Xin chào xin giấy phép ! Công ty tôi hiện đang muốn đặt in hóa đơn lần 2. Thì các thủ tục tôi phải thực hiện như thế nào ? Có cần đơn đề nghị đặt in hóa đơn gửi lên cơ quan thuế không. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Thông tư 176/2016/TT-BTC
Thông tư 37/2017/TT-BTC
2. Luật sư tư vấn:
1. Thủ tục đặt in hóa đơn lần 2 :
Thủ tục đặt in, thông báo phát hành hóa đơn lần 2 cũng tương tự thủ tục đặt in, thông báo phát hành hóa đơn lần đầu, và chỉ khác ở điểm doanh nghiệp không nghiệp không phải gửi đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in mẫu 3.14, ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Bước 1.Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
– Bản sao Đăng ký kinh doanh công ty (công chứng)
– Chứng minh nhân dân của Giám đốc (bản photo)
– Giấy giới thiệu (Nếu giám đốc trực tiếp đi làm thì không cần giấy giới thiệu)
– Bản sao chứng minh thư người được giới thiệu (bản photo)
Bước 2. Công ty bạn liên hệ với công ty chuyên về in hóa đơn : Là công ty uy tín và có đủ điều kiện để được in hóa đơn. Trao đổi về thông tin mẫu hóa đơn cần làm. Thỏa thuận về giá in hóa đơn.
Bước 3. Ký hợp đồng đặt in hóa đơn
Hai bên bắt buộc phải ký hợp đồng in hóa đơn. Phạt từ 500.000 – 1.500.000đ nếu 2 bên không ký hợp đồng đặt in hóa đơn bằng văn bản theo quy định tại Điều 3 Thông tư 176/2016/TT-BTC
Bước 4. Đến nhận hóa đơn đã in xong : Kiểm tra về chất lượng hóa đơn: đúng mẫu, ký hiệu, các thông số… Một quyển hóa đơn phải có đầy đủ 50 số, các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Hóa đơn phải đầy đủ các liên theo đúng thỏa thuận.
Bước 5. Làm thủ tục thanh lý hợp đồng : Sau khi đã kiểm tra xong hóa đơn và không thấy có lỗi, sai sót gì thi doanh nghiệp và nhà in làm biên bản nghiệm thu, bàn giao. Bàn giao về số quyển hóa đơn. Bàn giao về hóa đơn mẫu
Làm thủ tục thanh lý hợp đồng đặt in nếu trường hợp 2 bên không làm thanh lý hợp đồng đặt in sẽ bị phạt 4 – 8tr. Làm biên bản hủy bản kẽm, hóa đơn in sai, in thử, in lỗi…
2. Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn lần 2 bao gồm:
– Mẫu thông báo phát hành hóa đơn (Mẫu TB01/AC, ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC);
– Mẫu hóa đơn
3. Thủ tục phát hành hóa đơn
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định : “Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn, Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức kinh doanh thanh lý hợp đồng in khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn đối với hợp đồng đặt in hóa đơn không quy định thời hạn thanh lý hợp đồng (đối với hóa đơn đặt in) và không bị xử phạt”.
Trường hợp tổ chức kinh doanh khi gửi thông báo phát hành từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.
Theo quy định về tại Thông tư 176/2016/TT-BTC về mức phạt như sau :
“1a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
b) Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (05 ngày kể từ ngày gửi thông báo phát hành).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Lương Thị Lan – Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê