Thủ tục chuyển nhượng cổ phần và mức thuế phải nộp từ thu nhập chuyển nhượng chứng khoán ?

Chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng cổ phần thì có phải nộp thuế gì không ? Thủ tục nộp thuế thực hiện như thế nào ? và một số vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mức thuế phải nộp từ thu nhập chuyển nhượng chứng khoán ?

Chào DV Xin Giấy Phép, công ty em thành lập từ năm 2010 đến nay đã hơn 3 năm với 5 công ty góp vốn đứng tên trên giấy phép kinh doanh (5 cổ đông sáng lập). Hiện tại 2 công ty muốn chuyển nhượng cổ phần cho công ty khác? Vậy anh/chị cho em hỏi vậy thủ tục cần những gì?

Thuế chuyển nhượng thế nào? Các bên tự chuyển nhượng vậy công ty đó cần nộp cho công ty em giấy tờ gì chứng minh đã nộp thuế chuyển nhượng rồi? Nếu họ không nộp thuế chuyển nhượng công ty em có phải chịu phần thuế đó không (cho em xin QĐ, hay nghị có liên quan với ạ) ?

Em rất mong anh/chi giúp đỡ trong thời gian sớm nhất. Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất : Liên quan đến thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

Theo quy định tại khoản 3, 4 điều 119 thì hạn chế chuyển nhượng cổ phần đối với các cổ đông sáng lập là 03 năm kể từ này được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy trong trường hợp này thì công ty bạn đã thành lập được 03 năm, các hạn chế của cổ đông sáng lập liên quan đến chuyển nhượng cổ phần đều đã hết do đó các cổ đông này muốn chuyển nhượng cổ phần cho người khác thì sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng như bình thường.

“3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty”.

Hợp đồng chuyển nhượng này các thành viên sẽ tự thỏa thuận với nhau về giá chuyển nhượng cũng như về quyền và nghĩa vụ của các bên. Còn cổ đông nhận chuyển nhượng sẽ trở thành cổ đông sáng lập của công ty do đó công ty cần phải làm thủ tục thông báo thay đổi cổ đông sáng lập và gửi hồ sơ trên phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư kèm theo đấy là bản sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty. Người nhận chuyển nhượng chỉ trở thành cổ đông của công ty khi thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông ( theo hướng dẫn tại khoản 7 điều 126 luật doanh nghiệp 2014 ).

“Điều 32. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trongnhững nội dung sau đây:

a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

b) Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;

c) Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp”.

Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bạn có thể tham khảo trong phụ lục II-1 của hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp gửi kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản điều 59 :

“3. Trường hợp thay đổi thông tin cổ đông sáng lập do cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần, kèm theo các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này, hồ sơ thông báo phải có:

a) Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;

b) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

c) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư”.

Thứ hai : Liên quan đến mức thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần.

Theo quy định tại khoản 4 điều 1 có quy định

“4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác”.

Theo quy định tại điều 16 thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán là 0.1%

“Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.”

Cách tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần

x

Thuế suất 0,1%

Theo hướng dẫn tại thông tư 92/2015/TT-BTC thì việc khai thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán được thực hiên như sau:

– Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng tại sở giao dịch chứng khoán thì Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư khai thuế theo quy định tại khoản 1 điều 16 thông tư 156/2013/TT-BTC.

– Trường hợp Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 .

– Trường hợp Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

– Các trường hợp còn lại thì cá nhân khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo từng lần phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Theo như câu hỏi của bạn thì cá nhân có cần phải nộp lại giấy tờ chứng minh đã nộp thuế và nếu cá nhân không nộp thì doanh nghiệp có phải nộp hay không? Về vấn đề này, theo hướng dẫn tại điểm a.4 khoản 6 điều 21 thông tư 92/2015/TT-BTC thì nếu như “Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.”

Và ở trong trường hợp này của công ty bạn nếu phải thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông thì công ty bạn cần yêu cầu cá nhân chuyển nhượng chứng khoán chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nếu không có chứng từ chứng minh (cá nhân không khai, nộp thuế) thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Kê khai nộp thuế khi chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông ?

Thưa luật sư, xin hỏi: việc chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông trong công ty có phải kê khai nộp thuế hay không ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo (Điều 2, khoản 4,b), hướng dẫn thuế TNCN):

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế…..

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:…..

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.”

Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là giá bán và thuế suất 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần (theo Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2015).

Giá bán chứng khoán được xác định là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng (theo Nghi định 12/2015/NĐ-CP hiệu lực từ 01/01/2015).

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.

Cá nhân có trách nhiệm tự khai thuế theo từng lần phát sinh việc chuyển nhượng chứng khoán:

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoánkhai thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng chứng khoán.

Hồ sơ, thủ tục khai thuế: (theo Điều 16, khoản 5 Thông tư 156/2013/TT-BTC )

a) Hồ sơ khai thuế gồm:

– Tờ khai mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư111/2013/TT-BTC .

– Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán.

b) Nơi nộp hồ sơ khai thuế: tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà cá nhân chuyển nhượng.

c) Thời hạn nộp hồ sơ khai: chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Doanh nghiệp nơi cá nhân có phần vốn được chuyển nhượng: ( Nghị định số 12/2015/NĐ-CP , hiệu lực từ 01/01/2015)

Doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu cá nhân cung cấp chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với phần vốn đã chuyển nhượng trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp đó chịu trách nhiệm nộp thuế thay cho các cá nhân này.

Trân trọng ./.

3. Nguyên tắc hành nghề chứng khoán

Hiện nay, những nguyên tắc hành nghề chứng khoán đã đựơc quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 20 .

Theo đó, tổ chức, cá nhân hành nghề chứng khoán phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

a) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và được công ty đó thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp không thời hạn, trừ trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Điều 80 Luật chứng khoán;

b) Người có 01 trong 03 loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại Khoản 1 Điều này và có chứng chỉ chuyên môn Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được thực hiện nghiệp vụ tương ứng với chứng chỉ đang nắm giữ liên quan đến chứng khoán phái sinh tại tổ chức kinh doanh chứng khoán;

c) Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được làm việc tại 01 bộ phận nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong một thời điểm.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

4. Các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Hiện nay, các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 86/2016/NĐ-CP.

Theo đó, có các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán sau đây:

a) Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán;

b) Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;

c) Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh Mục đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *