ngoài, là thành viên góp vốn của công ty tnhh 2tv tại việt nam và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Vậy khoản chi học phí cho con của sếp có được tính vào chi phí hợp lí và có chịu thuế thu nhập cá nhân không ạ?

Năm 2018 Khoản chi học phí cho con của người lao động nước ngoài có được tính vào chi phí hợp lí và có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Luật sư tư vấn:

+ Tại Điều 4 sửa đổi, bổ sung Tiết b Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 quy định về các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Căn cứ quy định trên, thì Doanh nghiệp chi tiền học phí cho con của người nước ngoài lao động tại Việt Nam được đưa vào chi phí được trừ nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:

– Học tại Việt Nam từ mầm non đến trung học phổ thông

– Được quy định cụ thể một trong các hồ sơ: Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính…

– Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định

Chú ý:

Khoản chi tiền học phí cho con của người lao động tại Việt Nam học ở nước ngoài sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Tại Điểm g7 Khoản 2 Điều 2 quy định về khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:

“g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ”.

Căn cứ quy định trên thì doanh nghiệp chi tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ mầm non đến trung học phổ thông sẽ không chịu thuế thu nhập cá nhân.

Chú ý:

Nếu học phí cho con người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và học tại nước ngoài, con người lao động nước ngoài học tại Việt Nam nhưng học từ bậc trung học chuyên nghiệp đến đại học thì tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Giải đáp về thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân ?

Thưa Luật sư! Năm 2015 em có thu nhập từ tiền công, tiền lương từ tháng 1-5/2016 tại 1 tổ chức. Họ đã khấu trừ thuế TNCN hàng tháng. Hết tháng 5 năm 2015 em xin nghỉ việc ở nhà. Em có đến cơ quan thuế hỏi về thủ tục hoàn thuế thì có một số vấn đề sau em không rõ.

1: Cán bộ cơ quan thuế nói em làm thủ tục hoàn thuế nên có thể làm bất cứ thời điểm nào trong năm 2016 chứ không phải trước ngày 31/3/2016. Như vậy có đúng không?

2: Em có đóng bảo hiểm xã hội và y tế đầy đủ, cơ quan cũng có giấy xác nhận việc đóng bảo hiểm XH và YT. Tuy nhiên khi em mang giấy xác nhận đó tới hỏi thủ tục hoàn thuế thì cán bộ thuế nói không cần và không sử dụng được ? Như vậy là thế nào?

3. Tổ chức em làm việc làm về dự án nên số lượng nhân viên tùy thuộc vào thời điểm dự án do đó khi em đề nghị họ cấp chứng từ khấu trừ thuế thì họ nói do không có người làm nên không có chứng từ khấu trừ thuế. Họ sẵn sàng ký xác nhận thu nhập và đảm bảo mọi thông tin về nộp thuế của em được cập nhật đầy đủ lên hệ thống thuế khi họ làm quyết toán thuế. Hiện tại em không có chứng từ khấu trừ thuế vậy em có thể dùng giấy xác nhận thu nhập, giấy xác nhận đóng thuế do tổ chức đó cấp để làm thủ tục hoàn thuế được không?

Xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Vấn đề 1&2

Khoản 2 Điều 33 có quy định về việc xử lý đối với số thuế nộp thừa như sau:

“b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.

c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.”

Như vậy, khi có số thuế nộp thừa, bạn sẽ được bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo. Điều 53 Thông tư 156/2013/TT-BTC cũng quy định về việc hoàn thuế như sau: “Việc hoàn thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.”

Căn cứ vào những quy định nêu trên thì việc hoàn thuế phải đáp ứng được các điều kiện sau:

-Có số thuế nộp thừa tại thời điểm quyết toán thuế

-Có đề nghị hoàn thuế

-Có mã số thuế tại thời điểm hoàn thuế.

Như vậy, chỉ cần đáp ứng các điều kiện trên, bạn có thể yêu cầu hoàn thuế, không phụ thuộc vào thời điểm nào. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.”

Theo đó khi thực hiện hoàn thuế TNCN cho cá nhân cần phải có bản chụp chứng từ biên lại nộp thuế thu nhập cá nhân, bản chụp chứng từ biên lai này bạn có thể là tờ khai quyết toán thuế TNCN, ủy nhiệm chi nộp tiền thuế TNCN của ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch với cơ quan thuế,…

Vấn đề 3

Khoản 2 Điều 25 Văn bản hợp nhất thông tư hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 65/2013/NĐ-CP 2016 quy định:

2. Chứng từ khấu trừ

a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.

b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.

b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng 8/2014) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2013 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.

Theo đó, khi bạn có yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế, công ty phải cung cấp chứng từ khấu trừ thuế cho bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật thuế – Công ty luật Minh Khuê .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *