Thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) và các quy định pháp lý liên quan ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép hướng dẫn thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) và các quy định pháp lý liên quan:

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Em xin chào Luật Sư. Em tên Bảo, xin Luật sư hướng dẫn em về thủ tục sửa đổi thông tin trên sổ Bảo hiểm xã hội. Em quê Nam Định nhưng có môt thời gian học & sinh sống ở Bạc Liêu và làm cmnd tại đây, rồi khi đi làm em khai số cmnd này để làm BHXH. Năm 2015 em đã tại Nam Định, nay em muốn điều chỉnh lại số cmnd nguyên quán trên sổ BHXH để thống nhất thông tin thì thủ tục làm như thế nào ạ. Xin Luật sư hướng dẫn giúp em. Em chân thành cảm ơn! Thân chào!

Công văn 3835/BHXH-CST quy định như sau:

“người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.”

Ngoài ra Khoản 2 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định như sau:

>&gt Xem thêm: 

“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH

2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn đang muốn thay đổi số CMND trên sổ bảo hiểm xã hội, đối chiếu theo quy định của pháp luật trên thì bạn chỉ phải thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tôi sinh 16/08/1961 là công nhân bán lẻ xăng dầu,nay tôi đã nghỉ việc đã có QĐ và đã nhận sổ BHXH (chốt sổ 32 năm 7 tháng) đã có thời gian làm việc trong môi trường độc hại trên 15 năm,đến tháng 08/2016 này tôi vừa tròn 55 tuổi đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí,nhưng tôi chưa muốn làm đơn xin hưởng chế độ hưu trí lý do là sang năm 2017 tôi đi định cư ở nước ngoài,như vậy tôi để năm sau khi có Visa tôi sẻ làm đơn xin hưởng trợ cấp 1 lần có được không,trong thời gian này có cần báo cho cơ quan BHXH biết không? xin diễn đàn tư vấn giúp đở xin cảm ơn rất nhiều.

Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội một lần quy định như sau:

“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu…”

Như vậy, nếu bạn ra nước ngoài định cư, bạn hoàn toàn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định trên.

Kính gửi luật sư Tôi làm việc trong công ty AB được 1 năm thời gian ký hợp đồng lao động là 9/2015 đến 9/2017 hết hạn hợp đồng. Nhưng ngày 8/6/2016 tôi nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bằng miệng của công ty, trong thời gian làm việc tôi không được đóng bảo hiểm như BHXH, BHYT,…. Trong trường hợp này tôi bị buộc thôi việc khi chưa hết hạn hợp đồng, không có công văn cho nghỉ với lý do cụ thể, không báo trước cho tôi 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn.Xin luật sư tư vấn dùm là trong trường hợp này công ty có trái luật không, và nếu bây giờ tôi nghỉ việc thì thời gian nào tôi làm đơn xin kiện là hợp lý nhất Mong luật sư tư vấn giúp Trân trọng

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì hợp đồng lao động giữa bạn với công ty có thời gian 9/2015 – 9/2017 như vậy, đây được xác định là hợp đồng lao động xác định thời hạn. Như vậy, việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn mà không có lý do và cũng có thời gian báo trước là không đúng theo quy định pháp luật, cụ thể Điều 38 Bộ luật Lao động quy định như sau:

“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

>&gt Xem thêm: 

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;..”

Như vậy, việc công ty bạn không tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn cũng là không đúng theo quy định pháp luật.

>&gt Xem thêm: 

Do đó, trong trường hợp này, bạn nên đảm bảo quyền lợi của mình bằng cách làm đơn yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc yêu cầu cơ quan Tòa án giải quyết.

Kính gửi Kính nhờ các anh chị hổ trợ mình trường hợp sau: Hiện mình có 03 sổ BHXH : – Số thứ nhất có thời gian đóng từ 09-2003 đến 09-2014 tại BHXH Tp Hồ Chí Minh ( đơn vị : Công ty CP DV BCVT Sài Gòn ( SPT ), hiện đang còn hoạt động ). – Số thứ hai có thời gian đóng từ 06-2013 đến 07 -2015 tại BHXH Tỉnh An Giang ( đơn vị : Ngân hàng phát triển MêKông, đã giải thể ) – Số thứ ba có thời gian đóng từ 10-2014 đến nay tại BHXH Tp Hà Nội ( đơn vị : Công ty Cổ phần Viễn Thông Di Động Toàn Cầu, hiện đang còn hoạt động ). Như vậy mình có thời gian đóng trùng từ 06-2013 đến 07 -2015. Kính nhờ anh chị hướng dẫn thủ tục gộp sổ và số tiển mình sẽ nhận được khi gộp 03 sổ lại là bao nhiêu. Xin cảm ơn. Ducth

Điểm 5.1 Khoản 5 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định như sau:

“5. Xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH

5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.”

Điểm 1, 3 Mục I Công văn 3663/BHXH-THU quy định như sau:

“1. Người lao động nộp sổ BHXH cấp trùng cho đơn vị đang làm việc hoặc đơn vị tham gia BHXH sau cùng đã chốt sổ, để lập hồ sơ và chuyển cho cơ quan BHXH gộp sổ. Trường hợp đơn vị tham gia BHXH cuối cùng giải thể, hoặc NLĐ đã chốt sổ nghỉ việc và hiện tại không tham gia BHXH, thì NLĐ nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH, nơi đơn vị cuối cùng đăng ký tham gia BHXH để gộp sổ….

3. Đối với những sổ gộp có thời gian đóng trùng BHXH, khi gộp sổ thì giữ lại sổ có thời gian đóng trùng BHXH theo thứ tự ưu tiên như sau:”

Như vậy, theo quy định của luật hiện hành thì nếu bạn có trên 1 sổ bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ phải nộp sổ bảo hiểm xã hội cho đơn vị hiện tại bạn đang làm việc để thực hiện việc gộp sổ bảo hiểm xã hội.

Điểm 8 Mục I Công văn 3663/BHXH-THU quy định như sau:

“8. Trình tự giải quyết hồ sơ giảm trùng thời gian tham gia BHXH:
8.1. Thoái thu quá trình đóng trùng BHXH thông qua đơn vị:
– Áp dụng cho trường hợp NLĐ đang làm việc, có quá trình tham gia BHXH chưa được chốt sổ nhưng trùng quá trình với đơn vị khác đã chốt.
– Thực hiện hoàn trả tiền thoái thu cho NLĐ thông qua mã quản lý thu BHXH của đơn vị kèm“Phiếu thông tin” trả tiền cho NLĐ.
– Đơn vị làm hồ sơ điều chỉnh giảm trùng quá trình tham gia BHXH theo PGNHS (103/…/THU), ghép với hồ sơ gộp sổ theo PGNHS (304/…/SO).
– Bộ phận thu lập phiếu yêu cầu (C02-TS), chuyển Bộ phận CĐ.BHXH để xác minh việc giải quyết các chế độ BHXH đối với NLĐ trong thời gian đóng trùng, phiếu yêu cầu phải thể hiện đầy đủ các số sổ có thời gian trùng nhau, trong đó có xác định số sổ phải thu hồi.
– Bộ phận CĐ.BHXH phản hồi lại kết quả cho Bộ phận thu (C02-TS) kèm 01 Quyết định thu hồi tiền trợ cấp (nếu có).
8.1.1. Trường hợp NLĐ chưa hưởng chế độ đối với thời gian giảm trùng đóng BHXH:
– Bộ phận thu tiến hành giảm trùng quá trình đóng BHXH; lập “Phiếu trình giải quyết công việc” kèm hồ sơ chuyển đến Phòng Thu (Bộ phận Tổng hợp thu), để trình Ban Giám đốc ra Quyết định hoàn trả (mẫu C16-TS); tiến hành gộp sổ theo quy định.
– Bộ phận thu gửi 01 Quyết định (QĐ) hoàn trả cho NLĐ, 01 “Phiếu thông tin” trả tiền cho NLĐ cùng với hồ sơ được giải quyết về đơn vị.
8.1.2. Trường hợp NLĐ đã hưởng chế độ đối với thời gian giảm trùng đóng BHXH:
– Bộ phận thu không giải quyết hồ sơ gộp sổ; lập thông báo trả hồ sơ (kèm 01 QĐ thu hồi), yêu cầu NLĐ nộp lại số tiền đã hưởng trước khi giải quyết hồ sơ gộp sổ.
– Sau khi NLĐ đã nộp lại số tiền theo yêu cầu của BHXH, thì nộp lại hồ sơ gộp sổ (kèm chứng từ nộp tiền) để BHXH gộp sổ.
– Bộ phận thu nhận được hồ sơ gộp sổ (có kèm chứng từ nộp tiền của NLĐ), chuyển Bộ phận kế toán (C02-TS) để xác minh số tiền NLĐ đã nộp đúng, đủ theo yêu cầu mới thực hiện gộp sổ.
– Bộ phận thu tiến hành giảm trùng quá trình đóng BHXH; lập “Phiếu trình giải quyết công việc” kèm hồ sơ chuyển đến Phòng Thu (Bộ phận Tổng hợp thu), để trình Ban Giám đốc ra Quyết định hoàn trả (mẫu C16-TS); tiến hành gộp sổ theo quy định.
– Bộ phận thu lưu 01 QĐ hoàn trả tiền, gửi 01 QĐ hoàn trả cho Bộ phận kế toán; 01 QĐ hoàn trả cho NLĐ kèm 01 “Phiếu thông tin” trả tiền cho NLĐ cùng với hồ sơ được giải quyết về đơn vị.
8.2. Thoái thu quá trình đóng trùng BHXH trực tiếp cho NLĐ:
– Áp dụng cho trường hợp NLĐ có quá trình tham gia BHXH đã được chốt sổ nhưng trùng quá trình với đơn vị khác đã chốt.
– Thực hiện hoàn trả tiền thoái thu cho NLĐ thông qua mã quản lý thu giảm trùng thời gian đóng BHXH trực tiếp cho NLĐ (GT0001x hoặc GT0002x) kèm “Phiếu thông tin” trả tiền cho NLĐ (nếu đơn vị nộp hồ sơ gộp sổ).
– Bộ phận thu tự lập D02-TS để điều chỉnh giảm thời gian đóng trùng BHXH, BHTN khi giải quyết hồ sơ gộp sổ.
– Bộ phận thu lập phiếu yêu cầu (C02-TS), chuyển Bộ phận CĐ.BHXH để xác minh việc giải quyết các chế độ BHXH đối với NLĐ trong thời gian đóng trùng, phiếu yêu cầu phải thể hiện đầy đủ các số sổ có thời gian trùng nhau, trong đó có xác định số sổ phải thu hồi.
– Bộ phận CĐ.BHXH phản hồi lại kết quả cho Bộ phận thu (C02-TS) kèm 01 Quyết định thu hồi tiền trợ cấp (nếu có).
8.2.1. Trường hợp NLĐ chưa hưởng chế độ đối với thời gian giảm trùng đóng BHXH:
– Bộ phận thu tiến hành giảm trùng quá trình đóng BHXH; lập “Phiếu trình giải quyết công việc” kèm hồ sơ chuyển đến Phòng Thu (Bộ phận Tổng hợp thu), để trình Ban Giám đốc ra Quyết định hoàn trả (mẫu C16-TS); tiến hành gộp sổ theo quy định.
– Bộ phận thu lưu 01 QĐ hoàn trả tiền, gửi 01 QĐ hoàn trả cho Bộ phận kế toán; 01 QĐ hoàn trả cho NLĐ kèm 01 “Phiếu thông tin” trả tiền cho NLĐ (nếu đơn vị đi nộp hồ sơ gộp sổ) cùng với hồ sơ được giải quyết cho NLĐ.
8.2.2. Trường hợp NLĐ đã hưởng chế độ đối với thời gian giảm trùng đóng BHXH:
a. Nếu số tiền hoàn trả cho NLĐ lớn hơn số tiền thu hồi thì:
– Bộ phận thu thực hiện như hướng dẫn tại điểm 8.2.1.
– Bộ phận kế toán thực hiện thủ tục thu hồi và hoàn trả tiền cho NLĐ theo đúng quy định.
b. Nếu số tiền hoàn trả cho NLĐ nhỏ hơn số tiền thu hồi thì:
– Bộ phận thu không giải quyết hồ sơ gộp sổ; lập thông báo trả hồ sơ (kèm 01 QĐ thu hồi), yêu cầu NLĐ nộp lại số tiền đã hưởng trước khi giải quyết hồ sơ gộp sổ.
– Sau khi NLĐ đã nộp lại số tiền theo yêu cầu của BHXH, thì nộp lại hồ sơ gộp sổ (kèm chứng từ nộp tiền) để BHXH gộp sổ.
– Bộ phận thu nhận được hồ sơ gộp sổ (có kèm chứng từ nộp tiền của NLĐ), chuyển Bộ phận kế toán (C02-TS) để xác minh số tiền NLĐ đã nộp đúng, đủ theo yêu cầu mới thực hiện gộp sổ.
– Bộ phận thu tiến hành giảm trùng quá trình đóng BHXH; lập “Phiếu trình giải quyết công việc” kèm hồ sơ chuyển đến Phòng Thu (Bộ phận Tổng hợp thu), để trình Ban Giám đốc ra Quyết định hoàn trả (mẫu C16-TS); tiến hành gộp sổ theo quy định.
– Bộ phận thu lưu 01 QĐ hoàn trả tiền, gửi 01 QĐ hoàn trả cho Bộ phận kế toán; 01 QĐ hoàn trả cho NLĐ kèm 01 “Phiếu thông tin” trả tiền cho NLĐ (nếu đơn vị nộp hồ sơ gộp sổ) cùng với hồ sơ được giải quyết cho NLĐ.”

>&gt Xem thêm: 

Như vậy, số tiền thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội của bạn sẽ được hoàn trả cho bạn và người sử dụng lao động.

cho em hỏi là em đăng ký bảo hiểm ở BHXH bình dương, nay em nghỉ việc và em muốn chuyển bảo hiểm về quê ( cả TN & XH)nhà vậy em có cần lên BHXH xin giấy chuyển hay không hay e phải làm gì ? Xin giải đáp giúp em ạ! E cám ơn

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn đã nghỉ việc tại công ty và bạn muốn hưởng trợ cấp bảo hiểm. Như vậy, chúng tôi có thể hiểu rằng bạn đang muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, dữ liệu bạn đưa ra lại không nói rõ bạn đã nhận trợ cấp thất nghiệp hay chưa do đó chúng tôi xin trao đổi với bạn như sau:

Nếu bạn chưa làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tại đây thì theo quy định của Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP bạn chỉ cần nộp hồ sơ tại nơi bạn muốn hưởng trợ cấp, cụ thể:

“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp…”

Nếu bạn đã làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp ở Bình Dương rồi mà hiện tại bạn đang có nhu cầu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp ở nơi mới thì bạn phải làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể Khoản 1, 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

>&gt Xem thêm: 

d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

…”

Về bảo hiểm xã hội một lần, bạn sẽ nộp lên cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi bạn cư trú. Tuy nhiên, bạn phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau thì bạn mới được chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể: 

Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu…”

Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:

“Điều 1. 

1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 

>&gt Xem thêm: 

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. ..”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động.

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *