Thủ tục chuyển đổi từ chứng minh thư sang căn cước công dân

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào anh/ chị , em đang cần tư vấn về hồ sơ, thủ tục , cách thức làm chứng minh thư nhân dân cũ (9 số) sang thẻ căn cước công dân. Em có một số băn khoăn ,thắc mắc như sau mong anh chị tư vấn giúp em ạ.

chứng minh thư cũ của em hộ khẩu thường trú ở Nam Định, nhưng em đã làm được hộ khẩu tại quận Đống Đa, Hà Nội, bây giờ em muốn làm lại thẻ căn cước có hộ khẩu thường trú tại quận Đống Đa, Hà Nội thì :

1. Em phải đến cơ quan nào làm việc?

2. Trường hợp của em không phải chuyển chứng minh thư sang thẻ căn cước đơn thuần mà là sửa cả thông tin hộ khẩu thường trú khi xin cấp thẻ căn cước, thì quy trình thực hiện có gì đặc biệt, phức tạp hơn không?

3. Giấy tờ em mang theo cần những gì? Có cần mang theo giấy tờ gì của chủ hộ đi để chứng minh, xác nhận hay không?

4. Chi phí là bao nhiêu, và thời hạn trả thẻ, cách thứcnhận thẻ như thế nào?

5. Số định danh chính là dãy 12 con số trên thẻ căn cước công dân phải không ạ?

. Mong anh / chị phản hồi sớm giúp em vì em đang có trường hợp cần gấp. Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi : Thutrang Nguyễn

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Câu hỏi tứ nhất: Em phải đến cơ quan nào để chuyển chứng minh thư sang căn cước công dân?

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, bạn muốn đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước công dân vì bạn đã thay đổi hộ khẩu thường trú. Vì vậy trường hợp của bạn được quy định tại như sau:

Điều 23: Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

Như vậy, nên trình tự, thủ tục chuyển đổi của bạn được thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

Theo quy định tại quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân như sau:

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, bạn có thể làm thủ tục đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước công dân tại 02 địa điểm là: Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an hoặc tại cơ quan quản lý căn cước công dân của công an quận Đống Đa..

2. Câu hỏi thứ 2: Trường hợp của em không phải chuyển chứng minh thư sang thẻ căn cước đơn thuần mà là sửa cả thông tin hộ khẩu thường trú khi xin cấp thẻ căn cước, thì quy trình thực hiện có gì đặc biệt, phức tạp hơn không?

Trong trường hợp của bạn, bạn sẽ thực hiện việc đổi từ chứng minh thư sang thẻ căn cước công dân theo quy định tại hư sau:

Điều 24: Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.

2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 của Luật này mà chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này.

3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Do đó, trình tự và thủ tục mà bạn cần phải thực hiện để đổi từ chứng minh thư sang Thẻ căn cước công dân có thay đổi hộ khẩu thường trú theo quy định tại

  • Điền vào tờ khai căn cước công dân
  • Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đãđược kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân đxác định chính xác người cn cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.
  • Nếu như thông tin về thay đổi hộ khẩu thường trú của bạn chưa được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bạn cần phải xuất trình Sổ hộ khẩu
  • Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhn dạng của người đến làm thủ tục cấp thCăn cước công dân đ in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.
  • Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thtục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đtheo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện đcấp thẻ Căn cước công dân;
  • Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trthẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chnơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thCăn cước công dân tại địa điểm theo yêu cu của công dân bo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyn phát theo quy định

3.Câu hỏi thứ ba: Giấy tờ em mang theo cần những gì? Có cần mang theo giấy tờ gì của chủ hộ đi để chứng minh, xác nhận hay không?

Các giấy tờ mà bạn cần phải mang theo là sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận chuyển hộ khẩu. Bên cạnh đó, bạn phải mang theo chứng minh thư cũ vì theo quy định tại :

1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.

2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 của Luật này mà chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này.

3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Như vậy, bạn sẽ bị thu lại chứng minh thư vì bạn thuộc trường hợp đổi từ chứng minh thư sang thẻ Căn cước công dân.

4. Câu hỏi thứ tư: Chi phí làm thẻ căn cước là bao nhiêu, và thời hạn trả thẻ, cách thức nhận thẻ như thế nào?

Về mức lệ phí mà bạn phải nộp khi trong trường hợp của bạn được quy định tại Khoản 2 Điều 4 :

2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Về thời hạn trả thẻ được quy định tại

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Vì bạn ở quận Đống Đa, Hà Nội nên thời hạn trả thẻ sẽ không quá 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Về cách thức nhận thẻ:Theo điểm đ khoản 1 Điều 22quy định:

đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

5. Câu hỏi thứ năm: Số định danh chính là dãy 12 con số trên thẻ căn cước công dân phải không ạ?

Trên thẻ căn cước công dân có 12 số và gọi đây là mã số định danh của mỗi cá nhân, các chữ số này sẽ có ý nghĩa xác định các nội dung theo quy định tại Điều 7 như sau:

Điêu 7: Các mã số trong số định danh cá nhân

1. Các mã số trong số định danh cá nhân bao gồm:

a) Mã tnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *